Việt Nam chế khối điều khiển cho “sát thủ diệt hạm” P-21/22

Cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu chế tạo thành công hệ thống điều khiển bắn trong tổ hợp tên lửa chống tàu P-21/22.

Việt Nam chế khối điều khiển cho “sát thủ diệt hạm” P-21/22
Hệ thống máy điều khiển bắn Korall-E là một bộ phận quan trọng của Tổ hợp tên lửa P-21, P-22 trên tàu Project 1241RE, dùng để điều khiển bắn tên lửa trên tàu. Hệ thống sử dụng linh kiện điện tử từ những năm 1970-1980.
P-21/22 là định danh biến thể xuất khẩu của tên lửa hành trình chống tàu P-15M Termit do Liên Xô phát triển, hiện được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Project 1241RE và tàu cao tốc tên lửa Osa của Việt Nam. Loại tên lửa này đạt tầm bắn xa đến 80km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động.
Trong quá trình khai thác, sử dụng, hệ thống đã bộc lộ nhiều nhược điểm như dễ hư hỏng, độ tin cậy, ổn định hoạt động không cao; vật tư, phụ tùng thay thế khan hiếm, chi phí cao. Để khắc phục những khó khăn trên, cần phải nghiên cứu cải tiến các thiết bị theo hướng vi mạch, bán dẫn hóa các thiết bị điện tử hoặc chế tạo mới các thiết bị với các linh kiện điện tử công nghệ cao thông dụng trên thị trường nhằm thay thế thiết bị điện tử cũ.
Nạp đạn tên lửa P-21/22 trên tàu hộ tống tên lửa Project 1241RE.
 Nạp đạn tên lửa P-21/22 trên tàu hộ tống tên lửa Project 1241RE.
Đề tài “Thiết kế, chế tạo khối GRU-2203 cho tổ hợp tên lửa P-21, P-22” do Đại tá, TS Phạm Trung Dũng (Học viện Kỹ thuật quân sự) làm chủ nhiệm, được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế đó. Sau một thời gian thực hiện, đề tài hoàn thành đạt kết quả khá.
Với việc thay thế các module điện tử đã giúp hệ thống máy điều khiển bắn Korall-E hoạt động ổn định tốt hơn; đồng thời giúp cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật trên tàu thuận lợi trong kiểm tra, sửa chữa, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Được áp dụng vào thực tế từ năm 2011, sản phẩm của đề tài, khối GRU-2203 được các cán bộ chuyên ngành kỹ thuật đánh giá cao, là sản phẩm sử dụng các linh kiện điện tử công nghệ mới có độ ổn định và tin cậy cao. Kết quả và sản phẩm của đề tài có khả năng nhân rộng, sản xuất số lượng lớn để phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của các tàu hải quân.

“Sát thủ diệt hạm” đầu tiên của Hải quân Việt Nam

“Sát thủ diệt hạm” đầu tiên của Hải quân Việt Nam
P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) là loại tên lửa hành trình chống tàu được phát triển bởi Cục thiết kế Raduga, Liên Xô từ những năm 1950 cho mục đích tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu tàu nổi.

Sát thủ diệt hạm mạnh nhất trên tàu chiến VN

Sát thủ diệt hạm mạnh nhất trên tàu chiến VN
P-15 Termit tuy là một tên lửa chống tàu hiệu quả nhưng nó không còn đáp ứng được các tiêu chí của chiến tranh hải quân hiện đại. Nhằm bảo vệ biển đảo tổ quốc trong tình hình mới, Hải quân nhân dân Việt Nam đã nhập khẩu từ Nga loại tên lửa chống tàu hiện đại Kh-35 Uran-E trang bị trên tàu tên lửa lớp BPS-500, Molnya Project 12418, và Gepard 3.9 Project 11661.

Tên lửa diệt tàu sân bay “khủng” của Việt Nam

Tên lửa diệt tàu sân bay “khủng” của Việt Nam
Hiện nay, Hải quân Nhân dân Việt Nam có trong trang bị 2 loại tên lửa được đánh giá là có khả năng gây thiệt hại lớn hoặc phá hủy tàu sân bay, thậm chí là cả nhóm tàu sân bay chiến đấu.


Tên lửa hành trình tầm siêu xa P-35B

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.