Việt Nam ăn mì tôm nhiều thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc, vượt Ấn Độ

Nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019, sau Trung Quốc và Indonesia.

Việt Nam ăn mì tôm nhiều thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc, vượt Ấn Độ
Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) thống kê, nhu cầu về mì ăn liền toàn cầu năm 2019 tăng 3,45% so với năm trước đó nhưng năm 2020 đã tăng 14,79% so với năm 2019 do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh dưới tác động của dịch Covid-19.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mặt hàng này dự kiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021-2026.

Điều này cho thấy tiềm năng phát triển kinh doanh mì ăn liền trên cả thị trường nội địa và thị trường thế giới khá cao.

Viet Nam an mi tom nhieu thu 3 the gioi, sau Trung Quoc, vuot An Do
Việt Nam nằm trong top nhu cầu mì ăn liền. 
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã dẫn đến các biện pháp đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội của các nước trên thế giới, phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các bữa ăn tự nấu và dự trữ thực phẩm khô trong thời gian dài. Mì ăn liền với các yếu tố như sự tiện lợi, hương vị, đa dạng về chủng loại và giá cả phù hợp với tất cả các phân khúc người tiêu dùng đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mặt hàng này.
Từ thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), có thể thấy thị trường châu Á có sức tiêu thụ lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020, thứ hai là Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia, chiếm 25,24%.
Trung Quốc tuy có nhu cầu về mì ăn liền cao nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ không cao như Việt Nam.
Theo WINA, nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019.
Trong các nước khối ASEAN, Philippines cũng có tỷ lệ tăng trưởng về nhu cầu mặt hàng mì gói, mì cốc khá cao, đạt 16,1% vào năm 2020. Nguyên nhân bởi Philippines là quốc gia chịu nhiều thiên tai nên hầu hết người dân có xu hướng tiết kiệm tiền cho tương lai, luôn dự trữ thực phẩm có thể dễ dàng nấu chín phòng trừ trong thời gian xảy ra thiên tai. Do vậy, mì ăn liền chính là một lựa chọn tối ưu nhất.
Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%. Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Nhưng không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào thị trường nội địa, tận dụng ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, điều này khiến thị trường Việt Nam rất phong phú, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng cả về chủng loại và giá cả mặt hàng.

Cách ăn mì tôm để trẻ em không bị thiếu chất dinh dưỡng

(Kiến Thức) - Muốn ăn mì tôm tốt cho sức khỏe và giúp trẻ không bị thiếu chất dinh dưỡng, mọi người có thể ăn kết hợp nó với các loại thực phẩm khác như dưa chuột, cà chua, trứng, thịt bò...

Cách ăn mì tôm để trẻ em không bị thiếu chất dinh dưỡng
Trong báo cáo mới được công bố ngày 15/10 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), việc ăn nhiều những thực phẩm ăn liền giá rẻ như mì ăn liền, bánh quy có thể giúp no bụng nhưng thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng khiến trẻ em Đông Nam Á bị thiếu dinh dưỡng và các vi chất cần thiết cho sự phát triển.
Cach an mi tom de tre em khong bi thieu chat dinh duong
 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trung bình ở 3 nước  Philippines, Indonesia và Malaysia là 40%, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới là khoảng hơn 33%. 

Cụ thể, ba quốc gia Philippines, Indonesia và Malaysia đang có tình trạng lạm dụng mì gói trong việc nấu ăn cho trẻ nhỏ. Do các phụ huynh bận rộn làm việc, không có thời gian nấu ăn cho con, thiếu tiền hoặc thiếu hiểu biết đã để con ăn những thực phẩm ít có giá trị dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trung bình ở 3 nước này là 40%, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới là khoảng hơn 33%.

Nếu người tiêu dùng ăn mì ăn tôm trường kỳ thì mới bị suy dinh dưỡng do thiếu chất. Bởi lẽ chỉ có mì ăn liền thì dinh dưỡng không được cân bằng.

Tuy nhiên, muốn ăn mì gói lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng, chúng ta nên bổ sung thêm rau xanh (rau muống, cải xanh, xà lách xoong, nấm rơm, rau thơm…); hải sản (tôm, mực, cua…); thịt (heo, bò, gà); cá, trứng… để tô mì gói thêm giàu dinh dưỡng và ngon miệng.

Cach an mi tom de tre em khong bi thieu chat dinh duong-Hinh-2
 Muốn ăn mì gói lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng, chúng ta nên bổ sung thêm rau xanh và tôm, cá thịt. Ảnh: Internet. 
Ông tổ của món mì ăn liền là Momofuku Ando, người sáng lập tập đoàn Nissin Food, đã chia sẻ cách ăn mì tôm lành mạnh. Đầu tiên, ông sẽ nhúng mì qua nước sôi, loại bỏ hoàn toàn phần dầu nổi bên trên, tiếp theo đó ông sẽ thêm các loại nguyên liệu khác như rau củ, thịt ăn kèm. Điều này không chỉ khiến cho mì có hương vị ngon hơn hẳn mà nó còn có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, ông Ando chỉ ăn 1 bữa mì mỗi ngày.

5 sai lầm người Việt vẫn làm khi ăn mì tôm gây hại cho sức khỏe

Mì ăn liền là món ăn được nhiều người ưa thích, không chỉ ngon miệng mà còn chế biến nhanh. Song nếu ăn mì sai cách có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

5 sai lầm người Việt vẫn làm khi ăn mì tôm gây hại cho sức khỏe
Ăn trước khi đi ngủ

3 sai lầm ăn mì tôm buổi sáng khiến chân to, đùi béo

Mì tôm tuy tiện dụng và được nhiều người yêu thích nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

3 sai lầm ăn mì tôm buổi sáng khiến chân to, đùi béo

Ăn mì úp nước sôi thay cho bữa sáng

Mì tôm là một trong những đồ ăn sáng được nhiều người lựa chọn vì tính tiến dụng và giá thành rẻ. Tuy nhiên, một gói mì không thể đủ cung cấp năng lượng cần thiết cho cả một buổi sáng.

Bữa sáng không đủ chất có thể khiến cơ thể bạn nhanh mệt mỏi, kém tập trung nên làm việc kém hiệu quả. Ngoài ra, việc này cũng không tốt cho dạ dày.

Ăn quá thường xuyên

Mì tôm không phải là loại thực phẩm bạn nên ăn thường xuyên bởi thành phần của nó chủ yếu là tinh bột, rất ít chất xơ, vitamin, đạm nhưng lại giàu carbonhydrate và chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Ăn mì quá thường xuyên sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, gây nóng trong người và nổi mụn. Ăn nhiều mì tôm gây ra béo phì.

3 sai lam an mi tom buoi sang khien chan to, dui beo

Ảnh minh họa 

Ăn sống

Mì tôm sống cũng là món ăn được nhiều người thích vì có độ giòn và vị thơm đặc trưng. Tuy nhiên, mì tôm thường được sản xuất bằng cách chiên qua dầu nên chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa. Ăn mì tôm sống sẽ làm bạn cảm thấy đầy bụng, tăng cân mất kiểm soát. Do đó, tốt nhất bạn nên nấu mì rồi mới ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cách ăn mỳ tôm an toàn, khỏe mạnh

Để ăn mì tôm không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên bổ sung thêm thịt, trứng và rau xanh để làm giảm tối đa lượng chất béo dư thừa. Mỗi gói mì, bạn nên cho thêm khoảng 150 gram rau (như cải ngọt, cải xanh, giá đỗ...). Việc thêm rau sẽ cung cấp thêm chất xơ, cân bằng dinh dưỡng cho bữa sáng. Ngoài ra, nên bổ sung thêm 25-30 gram chất đạm từ thịt bò, thịt lợn, hải sản... để bổ sung năng lượng cho các hoạt động buổi sáng.

Ngoài ra, bạn không nên ăn mì quá 2 lần/tuần. Sau khi ăn nên uống nhiều nước và nạp nhiều trái cây để thanh nhiệt cho cơ thể, hạn chế mụn nhọt phát sinh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.