Viên tướng tình báo Mỹ cuối cùng vào thời khắc 30/4/1975

Trong cơn hấp hối của chế độ VNCH, Polgar được giao nhiệm vụ cho máy bay “hốt” gia đình Nguyễn Văn Thiệu, quan chức chính quyền Sài Gòn chạy trốn…

Viên tướng tình báo Mỹ cuối cùng vào thời khắc 30/4/1975
Nhiệm vụ cuối cùng
Thomas Polgar sinh ngày 24/7/1922, ở Budapest (Hungary), có cha là một nhân viên ngân hàng. Khi Polgar 16 tuổi, gia đình chuyển sang Mỹ sinh sống. Polgar theo học khoa kế toán tại một trường đại học ở thành phố New York. Sau khi Chiến tranh Thế giới II nổ ra, Polgar không thể trở về quê cũ, bởi vì Hungary đang bị phát xít Đức chiếm đóng.
Một nghị sĩ ở New York đã giúp sắp xếp cho Polgar gia nhập quân đội Mỹ và trở thành công dân Mỹ. Nhờ thông thạo nhiều ngôn ngữ, nên Polgar sớm được tuyển dụng vào đơn vị tình báo OSS trực thuộc CIA và bắt đầu sự nghiệp tình báo từ năm 1947. Sau khi làm trợ lý cho Lucia K.Truscott, Tổng giám đốc CIA - Polgar đã hoạt động ở Berlin và Bonn (Đức) với nhiệm vụ cài đặt mạng lưới tình báo Mỹ ở châu Âu trong suốt những năm 1950-1960, chủ yếu với mục đích chống Liên Xô.
Thomas Polgar.
Thomas Polgar. 
Polgar cũng điều hành một mạng lưới điệp viên CIA tại Mỹ Latinh trong những năm 1960-1971 nhằm phá hoại cách mạng Cuba và Bolivia. Đến Sài Gòn vào năm 1972, Polgar chi huy một mạng lưới 550 điệp viên CIA, trong đó có phân nửa hoạt động bí mật.
Trong cơn giãy chết của chính quyền Sài Gòn, Nhà Trắng giao nhiệm vụ cho Polgar phải "bảo vệ những công dân phi cộng sản" - hàm ý chỉ gia đình tướng, tá, sĩ quan Sài Gòn. Trước tình huống này, Polgar đã điện về Washington xin cứu viện: "Chúng tôi là một con tàu không bánh lái". Tháng 4/1975, Polgr đề nghị Nguyễn Văn Thiệu từ chức để thành lập một chính quyền Sài Gòn mới để kéo dài thời gian nhằm mục đích tìm ra âm mưu lật ngược thế cờ. Tuy nhiên, ý tưởng đó đã bị các chỉ huy của Polgar từ chối.
Vật vã trong thế "trên đe, dưới búa" từ Mỹ và nội các chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ngày 21/4, Tổng thống Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu đã phải từ chức. Polgar được giao nhiệm vụ đưa Tổng thống Thiệu cùng đám bậu sậu chạy trốn. Thiệu được đưa đến sân bay Tân Sơn Nhất vào ban đêm trên một chiếc xe ôtô con không bật đèn pha.
Ngày 29/4, các mũi hỏa lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Giải phóng quân miền Nam siết chặt vòng vây, đồng loạt tấn công Sài Gòn. Sân bay Tân Sơn Nhất bị đánh bom, đài phát thanh quân xâm lược Mỹ ra rả phát đi một thông báo được mã hóa: "Nhiệt độ ở Sài Gòn hiện là 105 độ C và ngày càng tăng lên", - thông báo này cứ 15 phút lại phát một lần để báo cho quân Việt Nam Cộng hòa cùng thân nhân "bám gót" kẻ xâm lược sang Mỹ.
Đại sứ quán Mỹ chính thức đóng cửa và những người Mỹ cuối cùng được lệnh rời khỏi Sài Gòn khi đêm xuống. Polgar bị một đám người hỗn tạp vây quanh hò hét, kêu gọi ra đi, tiếng cánh quạt máy bay trực thăng kêu phành phạch, tất thảy đều nhốn nháo trong thời khắc chính quyền Sài Gòn "lâm chung" cùng cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Reagan choáng váng vì vụ bê bối chính trị bán vũ khí cho Iran.
Tổng thống Mỹ Reagan choáng váng vì vụ bê bối chính trị bán vũ khí cho Iran. 
Đại sứ Mỹ, Graham Martin đã phải hạ cờ Mỹ cùng nhân viên rời khỏi đại sứ quán. Công việc cuối cùng của Polgar là phải tiêu hủy toàn bộ tài liệu của CIA. Nửa đêm, Polgar gửi bức điện cuối cùng từ Sài Gòn về Mỹ bằng một thông điệp với ngôn từ sắc lạnh mà từ đó đã đi vào lịch sử tình báo, chính trị Mỹ: "Đây sẽ là thông tin cuối cùng từ trạm tin Sài Gòn. Quả là một cuộc chiến trường kỳ và chúng ta đã thất bại. Những ai không học lịch sử ắt hẳn phải nhận lại thất bại này. Chúng ta hy vọng rằng chúng ta sẽ không có trải nghiệm Việt Nam nào nữa và chúng ta đã học được bài học của chính mình. Sài Gòn đang thất thủ".
Sau khi gửi điện tín, Polgar lập tức phá hủy máy truyền tin. Vào lúc 4 giờ 40 phút sáng (giờ Sài Gòn), ngày 30/4/1975, viên chỉ huy tình báo Mỹ, Polgar leo lên một chiếc trực thăng rời khỏi Sài Gòn để về Mỹ.
Polgar về hưu năm 1981. Sau khi nghỉ hưu, Polgar là nhà phân tích cho Ủy ban Thượng viện Mỹ điều tra vụ bê bối chính trị: một số quan chức trong chính quyền Tổng thống Reagan bí mật bán vũ khí cho Iran từ năm 1985-1987, khi đó Mỹ có chính sách không bán vũ khí cho Iran, Polgar làm việc như một cố vấn quốc phòng và chống khủng bố.
Ân hận vì đã làm điệp viên cho CIA
Khi viết sách về chiến tranh Việt Nam, các nhà sử học và báo chí Mỹ thường trao đổi với Polgar để viết về hoạt động tình báo của CIA và những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Tuy nhiên, vào cuối đời, Polgar phải cay đắng thừa nhận làm điệp viên cho CIA để giúp Mỹ chống phá, xâm lược các nước khác, trong đó có Việt Nam là tội ác.
"Khi bạn tham gia hoạt động tình báo, thì cũng đồng nghĩa bạn tham gia hoạt động bất hợp pháp. Bạn bị gắn chặt vào một âm mưu tội ác", Polgar đã trả lời phỏng vấn như vậy với Thời báo New York vào năm 1995.

Vì sao cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975?

(Kiến Thức) - Nếu không có sự kiện 30/4 thì sớm muộn quân đội Sài Gòn cũng chỉ có nước giải tán vì hết tiền, một phụ tá của Thiệu viết trong hồi ký.

Vì sao cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975?
Sài Gòn cạn tiền hết đạn
Trong hồi ký Đại thắng mùa xuân, Đại tướng Văn Tiến Dũng cho biết vào cuối năm 1974, ta biết được sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn suy giảm nghiêm trọng vì thiếu xăng dầu, đạn dược. Chính điều đó đưa đến quyết tâm lập kế hoạch mở chiến dịch của ta. Tuy nhiên, phía ta không biết rằng, vào thời điểm đó, tình hình chính quyền và quân đội Sài Gòn còn bi đát hơn nhiều.

Phút cuối của “tổng thống 72 giờ” Dương Văn Minh

(Kiến Thức) - Ông Dương Văn Minh được lập làm Tổng thống của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam vào ngày 28/4/1975 và chỉ tại vị chưa đầy 72 giờ.

Phút cuối của “tổng thống 72 giờ” Dương Văn Minh
Ngày 30/4/1975, quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn, tướng Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng vô điều kiện và ngay lập tức lên đài phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố chính thức.
Ngày 30/4/1975, quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn, tướng Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng vô điều kiện và ngay lập tức lên đài phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố chính thức.

Dương Văn Minh trên đường ra đài phát thanh Sài Gòn.
 Dương Văn Minh trên đường ra đài phát thanh Sài Gòn.

Lính TQ chạm mặt binh sĩ Nga ở vùng biên giới 1933-1939

(Kiến Thức) - Đó là những bức ảnh đen trắng chụp từng nhóm binh sĩ Trung Quốc làm nhiệm vụ ở vùng biên giới đã nhiều lần chạm mặt binh sĩ Nga vào năm 1933-1939.

Lính TQ chạm mặt binh sĩ Nga ở vùng biên giới 1933-1939
Vào thời điểm tình hình giữa Nga và Trung Quốc xảy ra căng thẳng, binh sĩ làm nhiệm vụ ở vùng biên giới giữa hai quốc gia thường xuyên tổ chức tuần tra dọc biên giới.
Vào thời điểm tình hình giữa Nga và Trung Quốc xảy ra căng thẳng, binh sĩ làm nhiệm vụ ở vùng biên giới giữa hai quốc gia thường xuyên tổ chức tuần tra dọc biên giới.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới