Viêm da đầu, phải cắt trụi tóc vì gội quá nhiều

(Kiến Thức) - Hóa ra nguyên nhân khiến chị H. bị viêm da đầu nặng, phải cắt bỏ tóc để điều trị, lại là thói quen gội đầu quá nhiều. 

Viêm da đầu, phải cắt trụi tóc vì gội quá nhiều
Chị Nguyễn Thị H. (37 tuổi ở Hà Nội) đi khám vì bị viêm da đầu nặng, phải cắt bỏ tóc để điều trị. Chị thắc mắc với bác sĩ: “Tôi có thói quen sạch sẽ nên ngày nào cũng gội đầu, thậm chí có ngày gội đến hai lần vào buổi sáng sau tập thể thao và buổi tối nhưng không hiểu sao vẫn bị viêm da đầu”.
Viem da dau, phải cát trụi tóc vi gọi dàu quá nhièu
 Ảnh minh họa.
Lời bàn: Theo TS Nguyễn Thị Lai, Khoa Da liễu, Bệnh viện Việt Xô, nhiều người bị bệnh da đầu và tóc do thói quen gội đầu quá nhiều. Thông thường trên da đầu có một lớp ceramide bề mặt có tác dụng bảo vệ da. 
Nếu ngày nào cũng gội đầu ta sẽ làm mất hết chất bảo vệ bề mặt thì hay bị bệnh da đầu và tóc. Vì vậy, thường thì chỉ nên gội đầu 2 - 3 ngày 1 lần. Sau khi gội nên lau khô tóc, không nên buộc hoặc kẹp tóc ướt lại hoặc đội mũ nón bít kín dễ bị bệnh da đầu và tóc. Không nên gội đầu về đêm khuya hay gây cảm lạnh.

Cách gội đầu ngừa rụng tóc

Cách gội đầu ngừa rụng tóc
Chuyện gội đầu bằng loại dầu nào để bảo vệ tóc tốt lại càng là chuyện khó khăn nếu không có chút ít hiểu biết sau đây.
 
- Tóc ở môi trường acid, độ pH của tóc từ 4,5 đến 5,5. Khi tóc trong điều kiện kiềm, lớp tế bào biểu bì sẽ dày và căng dẫn đến tóc bị thô ráp và xấu. Do đó, khi chọn dầu gội đầu để mua thì nên chọn loại có ghi độ pH từ 4,5 đến 5,5.

- Nên gội đầu ít nhất một lần/ngày, không sử dụng những chất giữ dầu da đầu.

- Nên xoa bóp da đầu để ép dầu ra khỏi chân tóc trước và trong khi gội đầu để có thể lấy dầu tối đa ra khỏi chân tóc. Khi gội nên để chừng 2-3 phút trước khi xả để dầu gội có thể làm sạch dầu trên da đầu và tóc.
 

- Sau khi gội nên dùng tay vuốt thử tóc xem có còn dầu hay không, nếu có cảm giác ken két khi vuốt thì có nghĩa là tóc đã sạch dầu.
 
Ngoài ra, còn cần lưu ý những điều sau:

- Nếu đang được điều trị một bệnh nào đó thì hãy hỏi bác sĩ xem liệu thuốc được chỉ định dùng có gây rụng tóc hay không.

- Vitamin có thể làm tóc khỏe (điều chỉnh sự tăng trưởng của tóc bằng cách giảm tổn hại các nang tóc, tạo môi trường tốt để mọc tóc, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho da đầu, chữa các tổn hại tóc). Tuy nhiên, dùng quá liều vitamin A thì sẽ làm tóc rụng.

- Tập thể dục, yoga có thể làm giảm stress và lo lắng, từ đó sẽ giảm rụng tóc.

- Hạn chế sử dụng đồ cột tóc hay bất kỳ hình thức nào tạo áp lực lên tóc.

- Nếu hấp dầu hay sử dụng các hóa chất tạo màu mà dẫn đến viêm da đầu thì nên ngưng hoặc giảm số lần sử dụng.

- Massage da đầu thường xuyên và đúng cách sẽ kích thích tuần hoàn ở da đầu và phát triển nang tóc.

Thêm một lưu ý nữa là nếu bạn lạm dụng hóa mỹ phẩm để uốn, duỗi, nhuộm hoặc sấy tóc thường xuyên thì sẽ làm cho tóc khô, giòn, xơ, dễ gãy và rụng. Ngoài ra, nếu tóc không được xả nước thật kỹ sau khi gội đầu thì những chất thơm, chất tẩy còn sót lại trên da đầu cũng có thể làm tóc bị rụng.

Hiện nay, ngoài một số dầu gội có nguồn gốc thật sự được chiết xuất từ tinh dầu và các loại thảo dược, cây cỏ... thì các loại dầu gội được quảng cáo trên thị trường phần lớn chỉ có tác dụng làm sạch tóc, giữ ẩm hoặc bổ sung một ít dưỡng chất cho tóc chứ không thể "ngăn ngừa rụng tóc", "giảm gãy rụng" hay "chống nắng"...
 
(Theo Người lao động)

Viêm da đầu vì nhuộm tóc thường xuyên

(Kiến Thức) - Bác sĩ nói rằng tình trạng ngứa đầu, xuất hiện vẩy, nấm của chị Nhung là do thuốc nhuộm tóc gây ra.

Viêm da đầu vì nhuộm tóc thường xuyên
Chị Nguyễn Mai Nhung (Hà Đông, Hà Nội) thường thay đổi kiểu tóc và tông màu nhuộm của mình. Trung bình một năm chị thường nhuộm tóc 2 - 3 lần. Lần mới đây, chị nhuộm tóc xong được vài ngày thì thấy ngứa, đầu có vẩy và nấm. Khi thăm khám, bác sĩ nói chị bị viêm da đầu do lạm dụng thuốc nhuộm tóc.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Bệnh cường giáp của Lý Liên Kiệt có thể giết người

(Kiến Thức) - Nếu cũng mắc phải căn bệnh cường giáp như ngôi sao võ thuật Lý Liên Kiệt, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh cường giáp của Lý Liên Kiệt có thể giết người
Benh cuong giap cua Ly Lien Kiet co the giet nguoi
 Biến chứng bệnh cường giáp có khá nhiều. Người bị cường giáp có thể béo phì và lồi mắt, tim đập nhanh như diễn viên Lý Liên Kiệt hiện tại. 
Benh cuong giap cua Ly Lien Kiet co the giet nguoi-Hinh-2
 Ngoài ra một số người lại bị sụt cân liên tục dù vẫn ăn uống bình thường. Người bị bệnh cường giáp còn thường xuyên bị run tay, vùng cổ phình to gây nghẹn khó nuốt, đôi lúc khó thở.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.