Việc làm online tại nhà: Cẩn trọng “bẫy” việc nhẹ, lương cao

Việc làm online trong thời điểm dịch COVID-19 kéo dài đang trở thành xu hướng với nhiều người dân. Tuy vậy, không ít người đã dính phải bẫy “việc nhẹ, lương cao” vì những lời quảng cáo việc làm online trên nền tảng mạng xã hội.

Từ ngồi soát lỗi chính tả có tháng 10 triệu

Trong suốt thời gian diễn ra dịch COVID-19, nhiều người dân đã tìm đến hình thức tìm việc làm online để tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi. Công việc được quảng cáo khá phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội chính là soát lỗi chính tả.

Viec lam online tai nha: Can trong “bay” viec nhe, luong cao

Chỉ cần nhấn nút đăng ký, vào ngay nhóm tài chính triệu đô.

“Chỉ cần ngồi soát lỗi chính tả có ngay 10 triệu”, đó là quảng cáo được nhiều người đưa ra trong các diễn đàn việc làm online. Tuy nhiên, để có thể hợp tác cùng với các “doanh nghiệp” này, các sinh viên, người nội trợ hay những người có “giấc mộng làm giàu nhanh” sẽ phải chi trả một khoản tiền khoảng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng để chốt phí hợp đồng môi giới.

Viec lam online tai nha: Can trong “bay” viec nhe, luong cao-Hinh-2

Tuy vậy, để gia nhập các nhóm làm việc, người tìm việc bắt buộc cần phải đóng phí cọc từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Vì tin vào những lời quảng cáo “mát lòng”, “mát tai” mà nhiều người dân đã liên tục đăng ký, chốt tiền cho các tài khoản được đưa lên diễn đàn. Nguyễn Trà My (20 tuổi, sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện, Học viện Phụ nữ) cho biết: “Vì là sinh viên truyền thông nên em cũng muốn học thêm kỹ năng biên tập lại có thể kiếm thêm tiền từ những ngày nghỉ học. Tuy vậy, khi đăng ký họ yêu cầu phải đóng một khoản cọc phí môi giới trước khi nhận việc với giá 350.000 đồng. Nhưng sau khi đăng ký, chuyển khoản học phí thì em lại không thể nhắn tin với tài khoản Facebook đã tư vấn trước đó vì đã bị chặn”.

Chung tình cảnh, không chỉ các sinh viên mà nhiều người nội trợ, người trẻ chưa có kinh nghiệm cũng đã dính “bẫy” ký chốt hợp đồng “giữ chỗ”.

Đến “hồn nhiên” gia nhập thị trường tiền ảo

“Bạn vừa nhận được A đồng tiền từ nền tảng tiền B. Loại tiền này có giá trị lưu hành tại thị trường Việt Nam với cộng đồng rất nhiều người tham gia”, đó là dòng tin nhắn chờ rất phổ biến của nhiều “chủ đầu tư” dành cho những người mới gia nhập cộng đồng “Việc làm online” trên các nền tảng số.

Viec lam online tai nha: Can trong “bay” viec nhe, luong cao-Hinh-3

Hàng loạt các nhóm thông tin liên quan đến tiền ảo dán mác “kinh doanh công nghệ thời 4.0” trong các đội nhóm liên quan.

Không có kinh nghiệm về tiền ảo nhiều người trẻ đã phải nhận “trái đắng” khi bỏ tiền thật để nhận về tiền ảo. Mánh khóe thường được những người quảng cáo đưa ra chính là để kích hoạt được tiền được tặng thì người nhận tin nhắn cần phải đóng phí kích hoạt. Chi phí này chỉ từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nhưng lại thu về 1.000 đô tiền ảo.

Nhiều người nhẹ dạ, cả tin khi được các nhân viên tư vấn “chăm sóc tâm lý” lại thấy số tiền bỏ ra không đáng kể nên đã chuyển khoản cho hệ thống tiền ảo. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền thì cả tiền lẫn nhân viên tư vấn đều không cánh mà bay.

Viec lam online tai nha: Can trong “bay” viec nhe, luong cao-Hinh-4

Thị trường “việc làm online” sôi động chưa từng thấy từ khi dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp.

Trao đổi với PV, anh Đậu Xuân Tuấn (24 tuổi, Thạch Long, TP. Hà Tĩnh) cho biết: “Do yêu cầu công việc, tôi đã tải nền tảng Telegram về máy để sử dụng. Vài ngày sau, trong máy thấy dòng tin nhắn chờ được tặng tiền ảo nhưng cần chuyển khoản để kích hoạt nhưng sau khi tôi chuyển 100.000 đồng thì bị chặn liên hệ, không tài nào tìm lại được nick của người đã gửi lời mời dù trước đó đã gọi thoại để trao đổi, tư vấn”.

“Việc nhẹ, lương chỉ thấy trong quảng cáo” là cái kết mà nhiều người đã gặp phải khi không truy vấn kỹ thông tin, vội vàng chuyển khoản để chốt hợp đồng, phí hoa hồng. Dù dịch bệnh COVID-19 kéo dài, khó khăn nhiều nhưng người dân nên cẩn trọng để tránh mắc “bẫy”, mất tiền oan. 

Mở cửa lại sau cách ly, chủ quán ăn bình dân chi tiền làm điều bất ngờ

Ngay sau khi nhận thông báo hoạt động trở lại, một chủ quán cơm ở Hà Nội đã tự chi tiền lắp đặt hệ thống vách ngăn chống giọt bắn tại cửa hàng. Mong muốn đảm bảo an toàn mùa dịch nên chỉ khi vách ngăn này hoàn thiện, chủ quán mới bắt đầu mở cửa đón khách

Sau khi thành phố Hà Nội quyết định kết thúc lệnh cách li xã hội (trừ huyện Mê Linh và Thường Tín), nhiều cơ sở kinh doanh - dịch vụ đã được phép mở cửa trở lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mùa dịch, mọi hoạt động vẫn cần giữ khoảng cách đúng quy định và áp dụng các biên pháp về phòng dịch cho khách hàng.

Tuân thủ đúng tiêu chí trên, một quán cơm bình dân trên phố Phủ Doãn (Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tự chi tiền lắp đặt hệ thống tấm chắn giọt bắn bằng nhựa mika trước khi chính thức mở cửa đón khách.

Lý giải sức hút của căn hộ hạng sang trong mùa dịch

(Kiến Thức) - Covid-19 đang làm thay đổi cán cân cung – cầu trên thị trường bất động sản với những thói quen chọn mua nhà của đại bộ phận người dân dần thay đổi. Nhưng theo nhiều chuyên gia thị trường căn hộ hạng sang vẫn sẽ có chỗ đứng nhất định với ít nhất 5 yếu tố sau đây.

 1. Xu hướng ngược: Nhà giàu Sài Gòn ra Hà Nội đầu tư căn hộ chung cư

Ghi nhận từ các sàn môi giới, xu hướng này xuất hiện từ đầu năm 2021 với lý do lớn nhất là tại TP.HCM quá khan hiếm nguồn cung căn hộ khiến giá bị đẩy lên quá giá trị thật. Theo báo cáo của JLL Việt Nam, hiện tại, giá bán căn hộ sơ cấp bình quân tại Hà Nội đạt 1.555 USD/m2; trong khi tại TP.HCM là 2.468 USD/m2, tức cao gấp 1,5 lần.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.