Video: Trận hỗn chiến giữa những con bạch tuộc

Đoạn video ghi lại cảnh một nhóm bạch tuộc ném bùn và vỏ sò vào nhau trong cuộc chiến dưới đáy biển.

Video: Trận hỗn chiến giữa những con bạch tuộc
Các nhà nghiên cứu ở Vịnh Jervis, Australia, đã sử dụng camera dưới nước để theo dõi hành vi của quần thể bạch tuộc hoang dã trong vài ngày. Họ đã báo cáo kết quả trong một bài báo xuất bản trên tạp chí PLOS One vào hôm 9.11.
Peter Godfrey-Smith, Giáo sư tại Đại học Sydney, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nói với Newsweek: “Việc ném, đẩy hoặc phóng các vật thể là rất hiếm trong vương quốc động vật. Để đẩy một vật thể ở dưới nước, ngay cả trong một khoảng cách ngắn, là điều đặc biệt hiếm và khó thực hiện”.
Hình ảnh trong đoạn video cho thấy, những con bạch tuộc thu thập các vật thể như bùn, vỏ sò và tảo bằng các cánh tay sau đó “ném” chúng bằng lực đẩy phản lực. Godfrey-Smith nói: “Hầu hết các cú ném không trúng bất kỳ con bạch tuộc nào khác và không nhằm mục đích nào. Nhưng một số có vẻ như có nhắm vào mục tiêu”.
Bạch tuộc gloomy (Octopus tetricus) thường được tìm thấy ở các vùng biển cận nhiệt đới phía đông Australia và New Zealand. Godfrey-Smith nói rằng biệt danh của loài bạch tuộc này được lấy cảm hứng từ “cái nhìn thế giới ảm đạm” trong đôi mắt chúng.
Video: Tran hon chien giua nhung con bach tuoc
Con bạch tuộc ném bùn và vỏ sò vào đối thủ trong cuộc chiến dưới đáy biển. 

Bạch tuộc nói chung không có tính xã hội cao. Chúng đi săn một mình, chiến đấu sau cuộc đụng độ và đôi khi ăn thịt lẫn nhau. Tuy nhiên, nguồn thức ăn ở Vịnh Jervis rất dồi dào và nơi trú ẩn thích hợp ở khu vực xung quanh khá khan hiếm. Kết quả là quần thể bạch tuộc trong vùng buộc phải sống gần nhau.

Trong điều kiện chật chội này, chúng cần phải nỗ lực để đánh dấu lãnh thổ của mình. Trước đây, chúng đã được quan sát là đứng cao hơn các đối thủ và màu cơ thể sẫm lại để trông có vẻ đáng sợ hơn. Trong nghiên cứu mới, những con bạch tuộc sẫm màu ném mạnh hơn và có nhiều khả năng trúng người những con khác hơn.
Godfrey-Smith nói: “Rất khó để biết về ý định của một con vật như thế này. Tôi nghi ngờ hành vi này giống như một sự khẳng định về không gian cá nhân”.
Bạch tuộc trước đây đã được chứng minh là sử dụng lực đẩy phản lực để làm sạch các mảnh vụn và thải thức ăn ra khỏi hang ổ của chúng. Tuy nhiên, đoạn phim cho thấy cánh tay của bạch tuộc ở một vị trí đặc biệt khác thường khi ném đồ vật vào những con khác.
“Ném trúng đích là một hành vi không phổ biến ở động vật và được cho là có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của con người. Nó có lẽ đã trở thành hành vi quan trọng trong việc săn bắt các loài động vật lớn hơn, chẳng hạn như việc ném giáo”, Godfrey-Smith nói.
Ném vào mục tiêu cũng được ghi nhận ở một số lượng nhỏ động vật có tính xã hội như tinh tinh, voi, cầy mangut và chim. Thước phim cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy bạch tuộc có thể thực hiện hành vi mang tính xã hội và có chủ đích.

Xu hướng động vật hoang dã "sống chung" với con người

Một số loài động vật lớn nhất châu Á, gồm hổ, voi, đang bất chấp xu hướng tuyệt chủng trong 12.000 năm bằng cách phát triển mạnh mẽ cùng con người.

Xu hướng động vật hoang dã "sống chung" với con người
Xu huong dong vat hoang da
Trong điều kiện thích hợp, một số loài động vật lớn có thể sống gần con người.

Một nghiên cứu do Trường Đại học Queensland (UQ) (Australia) dẫn đầu đã chỉ ra rằng, một số loài động vật lớn nhất châu Á, bao gồm hổ và voi, đang bất chấp xu hướng tuyệt chủng trong 12.000 năm bằng cách phát triển mạnh mẽ cùng con người.

Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm hồ sơ cổ sinh vật học để so sánh sự phân bố lịch sử của 14 loài lớn nhất châu Á trong các khu rừng nhiệt đới ngày nay. Tiến sĩ Zachary Amir, thuộc Trường Khoa học Sinh học của UQ và Phòng Thí nghiệm Sinh thái Cascades, cho biết, số lượng bốn loài là hổ, voi châu Á, lợn rừng và báo hoa mai đang tăng lên ở những khu vực có cơ sở hạ tầng của con người.

“Những kết quả này cho thấy, trong điều kiện thích hợp, một số loài động vật lớn có thể sống gần con người và tránh được nguy cơ tuyệt chủng. Những kết quả này đi ngược lại quan điểm cho rằng, con người và động vật lớn không tương thích với nhau”, ông Amir cho biết.

Nghiên cứu cũng cho thấy, nạn phá rừng vẫn đang ảnh hưởng đến các loài sinh vật. Trong đó, số lượng báo gấm đã giảm mạnh ở những khu vực được khảo sát.

Tuy nhiên, ông Amir cho biết, nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu các loài động vật lớn không bị săn bắt, chúng có thể sống trong môi trường tương đối nhỏ và gần con người.

“Trước đây, chỉ có một số ví dụ về loài động vật lớn ở châu Á phát triển mạnh trong các môi trường sống nhỏ gần con người, đặc biệt là ở Mumbai (Ấn Độ) - nơi báo hoa mai xuất hiện trong công viên. Rất may, chúng tôi phát hiện, nhiều loại động vật có thể cùng tồn tại với con người”, ông Amir đề cập.

Tại một trong những địa điểm nghiên cứu ở Singapore - nơi nạn săn trộm đã bị loại bỏ và có những nỗ lực phục hồi rừng đáng kể, hai loài động vật lớn đang phát triển mạnh trở lại. Theo ông Amir, Singapore đã chứng kiến quá trình tái hoang dã tự nhiên của hươu sambar và lợn rừng.

“Nếu chúng ta nhân rộng những nỗ lực bảo vệ đó trong các khu rừng lớn hơn và khu vực khác, chúng ta có thể thấy những tác động tích cực trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trước khi điều này có thể xảy ra, con người cần cùng nhau hành động và hạn chế săn trộm”, ông Amir nhận định.

Trong khi đó, Tiến sĩ Matthew Luskin của UQ cho biết, nghiên cứu cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh mẽ của lợn vòi, tê giác Sumatra, gấu chó và các động vật lớn khác. Ông cho biết, nghiên cứu đã mang đến cơ hội định hình tương lai của tự nhiên.

Top động, thực vật độc nhất vô nhị có thể bạn chưa từng nghe tên

Thế giới của động thực vật luôn có một sức hút kỳ lạ đối với con người. Có những loài chúng ta đã rất quen thuộc nhưng có những loài nếu nghe đến tên thì lại mới mẻ và xa lạ.

Top động, thực vật độc nhất vô nhị có thể bạn chưa từng nghe tên
Top dong, thuc vat doc nhat vo nhi co the ban chua tung nghe ten
 1. Mycena xanh: Chúng có tên gọi là Pixie Parasols, mọc trên khúc gỗ vùng Đông Grippsland (Australia). Mycena là một chi lớn của các dạng nấm hoại sinh nhỏ, rộng không tới vài cm. 

Quỷ hầu - Sinh vật huyền bí gây náo loạn rừng núi Bắc Mỹ

Sự xuất hiện của loài sinh vật huyền bí này là nỗi ám ảnh của bao nhiêu cư dân vùng Bắc Mỹ.

Quỷ hầu - Sinh vật huyền bí gây náo loạn rừng núi Bắc Mỹ

Đây được coi là một trong những sinh vật huyền bí nổi tiếng của châu Mỹ, nhưng khác với Big Foot (Người Tuyết Yeti), sự xuất hiện cùng nỗi ám ảnh của sinh vật này trải dài trên một vùng đất vô cùng rộng lớn…

Quỷ hầu vùng Bắc Mỹ

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy lớn tầng trệt trụ sở UBND tỉnh Bình Phước

Cháy lớn tầng trệt trụ sở UBND tỉnh Bình Phước

Tòa nhà chính thuộc trụ sở UBND tỉnh Bình Phước bất ngờ bị hỏa hoạn, đám cháy lớn bùng phát với cột khói cao. Bước đầu xác định không gây ra thiệt hại về người nhưng hư hỏng nhiều vật dụng trong phòng họp.
Sao Hollywood bị thiệt hại nặng nề do cháy rừng

Sao Hollywood bị thiệt hại nặng nề do cháy rừng

Hàng loạt ngôi sao Hollywood đình đám nước Mỹ như Billy Crystal, Mandy Moore, Paris Hilton, Anthony Hopkins, John Goodman và Miles Teller bị thiệt hại nặng nề bởi đám cháy rừng đã biến ngôi nhà của họ thành tro bụi và gạch vụn.
Cháy rừng ở Los Angeles tàn khốc như "hỏa ngục"

Cháy rừng ở Los Angeles tàn khốc như "hỏa ngục"

Cháy rừng ở Los Angeles được đánh giá là nghiêm trọng nhất lịch sử California, gây thiệt hại khoảng 52-57 tỷ USD, ít nhất 5 người đã thiệt mạng, phá hủy hàng trăm ngôi nhà. Hơn 100.000 người đã được lệnh sơ tán khẩn cấp.
Kinh hoàng thực phẩm bẩn tại Hà Nội

Kinh hoàng thực phẩm bẩn tại Hà Nội

Càng gần tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng chức năng của Hà Nội liên tục tổ chức thanh tra các cơ sở sản xuất thực phẩm, phát hiện và xử lý hàng tấn thực phẩm "bẩn", không rõ nguồn gốc xuất xứ.