Video: Nơi đón 40.000 trẻ mỗi năm đánh dấu thế nào để không trao nhầm con?

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mỗi năm đón 35.000-40.000 trẻ chào đời, tuy nhiên suốt hơn 20 năm qua chưa từng xảy ra sai sót trao nhầm con.
 
 
 

Mời độc giả xem video Nơi đón 40.000 trẻ mỗi năm đánh dấu thế nào để không trao nhầm con?:

Tình tiết ít biết vụ trao nhầm con ở Ba Vì

(Kiến Thức) - Trong khi xem điện thoại, ông nội cháu bé bị trao nhầm ở Ba Vì vô tình phát hiện một hình ảnh đứa trẻ giống hệt mình liền báo cho người con trai tìm hiểu. Từ đây, sự thật dần được hé lộ với niềm vui, nỗi buồn, bi kịch.

Chia sẻ với PV về sự việc trao nhầm con ở Ba Vì đang khiến dư luận xôn xao, cũng như người trong cuộc khó xử, anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, ở thôn Vân Trai, Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) cho biết, 6 năm trước, gia đình trẻ của anh vui mừng đón đứa con đầu lòng là cháu Phùng T.H. (SN 1/11/2012). Tuy nhiên, càng lớn cháu càng không giống các thành viên trong gia đình nên gia đình không khỏi băn khoăn, lo nghĩ. 
Vô tình phát hiện từ tấm ảnh Facebook

Bất ngờ nguyên nhân khiến nữ hộ sinh trao nhầm con ở Ba Vì

(Kiến Thức) -  Một trong hai nữ hộ sinh liên quan tới sự việc trao nhầm con ở Ba Vì cho rằng, thời điểm xảy ra vụ việc do bệnh viện chưa sử dụng cách nhận diện sản phụ và trẻ bằng vòng đeo tay nên mới xảy ra cơ sự này.

Sau khi xảy ra sự việc trao nhầm con ở Ba Vì, đến thời điểm này phía Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) đã bước đầu kỷ luật hai nữ hộ sinh liên quan đến việc trao nhầm trẻ vào 6 năm trước - bà Nguyễn Thị Thanh Mai và bà Nguyễn Thị Đức.
Trao đổi với PV về lý do trao nhầm con, nữ hộ sinh Nguyễn Thị Đức cho hay, thời điểm xảy ra sự việc Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì chưa sử dụng cách nhận diện sản phụ và trẻ sơ sinh bằng vòng dây đeo tay như hiện nay, mà chỉ gọi tên rồi ra nhận con, nên đã xảy ra sự nhầm lẫn như vậy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới