Video: Mắc sai lầm khi chạy cạnh xe container, ô tô “trả giá đắt”

Ô tô con đi sát vào vùng “điểm mù” xe đầu kéo container và lập tức gặp tai nạn.

Hình ảnh vụ tai nạn được thành viên nhóm facebook về giao thông chia sẻ cho thấy, chiếc ô tô con màu đen đang di chuyển song song với xe đầu kéo container. Sau đó, ô tô con bất ngờ áp sát rất nhanh vào “điểm mù” bên phải đầu xe container. Chiếc ô tô con sau đó bị chiếc xe container tông vào hông bên trái, đồng thời ủi về phía trước một đoạn rất dài xoay 360 độ.

Hình ảnh clip ghi lại bởi camera hành trình xe ô tô phía sau cho thấy, chiếc xe container đã phanh khiến lốp bốc khói nhưng chiếc ô tô con vẫn bị ủi một đoạn dài.

  

Đoạn clip thu hút hàng trăm bình luận từ người dùng facebook, trong đó nhiều ý kiến cho rằng lái xe ô tô con mắc sai lầm khi đi vào vùng “điểm mù” xe container. Có ý kiến phỏng đoán, lái xe ô tô con có thể buồn ngủ nên xe mới áp sát, tạt đầu xe container. Cũng có ý kiến cho rằng, với những xe ô tô chạy tốc độ chậm hơn trên cao tốc nên di chuyển ở làn bên phải và nhường làn trong cùng bên trái, sát với dải phân cách cho các xe chạy tốc độ cao.

Từ vụ tai nạn trên, trao đổi với PV về các quy định về chuyển làn, vượt xe và chế tài xử phạt, luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý) cho biết, Luật giao thông đường bộ quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Về việc xử lý lỗi chuyển làn với người điều khiển xe ô tô, luật sư Kiên cho biết, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 100/2019/NĐ-CP), sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng đối với người điều khiển xe ô tô chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông.

Về quy định vượt xe, luật sư Lê Văn Kiên cho biết: Luật giao thông đường bộ cũng có quy định về vượt xe (điều 14), theo đó xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải (khoản 2, điều 14, Luật giao thông đường bộ).

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; Khi xe điện đang chạy giữa đường; Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Xe không được vượt khi không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14, Luật giao thông đường bộ; Trên cầu hẹp có một làn xe; Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế…

Về xử phạt, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP), sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng đối với người điều khiển xe ô tô vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Với hành vi vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông, tài xế điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

“Điểm mù” của xe ô tô được hiểu là vùng không gian mà lái xe không quan sát được khi ngồi ở tư thế lái bình thường, không xoay đầu hoặc nghiêng người, kể cả có sự trợ giúp của gương chiếu hậu. Nói cách khác, điểm mù là vùng không gian bên ngoài xe bị che khuất, không nằm trong tầm nhìn của lái xe; nhất là phương tiện xe tải lớn, xe xi-tec, xe kéo container.

Video: Mac sai lam khi chay canh xe container, o to “tra gia dat”

1. Điểm mù phía trước xe, tạo ra bởi chiều cao đầu xe; 2. Điểm mù hai bên là vùng gương chiếu hậu không thể chiếu tới; 3. Điểm mù phía sau xe. (Ảnh: Csgt.vn)

Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ… được khuyến cáo tuyệt đối không đi gần, đi phía trước đầu xe hoặc đi sát hai bên thành xe vì rất có thể sẽ rơi vào “điểm mù” của người lái xe. Khi đến các đoạn đường cong cua hoặc cần chuyển hướng, xe mô tô, xe thô sơ nên giảm tốc độ, nhường đường cho các loại xe ô tô đi trước, tuyệt đối không được vượt qua xe ô tô khi các phương tiện đó đã có tín hiệu chuyển hướng.

Đỗ xe ôtô ở nơi có biển cấm, có bị tịch thu phương tiện không?

Ngoài phạt tiền, đỗ xe ở nơi có biển cấm dừng, đỗ có bị tịch thu phương tiện không? Khi nào cảnh sát giao thông được cẩu xe?

 
Trên những tuyến phố ở Thủ đô Hà Nội hay TP HCM, có rất nhiều trường hợp đỗ xe ôtô sai quy định, gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Tất nhiên các trường hợp này đều sẽ bị xử phạt với lỗi "dừng, đỗ xe không đúng quy định", nhưng ngoài phạt tiền (theo từng vi phạm cụ thể) ra thì có bị thu phương tiện không? Khi nào bị cẩu? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Đậu xe ôtô ở nơi đặt biển cấm đỗ có bị tịch thu phương tiện không?

Căn cứ theo Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại Điểm b Khoản 34 Điều 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, vi phạm đỗ xe ôtô trên tuyến đường có cắm biển cấm đỗ xe sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng.

"Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”".

Bên cạnh đó, nếu dừng, đỗ xe không đúng quy định mà gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt 10.000.000 - 12.000.000 triệu đồng (Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100). Tuy nhiên, trường hợp vi phạm đỗ ôtô tại nơi có biển cấm dừng, đỗ sẽ không bị áp dụng hình phạt bổ sung là tạm giữ phương tiện và tước bằng lái xe.

Do xe oto o noi co bien cam, co bi tich thu phuong tien khong?

Dừng, đỗ xe không đúng quy định sẽ không bị tịch thu phương tiện. Nhưng nếu chủ xe không có mặt tại đó để xử lý vi phạm thì lực lượng chức năng có thể cưỡng chế cẩu xe.

Trường hợp nào được cẩu xe vi phạm?
Trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng sẽ xử lý các ô tô vi phạm đỗ xe lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây cản trở giao thông; đỗ xe ở nơi cấm đỗ. Việc cẩu xe chỉ được áp dụng khi lực lượng chức năng phát hiện xe vi phạm nhưng không có chủ xe có mặt tại đó.
Quy trình cẩu xe là:
CSGT dùng loa gọi chủ xe ra trình diện hoặc nhờ người dân báo nếu biết chủ xe.
Sau khoảng 30 phút không thấy chủ xe để trình giấy tờ thì CSGT sẽ niêm phong phương tiện.
Tiếp theo, CSGT sẽ lập biên bản (lỗi và hiện trạng xe); dán niêm phong có chữ ký nhân chứng để bảo toàn tài sản bên trong xe.
Cuối cùng là gọi xe cẩu chuyên dụng của đơn vị. Nếu xe đi làm nhiệm vụ khác thì CSGT có thể gọi xe cẩu tư nhân.
Trên thực tế, không có quy định cụ thể chủ xe vắng mặt bao lâu thì bị cẩu xe. Thường thì CSGT sẽ dùng loa thông báo khoảng 20 - 30 phút, nếu chủ xe vẫn không có mặt để giải quyết thì xe sẽ bị dán niêm phong và buộc cưỡng chế cẩu xe. Ngoài ra, chủ phương tiện sẽ phải chịu chi phí cho phương tiện cẩu, bến bãi.
Nếu phương tiện đã bị niêm phong mà chủ xe ra làm việc kịp thời, xuất trình được giấy tờ thì CSGT có thể hủy niêm phong để xử phạt ngay tại chỗ.

Mức phạt vi phạm quy định về GPLX năm 2022 tăng mạnh

Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt về vi phạm liên quan đến Giấy phép lái xe (GPLX) của năm 2022 tăng đến 8 triệu đồng so với với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

  
Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt về vi phạm liên quan đến Giấy phép lái xe tăng đến 8 triệu đồng so với với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đọc nhiều nhất

Tin mới