Video: Đột nhập vào nhà dân, rắn hổ mang bị chó dữ tấn công

Dù sở hữu nọc độc chết người nhưng rắn hổ mang Trung Quốc vẫn không thể sống sót trước loài chó hung dữ.

Video: Đột nhập vào nhà dân, rắn hổ mang bị chó dữ tấn công

Video: Dot nhap vao nha dan, ran ho mang bi cho du tan cong

Một con chó Rottweiler đã bất ngờ phát hiện ra một con rắn hổ mang Trung Quốc. Dù đã cố gắng lẩn trốn nhưng con rắn hổ mang vẫn bị con chó hung dữ kéo ra khỏi nơi ẩn nấp.

Trước đòn tấn công của đối thủ, con rắn nâng cao đầu, cố gắng phản kháng lại nhưng đều thất bại. Kết quả, sau một hồi tử chiến, rắn hổ mang cũng không thể thoát khỏi cái kết bi thảm khi đụng phải loài chó nguy hiểm.

Hổ mang Trung Quốc là loài rắn độc thuộc họ rắn hổ. Loài rắn này phân bổ tại miền đông nam Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam, Lào, Ấn Độ… Thức ăn chủ yếu của hổ mang Trung Quốc là ếch, cóc, các loài động vật gặm nhấm và một số loài rắn khác…

Hổ mang Trung Quốc có chiều dài trung bình từ 1,2 đến 1,5m. Là loài rắn sở hữu nọc độc mạnh nhưng giống như nhiều loài rắn độc khác, hổ mang Trung Quốc thường lẫn tránh con người và chỉ tấn công khi gặp nguy hiểm. Chúng sẽ dựng đứng nửa cơ thể phía trước và phùng mang, kêu phì phì để đe dọa kẻ thù.

Nọc độc của rắn hổ mang Trung Quốc bao gồm Cardiotoxin (là độc tố tác động lên cơ tim) và Neurotoxin (độc tố tác động lên hệ thần kinh), mặc dù không phải thành viên trong họ rắn hổ mang phun nọc nhưng một số con rắn hổ mang Trung Quốc vẫn có thể phun nọc.

Rắn hổ mang Trung Quốc có thể giết chết một người trưởng thành bằng một nhát cắn. Nếu bị cắn và không được cứu chữa kịp thời, nạn nhân có thể bị hoại tử tại vết cắn hoặc tử vong do suy tim và hệ hô hấp ngừng hoạt động.

Xem video: "Đột nhập vào nhà dân, rắn hổ mang bị chó dữ tấn công điên cuồng"

“Nữ hoàng rắn hổ mang” ở Trung Quốc

Cô Hu Xiaoxia, đến từ TP Trùng Khánh – Trung Quốc, được mệnh danh là “nữ hoàng rắn hổ mang” vì nuôi một số lượng lớn loài bò sát này tại trang trại của mình.

“Nữ hoàng rắn hổ mang” ở Trung Quốc
Cô Hu sở hữu một trang trại và chăm sóc hàng ngàn con rắn từ năm 2014. Vì có nhiều kinh nghiệm về rắn nên người phụ nữ đã mở trang trại nuôi tới hơn 1.000 con rắn, trong đó có nhiều rắn hổ mang.

Thêm bằng chứng chỉ ra loài vật này đã lây SARS-CoV-2 cho con người

Virus corona có thể bắt nguồn từ dơi, nhưng nhiều khả năng một loài khác đã lây nhiễm cho con người.

Thêm bằng chứng chỉ ra loài vật này đã lây SARS-CoV-2 cho con người

Khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát vào tháng một, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu vật chủ trung gian lây nhiễm virus corona sang người. Vào ngày 15/2, Ngô Viễn Bân, Trưởng cục Khoa học và Công nghệ cho Phát triển Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cho biết các nghiên cứu nhận định dơi là loài có khả năng cao nhất.

Tuy nhiên, những phát hiện được công bố gần đây cho thấy có thể tê tê mới là vật chủ mang virus từ dơi sang người. Nói cách khác, virus SARS-CoV-2 đã có trên dơi đầu tiên, nhưng thông qua vật chủ trung gian là tê tê để lây sang cho con người.

Tại sao hổ mang chúa lại không được xếp là một loài rắn hổ mang?

Hổ mang chúa là loài rắn hổ mang đáng sợ nhất, được xem là vua của các loài rắn nhưng nó lại không được xếp là một loài rắn hổ mang thực sự, tại sao vậy.

Tại sao hổ mang chúa lại không được xếp là một loài rắn hổ mang?

Rắn hổ mang trong suy nghĩ của nhiều người là loài rắn có khả năng bành mang ra nhưng nếu đi sâu tìm hiểu thì có tới khoảng 32 loài hổ mang thực sự (chi Naja), ở Việt Nam nước ta cũng có rất nhiều loài rắn hổ mang khác nhau.

Vậy đó là những loài rắn hổ mang nào? Hãy cùng tìm hiểu tất cả các loài rắn sinh sống trong phạm vi lãnh thổ nước ta qua bài viết dưới đây:

1. Rắn hổ mang đất (Tên khoa học: Naja kaouthia)

Tai sao ho mang chua lai khong duoc xep la mot loai ran ho mang?

Hổ mang đất có 1 vòng tròn trắng phía sau cổ khi bành ra. Ảnh: Pinterest.

Hổ mang đất có các tên gọi khác nhau như rắn bành đen, rắn phì đen, rắn hổ mun, rắn hổ mang mắt đơn, rắn hổ sáp, rắn ba khoang (do mặt cổ bụng có 3 khoang đen hoặc nâu)... Chúng có màu đen đặc trưng và một vòng tròn trắng ở phía sau cổ khi bành mang ra.

Phạm vi sống của loài rắn này là trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, con non mới nở chỉ dài 200 - 350mm và đã có khả năng bành cổ, ngoài ra hổ mang đất cũng có khả năng phun nọc độc nên rất nguy hiểm.

2. Rắn hổ mang bành (Tên khoa học là Naja atra)

Tai sao ho mang chua lai khong duoc xep la mot loai ran ho mang?-Hinh-2

Rắn hổ mang Trung Quốc có 1 vòng tròn trắng ở giữa với hai vạch trắng như hai gọng kính tràn ra hai bên mang. Ảnh: Pinterest.

Hổ mang bành còn có tên là hổ mang Trung Quốc, hổ mang Đài Loan, hổ mang hoa, bành hoa, bành trắng, phì trắng... Loài rắn này có màu đen khá giống hổ mang đất nhưng hoa văn phía sau cổ lại rất khác biệt.

Cụ thể chúng cũng có một vòng tròn trắng ở giữa nhưng có thêm 2 vạch tràn sang hai bên mang như 2 gọng kính (một mắt kính, 2 gọng kính). Loài rắn này cũng có khả năng phun nọc và độc tố tác động lên hệ thần kinh của nạn nhân.

3. Rắn hổ mèo (Tên khoa học là Naja siamensis)

Tai sao ho mang chua lai khong duoc xep la mot loai ran ho mang?-Hinh-3

Rắn hổ mèo. Ảnh: Spiderum.

Hổ mèo cũng có nhiều tên gọi khác nhau như rắn hổ mang phun nọc, rắn hổ mang Xiêm, rắn hổ chuối, rắn hổ mang phun nọc Đông Dương,... Chúng có màu nâu xám hoặc vàng xanh nhạt và bành mang về phía trước thay vì sang hai bên như các loài rắn hổ mang khác.

Phạm vi sống của loài rắn hổ mang này là ở phía Nam Việt Nam, loài rắn này vô cùng hung dữ và thường phát ra tiếng kêu đe dọa kẻ thù khi gặp nguy hiểm, chúng cũng có khả năng phun nọc rất xa và chính xác.

Nọc độc của loài rắn này thuộc dạng nọc độc tế bào tác động lên toàn bộ cơ thể (nhưng không gây nhiễm độc lên hệ thần kinh), nguy hiểm hơn chúng ta chưa có huyết thanh kháng nọc đặc hiệu cho nọc độc của rắn hổ mèo.

4. Rắn hổ mang chúa (Tên khoa học là Ophiophagus hannah)

Tai sao ho mang chua lai khong duoc xep la mot loai ran ho mang?-Hinh-4

Rắn hổ mang có vạch chữ V phía sau cổ. Ảnh: Flickr

Mặc dù cũng có tên là hổ mang và có khả năng bành mang nhưng rắn hổ mang chúa lại không phải là loài rắn thuộc chi hổ mang thực sự mà thuộc chi Ophiophagus. Đây là loài rắn cũng sinh sống ở khắp Việt Nam và là loài rắn cực kỳ nguy hiểm.

Rắn hổ mang chúa là loài rắn độc có thân dài nhất thế giới (chiều dài trung bình từ 3,18 - 4 mét và có thể dài gần 6m). Dấu hiệu phân biệt rắn hổ mang chúa với các loài rắn hổ mang thực sự khác chính là vạch chữ V ở phía sau cổ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy lớn tầng trệt trụ sở UBND tỉnh Bình Phước

Cháy lớn tầng trệt trụ sở UBND tỉnh Bình Phước

Tòa nhà chính thuộc trụ sở UBND tỉnh Bình Phước bất ngờ bị hỏa hoạn, đám cháy lớn bùng phát với cột khói cao. Bước đầu xác định không gây ra thiệt hại về người nhưng hư hỏng nhiều vật dụng trong phòng họp.
Sao Hollywood bị thiệt hại nặng nề do cháy rừng

Sao Hollywood bị thiệt hại nặng nề do cháy rừng

Hàng loạt ngôi sao Hollywood đình đám nước Mỹ như Billy Crystal, Mandy Moore, Paris Hilton, Anthony Hopkins, John Goodman và Miles Teller bị thiệt hại nặng nề bởi đám cháy rừng đã biến ngôi nhà của họ thành tro bụi và gạch vụn.
Cháy rừng ở Los Angeles tàn khốc như "hỏa ngục"

Cháy rừng ở Los Angeles tàn khốc như "hỏa ngục"

Cháy rừng ở Los Angeles được đánh giá là nghiêm trọng nhất lịch sử California, gây thiệt hại khoảng 52-57 tỷ USD, ít nhất 5 người đã thiệt mạng, phá hủy hàng trăm ngôi nhà. Hơn 100.000 người đã được lệnh sơ tán khẩn cấp.
Kinh hoàng thực phẩm bẩn tại Hà Nội

Kinh hoàng thực phẩm bẩn tại Hà Nội

Càng gần tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng chức năng của Hà Nội liên tục tổ chức thanh tra các cơ sở sản xuất thực phẩm, phát hiện và xử lý hàng tấn thực phẩm "bẩn", không rõ nguồn gốc xuất xứ.