Vị vua Việt nào tình nguyện nhường vợ yêu cho người khác?

Vị vua Việt nào tình nguyện nhường vợ yêu cho người khác?

Ông là vị vua có số phận khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, sinh thời từng kết duyên với vua của triều đại khác, rồi sau lại nhường vợ cho cận thần.

Vua nào sau đây từng nhường vợ mình cho người khác? Trần Thái Tông (121-1277) là  vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần. Năm 1225, dưới sự sắp đặt của Thái sư Trần Thủ Độ, ông được vợ - tức vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho. Cơ nghiệp nhà họ Trần bắt đầu từ đây. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi lên ngôi, vua Trần Thái Tông đã phong cho Lý Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh Hoàng hậu.
Vua nào sau đây từng nhường vợ mình cho người khác? Trần Thái Tông (121-1277) là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần. Năm 1225, dưới sự sắp đặt của Thái sư Trần Thủ Độ, ông được vợ - tức vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho. Cơ nghiệp nhà họ Trần bắt đầu từ đây. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi lên ngôi, vua Trần Thái Tông đã phong cho Lý Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh Hoàng hậu.
Nhưng vì sống chung với nhau 10 năm vẫn không có con nên Trần Thủ Độ lại ép vua phế truất Chiêu Thánh Hoàng hậu xuống làm công chúa. Đến năm 1259, vua Trần Thái Tông lại cho vợ cũ – tức Chiêu Thánh công chúa với cận thần của mình là Lê Phụ Trần. Sau đó ông làm Thái thượng hoàng từ cuối năm 1278 cho đến khi qua đời năm 1290. Ông thường được sử sách mô tả là một hoàng đế tài giỏi, giữ vững được cơ nghiệp của triều đại và nền độc lập của quốc gia.
Nhưng vì sống chung với nhau 10 năm vẫn không có con nên Trần Thủ Độ lại ép vua phế truất Chiêu Thánh Hoàng hậu xuống làm công chúa. Đến năm 1259, vua Trần Thái Tông lại cho vợ cũ – tức Chiêu Thánh công chúa với cận thần của mình là Lê Phụ Trần. Sau đó ông làm Thái thượng hoàng từ cuối năm 1278 cho đến khi qua đời năm 1290. Ông thường được sử sách mô tả là một hoàng đế tài giỏi, giữ vững được cơ nghiệp của triều đại và nền độc lập của quốc gia.
Vì sao Lê Phụ Trần lại được vua Trần Thái Tông nhường vợ cho? Lê Phụ Trần, người Ái Châu, là một danh tướng của triều đại nhà Trần, phục vụ trải các triều Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Sử sách không ghi chép gì về ngày, tháng, năm sinh mất của ông. Trong Đại Việt Sử ký toàn thư, những ghi chép đầu tiên về ông bắt đầu từ năm 1250 và kết thúc vào năm 1278, khi vợ ông là Chiêu Thánh công chúa mất. Lê Phụ Trần có tên thật là Lê Tần, hậu duệ của vua Lê Đại Hành. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong trận giao chiến chống quân Mông Cổ (1258), vua Trần Thái Tông chẳng may rơi vào thế phục kích, bị quân địch bắn tên như mưa. Chính trong tình thế nguy nan ấy, Lê Tần đã lấy ván thuyền che chở cho vua thoát nạn hiểm nghèo. Nhờ có công hộ giá này, Lê Tần được đổi sang mang quốc tín (họ vua), có tên mới là Lê Phụ Trần, sau này lại được vua Trần Thái Tông đem vợ cũ là Chiêu Thánh công chúa gả cho. Hai người sống với nhau đến năm 1278, có 2 người con chung.
Vì sao Lê Phụ Trần lại được vua Trần Thái Tông nhường vợ cho? Lê Phụ Trần, người Ái Châu, là một danh tướng của triều đại nhà Trần, phục vụ trải các triều Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Sử sách không ghi chép gì về ngày, tháng, năm sinh mất của ông. Trong Đại Việt Sử ký toàn thư, những ghi chép đầu tiên về ông bắt đầu từ năm 1250 và kết thúc vào năm 1278, khi vợ ông là Chiêu Thánh công chúa mất. Lê Phụ Trần có tên thật là Lê Tần, hậu duệ của vua Lê Đại Hành. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong trận giao chiến chống quân Mông Cổ (1258), vua Trần Thái Tông chẳng may rơi vào thế phục kích, bị quân địch bắn tên như mưa. Chính trong tình thế nguy nan ấy, Lê Tần đã lấy ván thuyền che chở cho vua thoát nạn hiểm nghèo. Nhờ có công hộ giá này, Lê Tần được đổi sang mang quốc tín (họ vua), có tên mới là Lê Phụ Trần, sau này lại được vua Trần Thái Tông đem vợ cũ là Chiêu Thánh công chúa gả cho. Hai người sống với nhau đến năm 1278, có 2 người con chung.
Sau mối tình với Lý Chiêu Hoàng, vua Trần Thái Tông đã kết duyên với ai? Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau 10 năm chung sống với Lý Chiêu Hoàng không có con, Trần Thủ Độ lo sợ cơ nghiệp nhà Trần rơi vào tay dòng họ khác nên đã ép vua Trần Thái Tông phế truất Chiêu Thánh hoàng hậu để kết hôn với chị dâu là Hiển Từ hoàng hậu – lúc bấy giờ đang là vợ vua An Sinh vương Trần Liễu. Vì việc này mà Trần Liễu nổi loạn, anh em không còn nhìn mặt nhau nữa. Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu (1216 -1248), là Hoàng hậu thứ hai của Trần Thái Tông, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần. Bà là thân mẫu của Trần Thánh Tông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang và Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, là tổ mẫu trực hệ của Trần Nhân Tông. Xét về thân thế, bà là công chúa nhà Lý, dòng họ cai trị Đại Việt hơn 200 năm. Xuất thân hiển hách và cao quý, bà cùng Chiêu Thánh Lý phế hậu, Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu, Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu là những Hoàng hậu có xuất thân cao quý bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
Sau mối tình với Lý Chiêu Hoàng, vua Trần Thái Tông đã kết duyên với ai? Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau 10 năm chung sống với Lý Chiêu Hoàng không có con, Trần Thủ Độ lo sợ cơ nghiệp nhà Trần rơi vào tay dòng họ khác nên đã ép vua Trần Thái Tông phế truất Chiêu Thánh hoàng hậu để kết hôn với chị dâu là Hiển Từ hoàng hậu – lúc bấy giờ đang là vợ vua An Sinh vương Trần Liễu. Vì việc này mà Trần Liễu nổi loạn, anh em không còn nhìn mặt nhau nữa. Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu (1216 -1248), là Hoàng hậu thứ hai của Trần Thái Tông, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần. Bà là thân mẫu của Trần Thánh Tông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang và Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, là tổ mẫu trực hệ của Trần Nhân Tông. Xét về thân thế, bà là công chúa nhà Lý, dòng họ cai trị Đại Việt hơn 200 năm. Xuất thân hiển hách và cao quý, bà cùng Chiêu Thánh Lý phế hậu, Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu, Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu là những Hoàng hậu có xuất thân cao quý bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
Vị vua nào có mắt lập lòe như ánh điện? Về dung mạo của vua Quang Trung, Đại Nam chính biên liệt truyện chép: “Đôi mắt lập lòe như ánh điện”. Tây Sơn thuật lược chép: "có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu". Quang Trung Hoàng đế (1753 – 1792), miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ (được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn), danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên thật là Nguyễn Huệ sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình[1] là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông.
Vị vua nào có mắt lập lòe như ánh điện? Về dung mạo của vua Quang Trung, Đại Nam chính biên liệt truyện chép: “Đôi mắt lập lòe như ánh điện”. Tây Sơn thuật lược chép: "có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu". Quang Trung Hoàng đế (1753 – 1792), miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ (được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn), danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên thật là Nguyễn Huệ sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình[1] là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông.
Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc bách chiến bách thắng, mà còn là nhà cai trị tài giỏi. Ông đã đưa ra nhiều chính sách cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào.
Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc bách chiến bách thắng, mà còn là nhà cai trị tài giỏi. Ông đã đưa ra nhiều chính sách cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào.
Vị vua nào lập nhiều hoàng hậu nhất? Lý Thái Tổ là vị vua lập nhiều hoàng hậu nhất, sau khi lên ngôi đã cho lập 6 hoàng hậu. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Lập 6 hoàng hậu, duy có đích phu nhân gọi là hoàng hậu Lập Giáo, quy chế xe kiệu và y phục khác hẳn với các cung khác”. Đến tháng 3 năm Bính Thìn (1016) Lý Thái Tổ lại lập thêm 3 hoàng hậu nữa. Như vậy tổng cộng là 9 hoàng hậu. Lý Thái Tổ (974 –1028) tên thật là Lý Công Uẩn- vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Vị vua nào lập nhiều hoàng hậu nhất? Lý Thái Tổ là vị vua lập nhiều hoàng hậu nhất, sau khi lên ngôi đã cho lập 6 hoàng hậu. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Lập 6 hoàng hậu, duy có đích phu nhân gọi là hoàng hậu Lập Giáo, quy chế xe kiệu và y phục khác hẳn với các cung khác”. Đến tháng 3 năm Bính Thìn (1016) Lý Thái Tổ lại lập thêm 3 hoàng hậu nữa. Như vậy tổng cộng là 9 hoàng hậu. Lý Thái Tổ (974 –1028) tên thật là Lý Công Uẩn- vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều Nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010 và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm.
Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều Nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010 và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm.
Vị vua lập một lần nhiều hoàng hậu nhất? Đại Việt sử lược ghi Lý Thánh Tông lập một lần tám bà hoàng hậu ("lập hậu bát nhân"). Trong các sách khác như Đại Việt sử ký toàn thư hay Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục không thấy ghi chi tiết này nhưng cũng không có thông tin nào mâu thuẫn. Lý Thánh Tông (chữ Hán: 李聖宗 30 tháng 3 năm 1023 – 1 tháng 2 năm 1072) là vị hoàng đế thứ ba của hoàng triều Lý nước Đại Việt, trị vì từ tháng 11 năm 1054 đến khi qua đời năm 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn- con trưởng của Lý Thái Tông và Linh Cảm Hoàng hậu họ Mai. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức ngày 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức vào cuối thời Lý Thái Tổ.[4][3] Tháng 5 âm lịch năm 1028, ngay sau khi lên ngôi, Lý Thái Tông sách phong Lý Nhật Tôn làm Thái tử.
Vị vua lập một lần nhiều hoàng hậu nhất? Đại Việt sử lược ghi Lý Thánh Tông lập một lần tám bà hoàng hậu ("lập hậu bát nhân"). Trong các sách khác như Đại Việt sử ký toàn thư hay Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục không thấy ghi chi tiết này nhưng cũng không có thông tin nào mâu thuẫn. Lý Thánh Tông (chữ Hán: 李聖宗 30 tháng 3 năm 1023 – 1 tháng 2 năm 1072) là vị hoàng đế thứ ba của hoàng triều Lý nước Đại Việt, trị vì từ tháng 11 năm 1054 đến khi qua đời năm 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn- con trưởng của Lý Thái Tông và Linh Cảm Hoàng hậu họ Mai. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức ngày 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức vào cuối thời Lý Thái Tổ.[4][3] Tháng 5 âm lịch năm 1028, ngay sau khi lên ngôi, Lý Thái Tông sách phong Lý Nhật Tôn làm Thái tử.
Theo sách Đại Việt sử lược, Thái tử Nhật Tôn sớm trở nên "tinh thông kinh truyện, hiểu âm luật, lại càng giỏi về võ lược". Tháng 8 âm lịch năm 1033, Lý Thái Tông phong ông tước Khai Hoàng vương và dựng cung Long Đức làm nơi ở cho ông. Ông đã sớm được tiếp xúc với dân chúng, nên hiểu được nỗi khổ của dân và thông thạo nhiều việc. Tháng 2 âm lịch năm 1037, ông được Thái Tông phong làm Đại Nguyên soái, cùng cha đi dẹp quân nổi dậy ở Lâm Tây (Lai Châu) và giành được chiến thắng. Tháng 2 âm lịch năm 1039, Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Nùng Tồn Phúc ở mạn tây bắc. Thái tử Nhật Tôn mới 17 tuổi được cử làm Giám quốc, coi sóc kinh thành và việc triều chính. Ngày 1/4 âm lịch năm 1040, ông lại được Lý Thái Tông giao quyền xét xử các vụ kiện tụng trong nước, lập cơ quan ở điện Quảng Vũ. Sử thần đời Lê sơ Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ trích quyết định này của Thái Tông.
Theo sách Đại Việt sử lược, Thái tử Nhật Tôn sớm trở nên "tinh thông kinh truyện, hiểu âm luật, lại càng giỏi về võ lược". Tháng 8 âm lịch năm 1033, Lý Thái Tông phong ông tước Khai Hoàng vương và dựng cung Long Đức làm nơi ở cho ông. Ông đã sớm được tiếp xúc với dân chúng, nên hiểu được nỗi khổ của dân và thông thạo nhiều việc. Tháng 2 âm lịch năm 1037, ông được Thái Tông phong làm Đại Nguyên soái, cùng cha đi dẹp quân nổi dậy ở Lâm Tây (Lai Châu) và giành được chiến thắng. Tháng 2 âm lịch năm 1039, Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Nùng Tồn Phúc ở mạn tây bắc. Thái tử Nhật Tôn mới 17 tuổi được cử làm Giám quốc, coi sóc kinh thành và việc triều chính. Ngày 1/4 âm lịch năm 1040, ông lại được Lý Thái Tông giao quyền xét xử các vụ kiện tụng trong nước, lập cơ quan ở điện Quảng Vũ. Sử thần đời Lê sơ Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ trích quyết định này của Thái Tông.
Vị vua nào có tôn hiệu dài nhất? Xét theo tôn hiệu đặt lần đầu thì ông kém vua cha của mình là Lý Thái Tổ 2 chữ, nhưng nếu xét gộp các lần đặt tôn hiệu thì Lý Thái Tông là vị vua có tôn hiệu dài nhất. Ngay sau khi lên ngôi, tôn hiệu của ông là: Khai thiên thống vận tôn đạo quý đức thánh văn quảng vũ sùng nhân thượng thiện chính lý dân an thần phù long hiện thể nguyên ngự cực ức tuế công cao ứng chân bảo lịch thông huyền chí áo hưng long đại định thông minh từ hiếu hoàng đế. Tất cả có 50 chữ. Đến tháng 6 năm Kỷ Mão (1039) lại tăng tôn hiệu thêm 8 chữ nữa là: Kim dũng ngân sinh, Nùng bình phiên phục. Tháng 11 năm Giáp Thân (1044) vua lại tăng tôn hiệu thêm 8 chữ nữa là: Thánh đức thiên cảm, tuyên uy thánh võ. Như vậy tôn hiệu của Lý Thái Tông có tổng cộng 66 chữ.
Vị vua nào có tôn hiệu dài nhất? Xét theo tôn hiệu đặt lần đầu thì ông kém vua cha của mình là Lý Thái Tổ 2 chữ, nhưng nếu xét gộp các lần đặt tôn hiệu thì Lý Thái Tông là vị vua có tôn hiệu dài nhất. Ngay sau khi lên ngôi, tôn hiệu của ông là: Khai thiên thống vận tôn đạo quý đức thánh văn quảng vũ sùng nhân thượng thiện chính lý dân an thần phù long hiện thể nguyên ngự cực ức tuế công cao ứng chân bảo lịch thông huyền chí áo hưng long đại định thông minh từ hiếu hoàng đế. Tất cả có 50 chữ. Đến tháng 6 năm Kỷ Mão (1039) lại tăng tôn hiệu thêm 8 chữ nữa là: Kim dũng ngân sinh, Nùng bình phiên phục. Tháng 11 năm Giáp Thân (1044) vua lại tăng tôn hiệu thêm 8 chữ nữa là: Thánh đức thiên cảm, tuyên uy thánh võ. Như vậy tôn hiệu của Lý Thái Tông có tổng cộng 66 chữ.
Lý Thái Tông (1000 –1054) là vị hoàng đế thứ hai của triều đại Nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị trong 26 năm (1028–1054). Ông được đánh giá là một vị hoàng đế tài giỏi, thời đại của ông, con ông là Lý Thánh Tông, cháu ông là Lý Nhân Tông được xem là thời thịnh vượng của Nhà Lý với tên gọi là Trăm Năm Thịnh Thế. Thái Tông Hoàng đế được mô tả uy dũng hơn người, bách chiến bách thắng, trải qua Loạn Tam vương mà lên ngôi, công danh rạng rỡ triều Lý. Đế củng cố quyền lực cho Nhà Lý, bên trong dùng chính sách hòa thân, gả công chúa cho các quan Châu mục, bên cạnh đó còn dẹp loạn đảng làm phản như Loạn họ Nùng; bên ngoài Đế đánh được Chiêm Thành, công tích đánh dẹp uy nghi, tiền đề cho các đời sau phát triển phồn thịnh. Sử gia đánh giá ông như Hán Quang Vũ Đế đánh đâu được đấy, công sức giúp ổn định tình hình biên cương loạn lạc còn vượt hơn cả Đường Thái Tông. Nhưng người quân tử còn lấy việc khoe khoang thái quá để chê trách Đế chưa hiền.
Lý Thái Tông (1000 –1054) là vị hoàng đế thứ hai của triều đại Nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị trong 26 năm (1028–1054). Ông được đánh giá là một vị hoàng đế tài giỏi, thời đại của ông, con ông là Lý Thánh Tông, cháu ông là Lý Nhân Tông được xem là thời thịnh vượng của Nhà Lý với tên gọi là Trăm Năm Thịnh Thế. Thái Tông Hoàng đế được mô tả uy dũng hơn người, bách chiến bách thắng, trải qua Loạn Tam vương mà lên ngôi, công danh rạng rỡ triều Lý. Đế củng cố quyền lực cho Nhà Lý, bên trong dùng chính sách hòa thân, gả công chúa cho các quan Châu mục, bên cạnh đó còn dẹp loạn đảng làm phản như Loạn họ Nùng; bên ngoài Đế đánh được Chiêm Thành, công tích đánh dẹp uy nghi, tiền đề cho các đời sau phát triển phồn thịnh. Sử gia đánh giá ông như Hán Quang Vũ Đế đánh đâu được đấy, công sức giúp ổn định tình hình biên cương loạn lạc còn vượt hơn cả Đường Thái Tông. Nhưng người quân tử còn lấy việc khoe khoang thái quá để chê trách Đế chưa hiền.
Vua nào có niên hiệu được sử dụng lâu nhất? Lê Hiển Tông là vị vua có niên hiệu được sử dụng lâu nhất, trong 46 năm làm vua ông chỉ đặt một niên hiệu là Cảnh Hưng. Đây là niên hiệu được sử dụng lâu nhất và điều đặc biệt nó còn được dùng cả một thời gian dài sau khi vua đã mất.
Vua nào có niên hiệu được sử dụng lâu nhất? Lê Hiển Tông là vị vua có niên hiệu được sử dụng lâu nhất, trong 46 năm làm vua ông chỉ đặt một niên hiệu là Cảnh Hưng. Đây là niên hiệu được sử dụng lâu nhất và điều đặc biệt nó còn được dùng cả một thời gian dài sau khi vua đã mất.
Lê Hiển Tông (1717 –1786), tên húy: Lê Duy Diêu, là vị hoàng đế áp chót của nhà Lê Trung hưng cũng như là thứ 26 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ tháng 5/1740, sau khi Trịnh Doanh ép vua Lê Ý Tông nhường ngôi cho ông, đến ngày 17/ 7/ 1786. Ông là con trưởng của vua Lê Thuần Tông, làm vua được 47 năm, thọ 70 tuổi, là vị vua ở ngôi lâu nhất và là vua thọ nhất của nhà Hậu Lê. Đời Hiển Tông chỉ đặt một niên hiệu là Cảnh Hưng.
Lê Hiển Tông (1717 –1786), tên húy: Lê Duy Diêu, là vị hoàng đế áp chót của nhà Lê Trung hưng cũng như là thứ 26 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ tháng 5/1740, sau khi Trịnh Doanh ép vua Lê Ý Tông nhường ngôi cho ông, đến ngày 17/ 7/ 1786. Ông là con trưởng của vua Lê Thuần Tông, làm vua được 47 năm, thọ 70 tuổi, là vị vua ở ngôi lâu nhất và là vua thọ nhất của nhà Hậu Lê. Đời Hiển Tông chỉ đặt một niên hiệu là Cảnh Hưng.

GALLERY MỚI NHẤT