Sự thật kinh ngạc về vị vua có số phận lạ lùng nhất Việt Nam
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, hiếm có vị vua nào được sử sách và giai thoại nhắc đến với nhiều kỷ lục như vua Lê Thần Tông: hai lần lên ngôi, lấy vợ phương Tây, có đến 4 người con đều làm vua.
Vua Lê Thần Tông (1607-1662) tên húy Lê Duy Kỳ con vua Lê Kính Tông. Ông sinh ra trong bối cảnh có nhiều biến động, nhà Lê chỉ còn trên danh nghĩa, mọi quyền hành ở Đàng Ngoài đều thuộc họ Trịnh, còn Đàng Trong chúa Nguyễn cát cứ. |
Vị vua Việt nào lên ngôi 2 lần, có 4 vợ là người ngoại quốc?
Lê Thần Tông (1607-1662) là vị vua có lịch sử làm vua vô cùng độc đáo, khi lên ngôi những 2 lần, có tới 4/6 vợ là người ngoại quốc.
Về danh nghĩa chính thống, nhà Hậu Lê là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử nước ta, với 355 năm, chia thành 2 thời kỳ: Lê sơ 99 năm (1428-1527) và Lê Trung Hưng (Lê mạt) 256 năm (1533-1789). Cùng tìm hiểu những điểm đặc biệt trong lịch sử hơn các đời vua thời Lê.
Nhà Hậu Lê có tổng số 27 vua nối nhau trị vì: Thời Lê sơ có 11 vua, tính từ vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng (Lê Xuân), không tính Lệ Đức Hầu Lê Nghi Dân; Thời Lê Trung hưng có 16 vua, tính từ vua Lê Trang Tông (Lê Ninh) đến vua Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống).
Vị vua thứ 3 thời Lê Sơ: Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ) lên ngôi khi mới 2 tuổi. Ông sinh ngày 9 tháng 6 năm Tân Dậu (1441). Mẹ ông là Nguyễn Thị Anh sau phong Tuyên từ Hoàng thái hậu. Ông không phải là con trưởng của vua Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long). Ngày 16 tháng 11 năm Tân Dậu ông được lập làm Hoàng Thái tử. Sau cái chết bất ngờ của vua Lê Thái Tông (vụ án Lệ Chi viên), ông lên ngôi, vào ngày 12 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1442). Tuy nhiên vì còn quá nhỏ, nên trong khoảng 10 năm đầu ở ngôi, Tuyên từ Hoàng thái hậu đã buông rèm nhiếp chính. Năm Kỷ Mão (1459) Lê Nhân Tông và Thái hậu bị Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân (con lớn vua Lê Thái Tông) âm mưu thoán đoạt, giết chết. Khi đó, vua mới 19 tuổi, ở ngôi được 17 năm.
Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành), vị vua thứ 4 nhà Hậu Lê, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Vua không chỉ nổi tiếng là bậc minh quân, có công lao lớn đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim, mà còn nổi tiếng là một nhà thơ Nôm có tài và có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. Vua đã cho lập ra Hội Tao đàn, với tên gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú”, quy tụ gồm 28 ông tiến sĩ giỏi nhất nước thời đó. Khối lượng sáng tác của vua và hội Tao đàn này là rất lớn, có nhiều tác phẩm có vị trí đặc biệt. Vua cũng là người rửa oan cho Nguyễn Trãi và sưu tầm thơ văn của Nguyễn Trãi để lưu lại cho hậu thế.
Tháng 4/1516, các cuộc khởi nghĩa chống triều đình diễn ra, lớn mạnh nhất là khởi nghĩa của Trần Cảo. Do vua Lê Tương Dực ăn chơi không lo chính sự, nên đại thần Trịnh Duy Sản giết chết vua. Sau đó, Duy Sản họp tôn thất lập Quang Trị (con của Mục Ý Vương Lê Doanh, cháu nội của Kiến vương Lê Tân, chắt của vua Lê Thánh Tông) năm đó lên 8 tuổi làm vua, nhưng mới được 3 ngày chưa kịp đổi niên hiệu thì bị Trịnh Duy Ngạc đem về Tây Đô, rồi sau đó bị giết. Duy Sản và huân cựu tôn thất đón Giang vương Sùng là Lê Y (anh trai Quang Trị) làm vua, tức vua Lê Chiêu Tông.
Lê Thần Tông (1607-1662) là vị vua có lịch sử làm vua vô cùng độc đáo, khi lên ngôi những 2 lần. Lần đầu tiên ông lên ngôi khi 12 tuổi (1619). Sau 25 năm ngồi ngai, ông nhường ngôi cho con là Lê Duy Hiệu, để làm Thái Thượng hoàng (1643). Lê Duy Hiệu (tức Lê Chân Tông) làm vua 6 năm thì mất. Chúa Trịnh lại đưa ông trở lại làm vua, khi đó ông 43 tuổi. Ông ở ngôi thêm 13 năm đến năm 1662 thì mất. Lê Thần Tông cũng là vị vua đặc biệt khi ông có tới 4/6 vợ là người ngoại quốc. Bà đầu tiên là Trịnh Thị Ngọc Trúc, bà 2 là người Thái Lan, bà 3 người Mường, bà 4 là người Hán (Trung Quốc), bà 5 người Lào, bà 6 người Hà Lan. Lê Thần Tông cũng là người có nhiều con nhất làm vua gồm: Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông.
Vị vua thứ 26 nhà Hậu Lê: Lê Hiển Tông (1717-1786) là một trong những vị vua thọ nhất nhà Hậu Lê và cũng là người làm vua lâu nhất triều đại này, tới 46 năm (1740-1786). Ông là vị vua điển hình thời Lê Trung hưng: nhẫn nhục, chịu đựng, “khoanh tay rũ áo để được yên vị”. Những tấm gương bị phế truất, sát hại của các vua trước bởi các chúa Trịnh khiến ông thu mình, không phản kháng, cũng nhờ đó ông ở ngai yên ổn cho đến cuối đời.