Vị vua nước Việt nào chưa từng thất bại trên chiến trận?

Vị vua nước Việt nào chưa từng thất bại trên chiến trận?

Ông là vị vua hiếm hoi trong lịch sử phong kiến Việt Nam chưa hề thất bại trên chiến trường.

Quang Trung là  vị vua nước Việt rất giỏi về đánh trận. Theo ghi chép của nhiều tài liệu lịch sử, vua Quang Trung chưa bao giờ thất bại trên chiến trường. Mỗi khi ông xuất binh, vua đều giành thắng lợi, khiến kẻ thù khiếp sợ.
Quang Trung là vị vua nước Việt rất giỏi về đánh trận. Theo ghi chép của nhiều tài liệu lịch sử, vua Quang Trung chưa bao giờ thất bại trên chiến trường. Mỗi khi ông xuất binh, vua đều giành thắng lợi, khiến kẻ thù khiếp sợ.
Vạn Thắng vương là tôn hiệu do các triều thần dâng lên vua Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng). Vua Đinh Tiên Hoàng quê ở Ninh Bình, tuổi trẻ chăn trâu, lớn lên trở thành thủ lĩnh, đánh bại 12 sứ quân. Lên ngôi vua, ông lấy quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) năm 968.
Vạn Thắng vương là tôn hiệu do các triều thần dâng lên vua Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng). Vua Đinh Tiên Hoàng quê ở Ninh Bình, tuổi trẻ chăn trâu, lớn lên trở thành thủ lĩnh, đánh bại 12 sứ quân. Lên ngôi vua, ông lấy quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) năm 968.
Đánh Tống bình Chiêm là những chiến công lẫy lừng của vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn). Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, khi còn sống, vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống xâm lược vào năm 981, nhiều lần đánh bại quân Chiêm Thành quấy nhiễu.
Đánh Tống bình Chiêm là những chiến công lẫy lừng của vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn). Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, khi còn sống, vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống xâm lược vào năm 981, nhiều lần đánh bại quân Chiêm Thành quấy nhiễu.
Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông trị vì từ năm 1278-1290. Vua Trần Nhân Tông đã chỉ huy quân đội nhà Trần 2 lần đánh bại quân Nguyên xâm lược vào các năm 1285, 1287-1288.
Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông trị vì từ năm 1278-1290. Vua Trần Nhân Tông đã chỉ huy quân đội nhà Trần 2 lần đánh bại quân Nguyên xâm lược vào các năm 1285, 1287-1288.
Triệu Quang Phục (524-571) là tướng của Lý Nam Đế. Có tài cầm quân, ông được hoàng đế nhà Tiền Lý trao lại binh quyền trước khi qua đời. Triệu Quang Phục đã đánh đuổi đội quân Lương xâm lược do tướng Trần Bá Tiên - người sau này lập nên nhà Trần ở Trung Quốc - chỉ huy. Bằng chiến thuật đánh du kích ở vùng sông nước Khoái Châu (Hưng Yên), Triệu Quang Phục giết viên tướng Dương Sàn, giành lại độc lập từ năm 545 đến 571. Do từng xây dựng căn cứ chống giặc ở Đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), Triệu Quang Phục còn được gọi là Dạ Trạch Vương.
Triệu Quang Phục (524-571) là tướng của Lý Nam Đế. Có tài cầm quân, ông được hoàng đế nhà Tiền Lý trao lại binh quyền trước khi qua đời. Triệu Quang Phục đã đánh đuổi đội quân Lương xâm lược do tướng Trần Bá Tiên - người sau này lập nên nhà Trần ở Trung Quốc - chỉ huy. Bằng chiến thuật đánh du kích ở vùng sông nước Khoái Châu (Hưng Yên), Triệu Quang Phục giết viên tướng Dương Sàn, giành lại độc lập từ năm 545 đến 571. Do từng xây dựng căn cứ chống giặc ở Đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), Triệu Quang Phục còn được gọi là Dạ Trạch Vương.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, khi biết tin vua Nam Hán sai con trai là Hoằng Tháo mang 200.000 quân sang xâm lược nước ta, vua Ngô Quyền cho rằng Hoằng Tháo chỉ là đứa trẻ khờ dại, mang quân từ xa tới, binh lính mỏi mệt, khó địch với quân ta. Chỉ bằng một trận đánh duy nhất trên sông Bạch Đằng năm 938, vua Ngô Quyền đã đánh tan hoàn toàn quân xâm lược.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, khi biết tin vua Nam Hán sai con trai là Hoằng Tháo mang 200.000 quân sang xâm lược nước ta, vua Ngô Quyền cho rằng Hoằng Tháo chỉ là đứa trẻ khờ dại, mang quân từ xa tới, binh lính mỏi mệt, khó địch với quân ta. Chỉ bằng một trận đánh duy nhất trên sông Bạch Đằng năm 938, vua Ngô Quyền đã đánh tan hoàn toàn quân xâm lược.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), nguyên soái Toa Đô của địch bị quân ta chặt đầu ở Tây Kết. Khi thủ cấp được dâng lên, vua Trần Nhân Tông thương hại nói: “Người làm tôi phải nên như thế này. Rồi cởi áo đắp cho, sai quân đem liệm chôn". Hành động của vua được sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét "thực là câu nói của bậc đế vương. Nói rõ đại nghĩa để người bề tôi muôn đời biết rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà bất hủ, mối quan hệ lớn lắm vậy. Huống chi lại cởi áo ngự, sai người liệm chôn nữa. Làm vậy có thể khích lệ sĩ khí để trừ giặc mạnh là phải lắm".
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), nguyên soái Toa Đô của địch bị quân ta chặt đầu ở Tây Kết. Khi thủ cấp được dâng lên, vua Trần Nhân Tông thương hại nói: “Người làm tôi phải nên như thế này. Rồi cởi áo đắp cho, sai quân đem liệm chôn". Hành động của vua được sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét "thực là câu nói của bậc đế vương. Nói rõ đại nghĩa để người bề tôi muôn đời biết rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà bất hủ, mối quan hệ lớn lắm vậy. Huống chi lại cởi áo ngự, sai người liệm chôn nữa. Làm vậy có thể khích lệ sĩ khí để trừ giặc mạnh là phải lắm".

GALLERY MỚI NHẤT