Vị vua nào nhiều vợ đông con, đa tình bậc nhất lịch sử Trung Hoa?

Mỗi vị Hoàng đế đều có “tam cung lục viện”, vì thế họ có nhiều con nhiều cháu cũng là việc bình thường, thế nhưng một người có đến hàng trăm con thì quả là con số hiếm.

Vị vua nào nhiều vợ đông con, đa tình bậc nhất lịch sử Trung Hoa?

Nói đến kỷ lục đông vợ nhiều con, đa tình bật nhất trong lịch sử Trung Quốc, những ông vua sau đây sẽ khiến chúng ta “tròn mắt” thán phục.

Vị vua nào nhiều vợ đông con, đa tình bậc nhất lịch sử Trung Hoa? ảnh 1

Một vị vua có đến hàng trăm con thì quả là con số đáng ngưỡng mộ. Ảnh minh họa

Đầu tiên, chúng ta phải kể đến vị Vua Cơ Xương (còn gọi là Chu Vũ Vương). Chu Vũ Vương được cho là có tổng cộng 100 người con, trong đó có 99 người con ruột và 1 người con nuôi.

Bên cạnh Chu Vũ Vương, trường hợp của Khang Hy Hoàng đế cũng là một điển hình. Vua Khang Hy thọ gần 70 tuổi, sinh được 35 người con trai (nhưng chỉ có 24 người sống được đến lục trưởng thành) và 20 người con gái. Như vậy, tổng cộng ông có 55 người con.

Số lượng vợ của vị vua này cũng rất nhiều. Sinh thời, ông đã từng có 3 vị Hoàng hậu, 1 Hoàng quý phi, 10 phi tử, 44 quý nhân và các cung tần khác. Nói như vậy, nếu ông có 55 người con thì vẫn là con số ... ít.

Cũng không thể không nhắc đến vị vua phong lưu Đường Huyền Tông, ông có 30 con trai và 29 con gái. Vua Đường Huyền Tông mặc dù không lập kỷ lục đông con nhất, nhưng nói đến việc giết chết chính con đẻ của mình thì lại là số một. Bất kỳ vị hoàng tử nào không làm vừa lòng ông đều bị đem đi chém đầu.

Vua Đường Thái Tông cũng không "kém cạnh" khi có tới 14 con trai và 21 con gái.

Vị vua nào nhiều vợ đông con, đa tình bậc nhất lịch sử Trung Hoa? ảnh 2

Mỗi vị Hoàng đế đều có “tam cung lục viện”. Ảnh minh họa

Sau nhà Đường là nhà Tống, cũng có một vị vua nổi tiếng đông con, đó là vua Tống Huy Tông, ông có 65 người con tất cả, trong đó có 31 hoàng tử.

Nhắc đến đời Hán, chúng ta còn có thể kể đến một vị vua nữa trong “Tam quốc diễn nghĩa", đó là Lưu Hoàng Thúc, theo thống kê không chính thức, ông có đến tận 120 hoàng tử!

Người ta vẫn nói, mỗi vị Hoàng đế đều có “tam cung lục viện”, vì thế họ có nhiều con nhiều cháu cũng là việc bình thường. Thế nhưng những con số kể trên, đến hàng trăm người con thì quả là con số khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Chuyện con cái đề huề thì các vị vua có thể sánh ngang nhau, tuy nhiên, về mức độ đa tình thì trong lịch sử Trung Hoa, ít ai bì kịp với Khang Hy Hoàng đế.

Vị vua nào nhiều vợ đông con, đa tình bậc nhất lịch sử Trung Hoa? ảnh 3

Chân dung phác họa của Khang Hy Hoàng đế. Ảnh: Internet

Thường thì các hoàng đế nhà Thanh sẽ có khoảng 10 phi tần nhưng trong cuốn sách "Khang Hy toàn truyện", các sử gia đã ghi lại rằng trong hậu cung của ông có đến 49 vị từ quý nhân trở lên, 67 người nhận sắc phong chính thức còn những người từng hầu hạ vua nhưng lại ở phân vị thấp thì có không dưới 200. Tính về con cái thì ông có đến 55 người con, 35 hoàng tử và 20 công chúa.

Khi đã về già thì Khang Hy còn liên tục triệu triệu các mỹ nữ vùng Giang Nam vào cung hầu hạ; hoàn toàn không phải để sinh hoàng tử, công chúa bởi số lượng con của vị vua này lúc đó đã không ai sánh kịp. Sở dĩ Khang Hy rất yêu thích các mỹ nữ Giang Nam bởi trong những năm trị vì đất nước, ông đã rất nhiều lần vi hành tới đây và lần nào cũng bị đắm chìm bởi vẻ đẹp của một cô gái nào đó thuộc vùng "sơn thủy hữu tình" này.

Thường thì phong lưu đa tình thường gắn liền với những hôn quân, như Trụ vương say mê Đắc Kỷ mà vương triều nhà Trụ sụp đổ hay Ngô vương Phù Sai vì ham mê sắc đẹp của Tây Thi mà để cho Việt vương Câu Tiễn nhân thời cơ đoạt lại quyền lực. Thế nhưng điều này lại không đúng với vua Khang Hy.

Dù bao quanh ông có rất nhiều bóng hồng, giai nhân tuyệt sắc nhưng mà ông vẫn rất tỉnh táo khi nói đến những chuyện quốc gia đại sự. Một vị giáo sĩ phương Tây đã từng kể rằng trong lần hoàng đế tới Nam Kinh thì người ta dâng cho ông 7 mỹ nữ. Nhưng hoàng đế chỉ nhìn một lần rồi từ chối luôn, đồng thời phạt tất cả những kẻ to gan đó. Điều này cho thấy sự cảnh giác cao độ của ông trước việc các đại thần muốn dùng sắc đẹp để lung lạc nhà vua.

Một cận thần của hoàng đế cũng kể lại rằng khi tuần phủ Giang Đông nghênh giá ở Khánh Đô thì cũng dâng lên 4 cô gái đẹp; nhà vua nổi trận lôi đình, còn bí mật cho điều tra thêm thì thấy thuộc hạ đều được tặng những "món quà" như vậy bèn hạ lệnh nghiêm trị đối với vị quan này.

Chính sự tỉnh táo, cứng rắn, dù yêu thích nhưng không mê đắm trong sắc đẹp là điểm khác biệt của Khang Hy, khiến ông trở thành một trong những vị vua vĩ đại nhất trong các triều đại phong kiến Trung Hoa.

Ảnh màu cực hiếm chưa tiết lộ về tang lễ vua Khải Định

(Kiến Thức) - Đồ vàng mã hình cung An Định, kiệu quan tài nặng 6 tấn, mộ phần vua được trang hoàng lộng lẫy... là loạt ảnh hiếm có về tang lễ vua Khải Định, được in trên tạp chí Illustration của Pháp năm 1926.

Ảnh màu cực hiếm chưa tiết lộ về tang lễ vua Khải Định
Anh mau cuc hiem chua tiet lo ve tang le vua Khai Dinh
Đoàn rước vật phẩm hoàng gia trong tang lễ vua Khải Định. Là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, Khải Định mất vào ngày 6/11/1925, thọ 41 tuổi. Lễ an táng của ông diễn ra trong các ngày 29 - 31/1/1926.

Giai thoại ly kỳ về việc an táng vua Đinh Tiên Hoàng

(Kiến Thức) - Có giai thoại kể rằng, sau khi an táng vua vua Đinh Tiên Hoàng, 7 vị quan đã chung nhau chén rượu độc tuẫn tiết mang đi các bí mật về ngôi mộ...

Giai thoại ly kỳ về việc an táng vua Đinh Tiên Hoàng
Giai thoai ly ky ve viec an tang vua Dinh Tien Hoang
Nằm giữa Cố đô Hoa Lư, đỉnh núi Mã Yên (Yên Ngựa) là nơi an nghỉ của vua Đinh Tiên Hoàng, vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Xung quanh lăng mộ của ông có nhiều giai thoại được truyền lại đến nay.
Giai thoai ly ky ve viec an tang vua Dinh Tien Hoang-Hinh-2
Núi Mã Yên vốn là một ngọn núi cao, được ví như bức bình phong của kinh thành Hoa Lư. Từ đỉnh núi có thể quan sát được toàn bộ kinh thành, nhìn về phía tay trái là núi Ngọc và núi rồng, phía trước mặt là sông Hoàng Long. Xây trên núi này, lăng mộ vua Đinh hấp thụ được luồng linh khí tinh khiết nhất của vùng đất Hoa Lư.

Soi từng chi tiết ngôi mộ tráng lệ độc nhất của vua Khải Định

(Kiến Thức) - Cũng như các công trình khác trong lăng vua Khải Định, mộ phần của vị vua thứ 12 nhà Nguyễn thể hiện rất rõ một nét tính cách của ông là ưa thích những gì rực rỡ, hào nhoáng và xa hoa.

Soi từng chi tiết ngôi mộ tráng lệ độc nhất của vua Khải Định
Soi tung chi tiet ngoi mo trang le doc nhat cua vua Khai Dinh
 Nằm cách Kinh thành Huế 10 km về phía Nam, lăng vua Khải Định được coi là công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất Cố đô Huế. Nằm ở vị trí cao nhất của lăng là cung Thiên Định, nơi đặt mộ phần của nhà vua. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới