Vị vua nào có tới 9 hoàng hậu trong lịch sử Việt Nam?

Vị vua nào có tới 9 hoàng hậu trong lịch sử Việt Nam?

Theo sách “Kể chuyện chốn hậu cung”, ông là vị vua Việt có nhiều hoàng hậu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, tên tuổi từng bà hoàng hậu đến nay không còn được ghi chép cụ thể.

Theo sách “Kể chuyện chốn hậu cung”, Thái tổ Lý Công Uẩn,  vị vua sáng lập triều Lý, có nhiều hoàng hậu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có tới 9 vị hoàng hậu. Ông từng phong cho 9 vợ của mình làm hoàng hậu triều Lý (6 bà lập năm 1010, 3 bà lập năm 1016). Tuy nhiên, tên tuổi từng hoàng hậu đến nay không còn được ghi chép cụ thể.
Theo sách “Kể chuyện chốn hậu cung”, Thái tổ Lý Công Uẩn, vị vua sáng lập triều Lý, có nhiều hoàng hậu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có tới 9 vị hoàng hậu. Ông từng phong cho 9 vợ của mình làm hoàng hậu triều Lý (6 bà lập năm 1010, 3 bà lập năm 1016). Tuy nhiên, tên tuổi từng hoàng hậu đến nay không còn được ghi chép cụ thể.
Theo sách “Kể chuyện hiền nhân nước Việt”, Đào Cam Mộc và Thiền sư Vạn Hạnh là những người có công lớn trong việc đưa Lý Công Uẩn làm vua.
Theo sách “Kể chuyện hiền nhân nước Việt”, Đào Cam Mộc và Thiền sư Vạn Hạnh là những người có công lớn trong việc đưa Lý Công Uẩn làm vua.
Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, sau khi lên ngôi vua, ông dời đô về Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) vào năm 1010, cho xây dựng nhiều chùa.
Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, sau khi lên ngôi vua, ông dời đô về Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) vào năm 1010, cho xây dựng nhiều chùa.
Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, Thái tổ Lý Công Uẩn là con rể vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), chồng công chúa Lê Thị Phất Ngân.
Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, Thái tổ Lý Công Uẩn là con rể vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), chồng công chúa Lê Thị Phất Ngân.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, dưới thời Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều), Lý Công Uẩn giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ, trông coi quân cấm vệ, bảo vệ hoàng cung.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, dưới thời Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều), Lý Công Uẩn giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ, trông coi quân cấm vệ, bảo vệ hoàng cung.
Lý Công Uẩn (974-1028) quê ở châu Cổ Pháp, huyện Thừa Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sau này lớn lên, ông làm quan cho nhà Tiền Lê. Khi vua Lê Trung Tông bị Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) giết hại, quần thần chạy hết, Lý Công Uẩn vẫn ôm xác vua than khóc. Hành động đó khiến Lê Ngoạ Triều cảm động và tiếp tục tin dùng ông.
Lý Công Uẩn (974-1028) quê ở châu Cổ Pháp, huyện Thừa Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sau này lớn lên, ông làm quan cho nhà Tiền Lê. Khi vua Lê Trung Tông bị Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) giết hại, quần thần chạy hết, Lý Công Uẩn vẫn ôm xác vua than khóc. Hành động đó khiến Lê Ngoạ Triều cảm động và tiếp tục tin dùng ông.
Năm 1028, vua Lý Công Uẩn qua đời, ngôi báu được truyền cho thái tử Lý Phật Mã (Lý Thái Tông). Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, khi vua vừa qua đời, ba vương khác là con trai vua mang quân vây hãm kinh thành để cướp ngôi của thái tử Phật Mã. Sau đó, Lê Phụng Hiểu chỉ huy cấm quân dẹp loạn.
Năm 1028, vua Lý Công Uẩn qua đời, ngôi báu được truyền cho thái tử Lý Phật Mã (Lý Thái Tông). Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, khi vua vừa qua đời, ba vương khác là con trai vua mang quân vây hãm kinh thành để cướp ngôi của thái tử Phật Mã. Sau đó, Lê Phụng Hiểu chỉ huy cấm quân dẹp loạn.
Sau khi qua đời, Lý Công Uẩn được an táng ở Thọ Lăng tại phủ Thiên Đức (Bắc Ninh), truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu Thần Vũ hoàng đế.
Sau khi qua đời, Lý Công Uẩn được an táng ở Thọ Lăng tại phủ Thiên Đức (Bắc Ninh), truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu Thần Vũ hoàng đế.

GALLERY MỚI NHẤT