Vị vua nào có tới 142 con, phóng thích cung nữ chỉ để cầu mưa?

Có tới 78 hoàng tử và 64 công chúa, vua Minh Mạng là vua nhiều con nhất trong sử Việt. Ông có nhiều giai thoại thú vị, được ghi chép trong sách.

Vị vua nào có tới 142 con, phóng thích cung nữ chỉ để cầu mưa?
Vua Minh Mạng tên thật là Nguyễn Phúc Đảm (1791-1841), là vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Ông là vị vua làm việc rất chăm chỉ. Đại Nam dưới thời trị vì của ông là quốc gia hùng mạnh bậc nhất trong khu vực, khiến ngoại bang nể sợ.
Người đóng thế tài giỏi
Theo sách Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn, Minh Mạng là con vợ thứ của vua Gia Long. Khi ông lớn lên, người anh cả Nguyễn Phúc Cảnh, con trai của Nguyên phi Tống Thị Lan, đã trưởng thành, có nhiều công trạng, được nhiều đại thần ủng hộ.
Hoàng tử Cảnh tỏ ra là người dũng cảm, thông minh, nhân hậu, rất được lòng dân chúng và quân sĩ. Không may, ông mất vì mắc bệnh đậu mùa, khiến vua Gia Long và triều thần đau xót "trong ngoài ai nấy đều khóc".
Hoàng tử Cảnh qua đời sớm, vua Gia Long có ý chọn người kế nghiệp lớn tuổi, để mong muốn bình yên cho xã tắc. Vì thế, hoàng tử Đảm đã được vua cha lựa chọn.
Vi vua nao co toi 142 con, phong thich cung nu chi de cau mua?
Tranh vẽ vua Minh Mạng. Ảnh: Tư liệu. 
Khi bà Nguyên phi Tống Thị Lan qua đời, vua Gia Long sai Nguyễn Phúc Đảm đọc văn tế, một số công thần bài bác, cho rằng không hợp lệ, vì hoàng tử Đảm không phải đích tử. Vua Gia Long đã tỏ rõ thái độ bằng cách nghiêm giọng mắng át đi: "Con thay cha để tế mẹ, có gì mà không hợp?”.
Việc chọn người nối ngôi đã rõ, khi vua Gia Long băng hà, Nguyễn Phúc Đảm theo di chiếu lên ngôi, tức vua Minh Mạng. Để xứng đáng sự kỳ vọng của cha, ông đã đem hết tài năng của mình vào công cuộc trị nước.
Xử tử bố vợ tham nhũng
Minh Mạng nổi tiếng là vị vua nghiêm khắc, khắc tinh của tham nhũng. Để đối phó nạn sâu mọt hại nước, hại dân, vua thường xử phạt rất nặng quan lại có hành vi tham nhũng, kể cả hoàng thân quốc thích.
Theo sách Đại Nam thực lục, năm 1823, Lý Hữu Diệm làm quan tại phủ nội vụ lấy trộm hơn một lạng vàng. Theo luật bị xử tử nhưng vì có công trạng, người này được Bộ Hình xử tội bắt đi đày viễn xứ.
Khi án được tâu lên, Minh Mạng không chấp nhận đề nghị giảm án. Ông ra lệnh phải đem can phạm ra trước chợ Đông Ba chém đầu làm gương.
Tháng 11.1831, Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên lại ăn bớt nhựa thơm, rồi lấy mật trộn lẫn vào, để ít hóa nhiều. Gian dối bị phát hiện, vua ra lệnh chặt tay treo ở kho để làm gương cho kẻ khác.
Năm 1834, mặc dù không có công trình nào lớn xây dựng, vua Minh Mạng thấy gỗ trong Bộ Công hết rất nhanh, liền sai Bộ Hộ và Viện Đô sát tra xét kỹ. Kết quả điều tra cho thấy Quản mộc Hồ Văn Hạ thông đồng với thợ thuyền tham ô, vua lập tức đưa ra xử chém. Không chỉ có vậy, liên đới trách nhiệm, Đốc công Trần Văn Hiệu không quản lý không sát sao cũng bị nhà vua cách chức, bắt làm việc chuộc tội.
Cùng năm nay, Tuần phủ Trịnh Đường tham ô một nghìn quan tiền nhưng lại nói dối bị giặc lấy mất. Đến khi vụ việc bị phát hiện, vua Minh Mạng tức giận, tuyên dụ tội giảo quyết (thắt cổ cho chết ngay).
Trong các vụ tham nhũng thời Minh Mạng, việc ông chuẩn y bản án tử hình bố vợ là Phó tổng trấn Gia Định Huỳnh Công Lý năm 1821 vì tham nhũng tới hơn 30.000 quan tiền gây chấn động thời bấy giờ. Đồng thời, nó cũng cho thấy tính nghiêm khắc của vua Minh Mạng.
Giữ phép nước diệt thân
Theo Đại Nam thực lục, hoàng tử Miên Phú được răn dạy cẩn thận, nhưng tính tình phóng khoáng, chỉ thích ăn chơi, hưởng lạc, không chịu học hành, không biết noi gương vua cha để thành người có ích. Hoàng tử thường thích kết giao với phường "du thủ du thực", ỷ thế làm điều càn bậy.
Tháng 11.1835 (Ất Mùi), Miên Phú cùng các thuộc hạ là Hoàng Văn Vân, Bùi Văn Nghị, Bùi Văn Quế tổ chức đua ngựa ở ngoài hoàng thành, gây náo loạn đường phố. Một bà lão không tránh kịp đã bị ngựa của Hoàng Văn Vân xéo chết.
Biết tin, vua Minh Mạng sai một số đại thần điều tra. Khi vụ việc sáng tỏ, vua ra chỉ dụ trách mắng, ra lệnh tước mũ áo của Miên Phú, cắt lương bổng hàng năm, giam lỏng ở nhà riêng để tự sửa lỗi, không cho ra ngoài một bước, không được dự vào hàng các hoàng tử, chỉ được gọi tên là Phú (Miên là tên đệm của các hoàng tử con Minh Mạng), phải bồi thường cho người bị hại 200 lạng bạc.
Những thuộc hạ của Miên Phú có tội đều bị xử theo các mức độ khác nhau. Hoàng Văn Vân bị xử chém, anh em Bùi Văn Nghị, Bùi Văn Quế bị đày đi phát vãng nơi xa, khi tới nơi còn bị đánh 100 gậy.
Phóng thích cung nữ để cầu mưa
Minh Mạng cần mẫn và hết lòng vì nước, vì dân, là tấm gương sáng cho các bậc đế vương noi theo. Một lần vua bị bệnh nằm liệt giường, các hoàng tử phải luân phiên túc trực, vua vẫn cho đem tấu sớ tới xem xét, kiểm duyệt.
Theo sách Minh Mạng chính yếu, có năm trong kinh kỳ ít mưa, nhà vua lo lắng, ra chỉ dụ cho quan Thượng Bảo Khanh là ông Hoàng Quỳnh rằng: "Hai ba năm trở lại đây, hạn hán liên tiếp. Trẫm nghĩ tự đâu đến thế nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, hoặc là thâm cung cung nữ quá nhiều, âm khí uất tắc mà nên như vậy ư? Nay bớt đi, cho ra 100 người, ngõ hầu có thể giải trừ thiên tai từ đây”.

Tận mục lăng mộ vị hoàng tử nổi tiếng thời vua Minh Mạng

(Kiến Thức) - Thăm lăng Tùng Thiện Vương, người con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, một nhà thơ lớn của Việt Nam triều đại nhà Nguyễn.

Tận mục lăng mộ vị hoàng tử nổi tiếng thời vua Minh Mạng
Tan muc lang mo vi hoang tu noi tieng thoi vua Minh Mang
Tùng Thiện Vương (Nguyễn Phúc Miên Thẩm, 1819 - 1870) sinh thời nổi tiếng giỏi chữ nghĩa, là một nhà thơ lớn để lại nhiều tác phẩm giá trị cho đất nước. Sau khi qua đời, ông được an táng tại khu nghĩa trang gần chùa Từ Hiếu ở Huế. 

Nét kiến trúc làm mê hoặc lòng người của lăng Minh Mạng

(Kiến Thức) - Nằm trên núi Cẩm Khê ở cố đô Huế, lăng Minh Mạng gây ấn tượng mạnh với những công trình kiến trúc tráng lệ hòa hợp tuyệt vời với khung cảnh thiên nhiên.

Nét kiến trúc làm mê hoặc lòng người của lăng Minh Mạng
Net kien truc lam me hoac long nguoi cua lang Minh Mang
 Lăng Minh Mạng còn được gọi là Hiếu Lăng, có bố cục kiến trúc đối xứng với các công trình nằm dọc theo trục đường thần đạo. Cổng chính của lăng là Đại Hồng Môn, chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng. Sau đó, việc ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.

Ba vị vua từng công khai xuống chiếu nhận lỗi lầm

Vua thừa nhận sai lầm của bản thân, công khai xin lỗi nhân dân và đại thần. Chuyện tưởng như đùa này từng ba lần xảy ra trong sử Việt.

Ba vị vua từng công khai xuống chiếu nhận lỗi lầm
Dưới thời phong kiến, vua là “thiên tử”, đấng tối thượng, có quyền cao hơn hết thảy. Người ta thường nghe chuyện quan lại xin lỗi nhà vua chứ hiếm khi có chuyện vua xin lỗi bề tôi. Thế nhưng, thực tế vẫn có những vị vua sẵn sàng nhìn nhận sai lầm của mình, xin lỗi đại thần, bá tánh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới