Vị tướng tuổi Mão khiến Tào Tháo thua trận đau nhất đời là ai?

Tào Tháo đã có thể thống nhất Trung Hoa, thậm chí là lên ngôi hoàng đế nếu không gặp phải viên tướng tuổi Mão khôn ngoan này.

Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ chép, năm 208, sau khi đánh bại Viên Thiệu ở Ký Châu, Tào Tháo tiến quân về phía Nam. Kinh Châu do Lưu Biểu trấn thủ nhanh chóng bị hạ. Lưu Bị đem quân ngăn cản cũng bị đánh cho tan tác ở trận Đương Dương. Tào Tháo chỉ cần diệt nốt thế lực của Tôn Quyền là có thể dẹp yên vùng đất Giang Nam.

Tuy nhiên, Tào Tháo lúc này lại gặp phải tay địch thủ - Chu Du.

Theo Ngô Chí (thuộc Tam quốc chí), Chu Du sinh năm 175 (năm Mão) trong một gia đình có nhiều đời làm quan ở quận Lư Giang (nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc). Từ khi còn nhỏ, Chu Du đã nổi tiếng là người thông minh, ham học. Ông chơi rất thân với Tôn Sách, con trai Tôn Kiên (viên tướng thời Tam quốc từng tham gia đánh Đổng Trác, phò tá nhà Hán).

Sử sách miêu tả Chu Du vóc người cao lớn, rất khôi ngô, tuấn tú. Năm 194, Tôn Sách mượn quân của Viên Thuật, ý đồ thu phục các vùng đất ở Giang Đông (phía đông sông Trường Giang). Được tin, Chu Du đem quân đến gia nhập. Tôn Sách mừng rỡ nói:

“Ta gặp được ông, việc của ta coi như đã xong”.

Vi tuong tuoi Mao khien Tao Thao thua tran dau nhat doi la ai?
Tôn Sách – người đặt nền móng cho Đông Ngô – cũng thuộc con giáp Mão (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc).

Năm 200, nhờ sự giúp đỡ của Chu Du, Tôn Sách (người sinh cùng năm với Chu Du) mới 25 tuổi đã hùng cứ một phương, chiếm giữ 5 vùng quan trọng ở Giang Đông là Cối Kê, Ngô quận, Đan Dương, Dự Chương và Lư Lăng. Tuy nhiên, cùng thời gian này, Tôn Sách chết do bị ám sát. Quyền lực được giao cho em trai là Tôn Quyền. Trước khi mất, Tôn Sách dặn Tôn Quyền phải trọng dụng và nghe lời Chu Du.

Đến cuối năm 208, Tào Tháo đã dẫn đến bên bờ phía nam sông Trường Giang (thuộc khu vực giáp ranh giữa tỉnh Hồ Bắc – Hồ Nam ở Trung Quốc ngày nay). Tào Tháo viết thư yêu cầu Tôn Quyền đầu hàng, nói phao lên rằng ông ta có tới hơn 80 vạn quân.

“Thế là đủ dùng. Ông hãy chờ xem Du này phá Tào Công”, Chu Du nói.

Chi tiết trên cho thấy sự tự tin và tính cách quật cường của Chu Du. Trước khi quyết định chống Tào Tháo, Chu Du đã chỉ ra 4 điều cấm kỵ trong binh pháp mà Tào Tháo phạm phải:

- Vùng đất phía bắc do Tào Tháo chiếm giữ chưa yên. Quân Tào có thể bị phe Mã Đằng, Hàn Toại tập kích từ phía sau.

- Thủy chiến không phải sở trường của quân Tào.

- Thời tiết mùa đông rất lạnh, ngựa quân Tào không có cỏ ăn.

- Binh sĩ phe Tào chủ yếu là người phương Bắc, không quen khí hậu phương Nam, dễ sinh bệnh tật.

Chu Du cũng chỉ ra rằng, Tào Tháo thực chất chỉ có 15 – 16 vạn quân. Trong đó hàng quân thu của Lưu Biểu chiếm tới một nửa. Những người này chưa thực sự quy phục Tào Tháo.

Vi tuong tuoi Mao khien Tao Thao thua tran dau nhat doi la ai?-Hinh-2
Tào Tháo cất quân uy hiếp Đông Ngô (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Thực tế diễn biến trận Xích Bích đúng như những gì Chu Du dự đoán.

Theo Sohu, thất bại trong trận Xích Bích là kết quả sau những sai lầm liên tiếp từ Tào Tháo và chiến lược tấn công hiệu quả của liên quân Tôn – Lưu. Trong đó, Chu Du và Hoàng Cái (2 viên tướng của Đông Ngô) có đóng góp nổi bật nhất. Tuy nhiên, trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, công lao của họ lại bị nhà văn La Quán Trung gán cho Gia Cát Lượng.

Theo Tam quốc chí, để giảm sự tròng trành của thuyền và giúp binh lính khỏi bị say sóng, Tào Tháo đã ra lệnh dùng xích sắt nối các chiến thuyền lại với nhau.

Phát hiện sai lầm của Tào Tháo, Hoàng Cái hiến kế dùng hỏa công đốt chiến thuyến và được Chu Du tán thành. Để kế hỏa công thành công, Hoàng Cái gửi thư cho Tào Tháo vờ xin hàng. Tào Tháo lập tức tin theo.

Nhờ gió Đông Nam thổi mạnh, đội thuyền “hàng binh” của Hoàng Cái nhanh chóng áp sát chiến thuyền quân Tào và đốt lửa. Trong tình trạng gió lớn và thuyền bị xích vào nhau, quân Tào không thể dập lửa và hứng tổn thất nặng nề.

Ngoài trận hỏa hoạn, quân Tào còn bị thiệt hại do bệnh dịch tràn lan. Tào Tháo không còn cách nào khác là phải rút lui. Lưu Bị chớp lấy thời cơ này liền chiếm Kinh Châu và một số quận khác ở Giang Đông. Thế chân vạc Ngụy – Thục – Ngô hình thành sau trận Xích Bích.

Theo Tam quốc chí, trận chiến Xích Bích diễn ra vào thời điểm cuối mùa đông năm 208. Lúc này, gió lạnh từ phía Bắc thổi xuống, quân Tào đóng ở bờ Bắc sông Trường Giang, rất thuận lợi tiến về phía Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao giữa mùa đông và mùa xuân, nếu thời tiết thay đổi và gió Đông Nam thổi, quân Đông Ngô sẽ có lợi thế tiến lên.

Lợi dụng tình hình này, Chu Du đã có sự tính toán, cố ý kéo dài chiến sự và phát động tấn công quân Tào ngay khi gió Đông Nam thổi.

Tam quốc chí chép, Chu Du phá được quân Tào, Tào Tháo nói: “Ta chẳng xấu hổ vì chạy”.

Trong thư gửi cho Tôn Quyền, Tào Tháo viết: “Chiến dịch Xích Bích, gặp đúng lúc có dịch bệnh. Ta cho đốt thuyền rồi lui quân, thành ra Chu Du được cái danh hão”.

Vi tuong tuoi Mao khien Tao Thao thua tran dau nhat doi la ai?-Hinh-3
Trận thủy chiến Xích Bích (tranh: Qulishi)

Tào Tháo sinh năm 155 (năm Mùi), cầm tinh con dê trong 12 con giáp. Theo Sohu, người tuổi Mùi là những người bề ngoài hiền lành nhưng nội tâm kiên cường, không dễ bị khuất phục. Có lẽ cũng vì tính cách này mà Tào Tháo khó “nuốt trôi” thất bại trước Chu Du.

Theo Tam quốc chí, sau trận Xích Bích, oai danh của Chu Du vang xa, Tào Tháo, Lưu Bị đều sợ mà gièm pha ông.

“Chu Du văn võ thao lược, là anh tài trong vạn người. Người có phong độ như thế, sợ rằng chẳng chịu làm kẻ bầy tôi lâu”, Lưu Bị nói xấu Chu Du với Tôn Quyền.

Tuy nhiên, Tôn Quyền không tin lời này.

Triệu Vân 1 mình phá vây vạn quân Tào cứu A Đẩu là... bịa đặt?

Nếu như Quan Vũ được ca tụng là “Võ thánh” thì Triệu Vân (Triệu Tử Long) được người đời tôn làm “Võ thần”.

Triệu Vân1 mình phá vây giữa vạn quân Tào cứu thoát A Đẩu là... bịa đặt?

Hồi 41 Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung viết, Tào Tháo sau khi đánh bại Viên Thiệu ở trận Quan Độ đã trở thành thế lực mạnh nhất phía Bắc Trung Hoa. Tào Tháo kéo 50 vạn quân xuống phía Nam, dễ dàng chiếm được Kinh Châu, buộc Lưu Bị phải đưa lực lượng rút xuống Giang Lăng (khu vực thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày nay).

Thực hư Tào Tháo bị “vu oan” vụ giết cả nhà Lã Bá Sa

Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung nhiều lần mô tả Tào Tháo là nhân vật gian hùng, độc ác đến mức giết cả người từng có ơn với mình để đạt được mục đích.

1. Tào Tháo giết cả nhà Lã Bá Sa?

Tào Tháo là một trong những nhân vật xuất hiện sớm nhất và được miêu tả kỹ nhất trong Tam quốc diễn nghĩa. Trong hồi 4 của tác phẩm, La Quán Trung viết, Tào Tháo sau khi ám sát hụt Đổng Trác, lập tức bỏ trốn khỏi kinh thành, đi đến Tiêu Quân thì bị quân canh phòng bắt được, đem nộp cho quan huyện là Trần Cung.

Sự thật về Lã Mông, danh tướng toàn tài, ăn đứt Quan Vũ

Có một người từng nói rằng khi nhắc đến Tam Quốc, trẻ em khi nghe thấy tên Lưu Hoàng Thúc liền vỗ tay, nghe tên Tào Tháo liền trợn mắt trừng trừng, nghe tin Quan Vũ mất nước mắt lưng tròng, mắng nhiếc Lã Mông...

Ngay từ khi xuất hiện, "Tam Quốc diễn nghĩa", "Hồng lâu mộng" hay "Tây du kí" đã lập tức hô mưa gọi gió, trở nên phổ biến trong dân gian, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhiều độc giả.

Nhưng sau tất cả, tiểu thuyết dẫu sao cũng được các nhà văn biên soạn theo sở thích cá nhân nên nó không tránh được bị pha trộn với cảm xúc cá nhân của tác giả. Giống như có một người từng nói rằng khi nhắc đến Tam Quốc, trẻ em khi nghe thấy tên Lưu Hoàng Thúc liền vỗ tay, nghe tên Tào Tháo liền trợn mắt trừng trừng, nghe tin Quan Vũ mất nước mắt lưng tròng, mắng nhiếc Lã Mông... vì vậy hôm nay chúng ta cùng bàn về bị danh tướng Đông Ngô đã hại chết võ thánh Quan Vũ - Lã Mông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới