Vị tướng tài ba của Việt Nam kẻ thù nghe tên đã khiếp vía

Trong lịch sử dân tộc, ông là người đầu tiên mang quân tiến đánh Trung Quốc. Thời điểm đó, vị tướng này là nhân vật mà hễ nghe tên đã đủ khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía.

Lật dở những trang sử của Việt Nam từ xa xưa đến nay, vào thời nhà Lý, chúng ta có một nhà quân sự, chính trị gia nổi tiếng. Ông làm quan 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Ông và Lê Phụng Hiếu là hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý thời bấy giờ, lập vô vàn chiến công lớn nhỏ. Người được nhắc đến chính là Lý Thường Kiệt.

Lý Thường Kiệt (1019 – 1105), tên thật là Ngô Tuấn, tự Thường Kiệt. Ông xuất thân là dòng dõi hoàng tộc, con của Sùng Tiết Tướng quân Ngô An Ngữ. Theo phả hệ họ Ngô Việt Nam thì Lý Thường Kiệt chính là con của Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập – con trưởng của Ngô Quyền. Là con nhà tướng nên từ nhỏ ông đã được học võ, nhưng cũng không quên rèn luyện văn chương. Có thể nói, chàng thiếu niên Lý Thường Kiệt năm xưa chính là một người tài hoa, văn võ song toàn.

Vi tuong tai ba cua Viet Nam ke thu nghe ten da khiep via

Lý Thường Kiệt là anh hùng dân tộc, danh tướng vĩ đại bậc nhất lịch sử nước ta. Ảnh minh họa

Nhắc đến Lý Thường Kiệt là nhắc đến chiến thắng của quân ta trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai. Thời điểm đó, quân dân Đại Việt đã có một trận “Tiên phát chế nhân”, do đích thân Lý Thường Kiệt chỉ đạo xuất binh sang chinh phạt nhà Tống, tạo nên chiến công hiển hách bậc nhất lịch sử nước nhà.

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức lên ngôi khi chỉ mới 7 tuổi, xưng hiệu là Hoàng đế Lý Nhân Tông. Vua được Thái phi Ỷ Lan buông rèm nhiếp chính, cùng các đại thần và đặc biệt là Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành đứng sau phò trợ. Tình hình Đại Việt khi đó vẫn rất ổn định. Nhưng nhờ tin do thám, phía ta vẫn biết được âm mưu của nhà Tống, muốn xâm lược nước ta.

Trong lúc nhà Tống tập hợp binh lính, huấn luyện để tiến đánh Đại Việt, thái úy Lý Thường Kiệt đã dâng tấu: “Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của chúng”. Và thế rồi một chiến lược đánh đòn phủ đầu gọi là kế “Tiên phát chế nhân” đã được đưa ra. Đại Việt lần đầu tiên trong lịch sử quyết định tiến đánh đất Tống.

Vi tuong tai ba cua Viet Nam ke thu nghe ten da khiep via-Hinh-2

Thắng lợi của Lý Thường Kiệt ở Ung Châu. Ảnh minh họa

Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy và bộ, chia làm 2 đạo tấn công đất Tống. Tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dân binh miền núi đánh vào châu Ung (Quảng Tây). Trong khi đó, Lý Thường Kiệt chỉ huy thủy quân đánh vào châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông).

Chẳng mấy chốc mà quân ta bao vây thành Ung Châu, căn cứ của quân Tống. Sau 42 ngày, quân Đại Việt hạ thành Ung Châu, khiến tướng Tô Giám nhà Tống phải tự kết liễu. Thắng trận đó, Lý Thường Kiệt chủ động lui quân về chuẩn bị phòng tuyến chặn địch trong nước. Dù không tiến đánh đất Tống sâu hơn, nhưng trận tập kích đó của quân dân nhà Lý đã khiến nhà Tống hoang mang, rơi vào thế bị động.

Chiến thắng năm đó của nhà Lý còn khiến sự nghiệp của Vương An Thạch - một trong những nhà kinh tế - chính trị - văn hóa nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc rơi vào vực thẳm. Vương An Thạch bị vua Tống phế chức tể tướng, phải về quê trồng cây, làm vườn. Thất bại ê chề trước Đại Việt mãi mãi là vết nhơ lớn của vị quan này.

Vi tuong tai ba cua Viet Nam ke thu nghe ten da khiep via-Hinh-3

Chiến tranh Tống-Việt: Đỉnh cao Lý Thường Kiệt & vực sâu của Vương An Thạch. Ảnh minh họa

Sử sách chép lại, Vương An Thạch lẫn Tống Thần Tông khi đó đều lấy làm tiếc nuối vì không đánh Đại Việt ngay từ khi vua Lý Nhân Tông mới lên ngôi. Ung Châu thất thủ xong, nhà Tống cũng thừa nhận không còn cơ hội đánh úp Đại Việt nữa, song vẫn chuẩn bị kế hoạch để phục thù.

Sau này, nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng Xuân Hãn nhận định, năm đó nhà Tống bị đánh trước là vì dự định đánh Đại Việt. Cuộc chiến ấy Đại Việt có Lý Thường Kiệt chủ động đi trước đón đầu nên giành thắng lợi hoàn toàn.

Chiếc bát gốm cổ 1000 năm tuổi có gì mà giá 857 tỷ đồng?

Chiếc bát gốm cổ 1000 năm tuổi này được chế tạo ra từ triều đại nhà Tống với trị giá 37,7 triệu USD (tương đương khoảng 857 tỷ đồng).

Chiec bat gom co 1000 nam tuoi co gi ma gia 857 ty dong?

Ảnh minh họa

Trước đó, chiếc bát đã được giới thiệu tại phiên đấu giá đồ cổ ở Trung Quốc vào ngày 3/10/2017. Chiếc bát nhỏ có niên đại khoảng năm 960 - 1127, được làm từ men rạn Ru guanyao - tại một trong năm lò gốm lớn nhất dưới thời Tống. Lối men rạn này được thực hiện khi các đồ gốm được kéo ra từ lò lửa với mức độ nhiệt khác nhau gây ra các vết men nứt trong quá trình làm mát.

Chiec bat gom co 1000 nam tuoi co gi ma gia 857 ty dong?-Hinh-2

Được biết, chiếc bát gốm cổ 1000 năm tuổi có hình bông hoa, đường kính 13cm và có màu men sáng màu xanh lam. Theo một số nguồn tin, chiếc bát được dùng để rửa bút lông, một vật dụng bằng gốm điển hình của Trung Quốc và cực kỳ hiếm hoi từ hoàng tộc của triều đại nhà Tống.

Chiec bat gom co 1000 nam tuoi co gi ma gia 857 ty dong?-Hinh-3
 

Tại buổi đấu giá, chiếc bát được một nhà đấu giá ẩn danh qua điện thoại mua với giá 37,7 triệu USD (tương đương khoảng 857 tỷ đồng), phá vỡ kỷ lục đấu giá đồ gốm cổ Trung Quốc. Mặc dù sở hữu chiếc bát đắt nhất thế giới nhưng người mua vẫn quyết định giấu danh tính vì không muốn gặp phải những phiền phức ngoài dự tính.

Chiec bat gom co 1000 nam tuoi co gi ma gia 857 ty dong?-Hinh-4
 
Chiec bat gom co 1000 nam tuoi co gi ma gia 857 ty dong?-Hinh-5
 

Bên cạnh đó, tại Trung Quốc còn có rất nhiều chiếc bát cổ có giá trị “khủng” được giới chuyên môn đánh giá cao. Nổi bật là chiếc bát họa tiết chim én thời Càn Long có trị giá hơn 25 triệu USD.

Chiec bat gom co 1000 nam tuoi co gi ma gia 857 ty dong?-Hinh-6
 
Chiec bat gom co 1000 nam tuoi co gi ma gia 857 ty dong?-Hinh-7
 

Theo đó, chiếc bát mang họa tiết hoa hạnh, cây liễu và chim én, ngụ ý mùa xuân rực rỡ, ấm áp, vạn vật có đôi. Mặt còn lại của bát là hai câu thơ: “Ngọc tiễn xuyên hoa quá, nghê thường đới nguyệt quy” (Chim én bay xuyên hoa, xiêm y của tiên nữ đưa trăng về).

Chiếc bát áp dụng kỹ thuật Pháp lang thái - thuộc hàng đồ sứ đẳng cấp nhất thời Thanh. Sứ Pháp lang thái bắt nguồn từ thời Khang Hy, chuyên dùng cho hoàng đế, thành viên hoàng thất chiêm ngưỡng. Chi phí chế tác cao, sản lượng thấp, ngay cả đại thần cũng hiếm khi được ban thưởng. Đồ sứ Pháp lang thái chủ yếu nằm trong các bảo tàng lớn, số lượng tư nhân sở hữu báu vật chỉ đếm trên đầu ngón tay. 

Thời phong kiến, một năm các quan được nghỉ lễ Tết bao nhiêu ngày?

Ngày nghỉ của các quan lại thời cổ đại rất khác nhau. Thời phong kiến xưa, hệ thống quan lại Trung Quốc cũng có nhiều ngày nghỉ không kém hiện tại.

Ngày nay, các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản... có nhiều ngày nghỉ lễ trong một năm. Nhiều người bày tỏ sự tò mò không rõ thời phong kiến cổ đại xưa, các quan chức được nghỉ lễ bao nhiêu ngày. Mới đây, tờ Sohu.com đã giải đáp thắc mắc của cư dân mạng.

Ở Trung Quốc ngày nay, một năm có nhiều kỳ nghỉ lễ lớn trong năm như Tết Nguyên đán, Lễ Quốc khánh... Thời phong kiến xưa, hệ thống quan lại Trung Quốc cũng có nhiều ngày nghỉ không kém hiện tại. Quan lại thời xưa được coi như công chức thuộc biên chế nhà nước ngày nay. Do phải vào triều gặp hoàng đế hoặc đi thị sát dân chúng, các quan lại này đều sẽ có ngày này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới