Vị tướng chiến thắng từ Điện Biên đến Dinh Độc Lập

(Kiến Thức) - Từ Điện Biên đến Sài Gòn, cánh quân do tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy luôn là những người đến đích đầu tiên.

Nhà cầm quân thiên tài
Cuộc kháng chiến trường kì 30 năm của dân tộc ta đã sản sinh ra một thế hệ tướng lĩnh tài giỏi. Họ là những nhà cầm quân thiên tài nhưng đặc biệt hầu hết không xuất thân từ các trường lớp quân sự. Lúc sinh thời, khi trả lời phỏng vấn của một tờ báo, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đánh giá có 4 vị tướng xuất sắc nhất là: Đầu tiên là tướng Võ Nguyên Giáp, thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn, thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An.
Nhân dịp kỷ niệm 39 năm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2014), Kiến Thức xin giới thiệu tới độc giả các bài viết về hồ sơ chiến tranh Việt Nam với những thông tin đầy đủ, sinh động và giàu giá trị tham khảo. Kính mời độc giả theo dõi, đón đọc.
Trong đánh giá của tướng Thảo, người xếp vị trí thứ hai sau thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp là Đại tướng Lê Trọng Tấn. Tất nhiên còn nhiều góc nhìn khác có thể sắp xếp những người khác nhưng cách đánh giá của Thượng tướng Thảo về tướng Tấn hoàn toàn có cơ sở.
Nhìn lại một cách tổng quát cuộc chiến tranh 30 năm qua của dân tộc ta, ngoại trừ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người vạch đường lối chiến lược quan trọng, không có một tướng lĩnh nào có thành tích chiến đấu như tướng Tấn. Năm 1954, đại đoàn 312 do ông làm tư lệnh là đơn vị đã mở đầu chiến dịch Điện Biên và cũng là những người đánh vào sở chỉ huy của De Castries sớm nhất và bắt sống De Castries. Sáng 7/5/1954, khi tin tức báo về Bộ Tổng tư lệnh, tướng Giáp còn ngỡ ngàng vì nhanh quá nên yêu cầu phải xác nhận lại.
Tướng Tấn và tướng Giáp trao đổi tình hình chiến sự. Ảnh tư liệu
 Tướng Tấn và tướng Giáp trao đổi tình hình chiến sự. Ảnh tư liệu
Ngay sau đó, Lê Trọng Tấn và chính ủy Trần Độ là những sĩ quan cao cấp đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào De Castries và tiếp xúc với Bộ tham mưu của Pháp ở Điện Biên. Theo hồi ức của Trần Độ được ghi trong cuốn sách của Võ Bá Cường thì sau khi nói chuyện với Lê Trọng Tấn và Trần Độ bằng tiếng Pháp, De Castries đã nói đại ý: Tiếp xúc với các ông tôi thấy sự chiến thắng của các ông là xứng đáng.
Trong đại thắng mùa xuân 1975, tướng Lê Trọng Tấn là người lên kế hoạch và chỉ huy chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng. Ban đầu ông dự định đánh trong 5 ngày nhưng tướng Giáp không đồng ý yêu cầu chỉ được chuẩn bị trong 3 ngày. Mặc dù lúc đó tướng Tấn lo lắng 3 ngày khó hoàn thành nhưng ông đã nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh.
Nhờ chớp thời cơ quân địch đang hoang mang tan rã, với một lực lượng yếu hơn địch nhưng quân ta đã nhanh chóng tràn qua Huế và Đà Nẵng, đập tan âm mưu co cụm của địch đồng thời đánh tan 100.000 quân hỗn hợp các quân binh chủng của địch.
Bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Lê Trọng Tấn được cử làm Phó tư lệnh chiến dịch kiêm phụ trách cánh quân hướng Đông gồm quân đoàn 2 và quân đoàn 4.
Trong trận cuối cùng đánh vào Sài Gòn, cánh quân tướng Tấn ở cách xa nội đô hơn các mũi khác. Hồi ký Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nêu một sự kiện chứng minh việc này. Hồi ký viết: Theo kế hoạch, 5h30 sáng 30/4/1975, các hướng đồng loạt đánh vào Sài Gòn. Riêng cánh quân phía đông, anh Lê Trọng Tấn đề nghị nổ súng từ 18 giờ ngày 29/4. Lý do là các lực lượng ta còn cách vùng ven từ 15 đến 20km, phải vừa đánh địch vừa tiến quân, lại phải vượt sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, nếu cùng nổ súng sẽ không đến kịp”.
Tướng Lê Trọng Tấn (bên trái ảnh) và tướng Trần Độ tại rừng miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh tư liệu
 Tướng Lê Trọng Tấn (bên trái ảnh) và tướng Trần Độ tại rừng miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh tư liệu
Mặc dù vậy, cũng như 21 năm trước, cánh quân của tướng Tấn lại là cánh quân đầu tiên tiến vào cơ quan đầu não của đối phương mà cụ thể ở đây là Dinh Độc Lập. Vinh dự bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các thuộc về các chiến sĩ xe tăng của lữ đoàn 203 và quân đoàn II thuộc cánh quân hướng đông nói chung. Nhưng đó cũng là vinh dự cho người chỉ huy cánh quân này.
Tướng Tấn trong đánh giá của các đồng sự
Tướng Tấn vốn tên thật là Lê Trọng Tố, xuất thân trong một gia đình trí thức có cha là một nhà Nho thường được gọi là cụ đồ Lê. Mặc dù gia cảnh bần hàn, cụ đồ Lê vẫn cố gắng nuôi các con ăn học. Lê Trọng Tố đã được theo học trường Bưởi ở Hà Nội.
Theo Wikipedia, thời thanh niên, tướng Tấn mê học võ nghệ và bóng đá. Ông từng tham gia đội bóng Éclair (tia chớp) ở vị trí tiền vệ.
Còn đối với niềm đam mê võ thuật, trong hồi ký Từ Đồng Quan đến Điện Biên, chính tướng Lê Trọng Tấn thừa nhận điều này. Ông viết đại ý: Thời đó thanh niên chúng tôi rất mê võ, con nhà giàu học võ để giữ của, người bình thường học võ để không ai bắt nạt được mình.
Lê Trọng Tố bắt đầu tham gia cách mạng từ khoảng năm 1944 sau khi được bà Hoàng Ngân (khi đó là người phụ trách công tác binh vận của Xứ ủy Bắc Kỳ) giác ngộ. Trong Cách mạng tháng 8, Lê Trọng Tố tham gia giành chính quyền tại huyện Ứng Hòa và tỉnh Hà Đông ở cương vị ủy viên Ủyban khởi nghĩa tỉnh Hà Đông.
Ông chuyển sang binh nghiệp từ năm 1946 với chức vụ trung đoàn phó rồi trung đoàn trưởng của trung đoàn Sơn La. Năm 1950, đại đoàn 312 thành lập, ông được bổ nhiệm làm đại đoàn trưởng.
Từ năm 1946 đến khi mất (1986) tướng Tấn đã nam chinh bắc chiến liên tục. Suốt 40 năm, ông có mặt ở hầu hết các chiến trường trọng điểm. Ngoài chiến dịch Điện Biên và chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Tấn còn tham gia và có công lớn trong nhiều chiến dịch quan trọng khác như Đường 9 nam Lào, chiến dịch Trị Thiên, chiến dịch phản công biên giới Tây Nam…
Tướng Võ Nguyên Giáp đã giành những lời rất tốt đẹp khi nói về ông khi nói: “Trận nào anh Tấn trực tiếp đốc chiến thì tôi đã yên tâm 50%” và “ Người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết”. Trong một nhận định khác có tính khẳng định hơn, tướng Giáp nói: “Lê Trọng Tấn là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại”.
Trong một lần trò chuyện với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, tác giả đã đặt câu hỏi với tướng Thước về tướng Lê Trọng Tấn thì được câu trả lời như thế này: “Đây là một vị tướng giỏi cả về tài năng, về sức sáng tạo và đặc biệt là chất nhân văn của một người tướng. Dù là ở cấp cao nhưng vẫn sống rất bình dân, bình dị hai là khi chiến đấu thì rất quan tâm người chiến sĩ. Trong những thời điểm khó khăn nhất ông thường có mặt động viên cấp dưới.
Nói chung tướng Tấn là một tướng chiến lược, một danh tướng. Lúc ở cơ quan cũng giỏi nhưng quan trọng nhất là trong từng trận chiến, tướng Tấn là tướng chiến trường, là cánh tay phải của tướng Giáp”.

Ảnh độc: Cuộc "đọ sức" quyết liệt tại vĩ tuyến 17

(Kiến Thức) - Cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng quyết liệt  tại vĩ tuyến 17 đầu thập niên 1960 đã được tạp chí LIFE ghi lại qua những hình ảnh đặc sắc.

Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 (V-DMZ) là một khu phi quân sự được lập ra theo Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954, với vai trò một giới tuyến quân sự tạm thời ngăn cắt vùng tập kết giữa một bên là các lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp và các lực lượng đồng minh. Ảnh: Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 - biểu tượng của sự chia cắt hai miền trong quá khứ, nhìn từ một tòa nhà nằm ở bờ Nam.
 Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 (V-DMZ) là một khu phi quân sự được lập ra theo Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954, với vai trò một giới tuyến quân sự tạm thời ngăn cắt vùng tập kết giữa một bên là các lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp và các lực lượng đồng minh. Ảnh: Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 - biểu tượng của sự chia cắt hai miền trong quá khứ, nhìn từ một tòa nhà nằm ở bờ Nam.

Dự kiến, đường giới tuyến tạm thời sẽ bị xóa bỏ sau cuộc tổng tuyển cử 2 năm sau đó. Tuy vậy, nó thực tế trở thành một biên giới chia cắt Việt Nam suốt thời gian chiến tranh. Ảnh: Đầu cầu phía Nam của cầu Hiền Lương.
 Dự kiến, đường giới tuyến tạm thời sẽ bị xóa bỏ sau cuộc tổng tuyển cử 2 năm sau đó. Tuy vậy, nó thực tế trở thành một biên giới chia cắt Việt Nam suốt thời gian chiến tranh. Ảnh: Đầu cầu phía Nam của cầu Hiền Lương.

Sự ra đời của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 là kết quả của một cuộc đấu trí dai dẳng giữa Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Pháp. Ảnh: Các công trình của miền Bắc ở đầu phía Bắc cầu Hiền Lương, 1966.
 Sự ra đời của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 là kết quả của một cuộc đấu trí dai dẳng giữa Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Pháp. Ảnh: Các công trình của miền Bắc ở đầu phía Bắc cầu Hiền Lương, 1966.

Ban đầu, Việt Nam Dân chủ cộng hòa đề xuất vĩ tuyến 13, trong khi Pháp đòi lấy vĩ tuyến 19 làm Khu phi quân sự. Sau nhiều vòng đàm phán gay go, vĩ tuyến 17 được cả hai bên chấp nhận.
 Ban đầu, Việt Nam Dân chủ cộng hòa đề xuất vĩ tuyến 13, trong khi Pháp đòi lấy vĩ tuyến 19 làm Khu phi quân sự. Sau nhiều vòng đàm phán gay go, vĩ tuyến 17 được cả hai bên chấp nhận.

Nằm trên vĩ tuyến 17, sự ngẫu nhiên của vị trí địa lý đã khiến cầu Hiền Lương đi vào lịch sử. Cây cầu này được xây dựng năm 1952, đến năm 1967 thì bị bom Mỹ đánh sập. Ảnh: Một chiến sĩ Giải phóng đứng ở đầu Bắc của cầu Hiền Lương, năm 1966.
 Nằm trên vĩ tuyến 17, sự ngẫu nhiên của vị trí địa lý đã khiến cầu Hiền Lương đi vào lịch sử. Cây cầu này được xây dựng năm 1952, đến năm 1967 thì bị bom Mỹ đánh sập. Ảnh: Một chiến sĩ Giải phóng đứng ở đầu Bắc của cầu Hiền Lương, năm 1966.

Ở hai đầu cầu là cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng khốc liệt, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đầu tiên có thể kể đến là "đấu loa": Sử dụng những dàn loa công suất lớn bố trí dọc theo giới tuyến để phát đi những thông điệp chính trị nhắm vào phía bên kia. Không ồn ã nhưng, vô cùng quyết liệt là cuộc "đấu cờ". Từ năm 1954-1967, giữa hai đầu cầu Hiền Lương đã có cuộc "chạy đua" về chiều cao của cột cờ, với những cuộc rượt đuổi gay cấn. Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã chiến thắng với cột cờ có chiều cao 38,6m - cao nhất trong lịch sử tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, được dựng năm 1962.
 Ở hai đầu cầu là cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng khốc liệt, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đầu tiên có thể kể đến là "đấu loa": Sử dụng những dàn loa công suất lớn bố trí dọc theo giới tuyến để phát đi những thông điệp chính trị nhắm vào phía bên kia. Không ồn ã nhưng, vô cùng quyết liệt là cuộc "đấu cờ". Từ năm 1954-1967, giữa hai đầu cầu Hiền Lương đã có cuộc "chạy đua" về chiều cao của cột cờ, với những cuộc rượt đuổi gay cấn. Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã chiến thắng với cột cờ có chiều cao 38,6m - cao nhất trong lịch sử tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, được dựng năm 1962. 

Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tìm mọi cách phá hoại cột cờ của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Cuộc không kích quy mô lớn vào ngày 2/8/1967 đã làm cột cờ bị gãy. Đêm hôm sau, các chiến sĩ Giải phóng đã đưa bộc phá sang đánh sập cột cờ ở bờ Nam. Từ đó đến hết chiến tranh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thêm 11 lần dựng cờ bằng gỗ cao 12 - 18m, 42 lần lá cờ bị bom đạn phá hỏng. "Cuộc chiến màu sắc" là một diễn biến kịch tính khác, liên quan trực tiếp đến cầu Hiền Lương. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. Những người lính của hai phía nhiều khi chỉ đứng cách nhau vài mét ở hai bên ranh giới này.
Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tìm mọi cách phá hoại cột cờ của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Cuộc không kích quy mô lớn vào ngày 2/8/1967 đã làm cột cờ bị gãy. Đêm hôm sau, các chiến sĩ Giải phóng đã đưa bộc phá sang đánh sập cột cờ ở bờ Nam. Từ đó đến hết chiến tranh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thêm 11 lần dựng cờ bằng gỗ cao 12 - 18m, 42 lần lá cờ bị bom đạn phá hỏng. "Cuộc chiến màu sắc" là một diễn biến kịch tính khác, liên quan trực tiếp đến cầu Hiền Lương. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. Những người lính của hai phía nhiều khi chỉ đứng cách nhau vài mét ở hai bên ranh giới này.

Thoạt đầu, chính quyền Sài Gòn chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau, chính quyền Sài Gòn lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu...
 Thoạt đầu, chính quyền Sài Gòn chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau, chính quyền Sài Gòn lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu...

Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ chính quyền Sài Gòn sơn một màu khác đi thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa liền sơn lại cho giống. Đây là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của những chiến sĩ Giải phóng.
 Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ chính quyền Sài Gòn sơn một màu khác đi thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa liền sơn lại cho giống. Đây là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của những chiến sĩ Giải phóng.


"Đấu biểu ngữ" cũng là một phần của cuộc chiến tâm lý giữa hai đầu cầu. Vào năm 1961, biểu ngữ ở cổng chào đầu cầu phía Nam là "Muốn thống nhất lãnh thổ phải có Tổng thống Ngô Đình Diệm". Trớ trêu thay, 2 năm sau đó vị Tổng thống độc đoán này đã chết thảm trong cuộc đảo chính do người Mỹ giật dây ở Sài Gòn. Đối diện với cổng chào có phần "mong manh" của Sài Gòn là cánh cổng xây bằng bê tông bề thế và vững chắc của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Thông điệp của toàn thể nhân dân Việt Nam: "Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh muôn năm!". Hình ảnh thực hiện năm 1961.
"Đấu biểu ngữ" cũng là một phần của cuộc chiến tâm lý giữa hai đầu cầu. Vào năm 1961, biểu ngữ ở cổng chào đầu cầu phía Nam là "Muốn thống nhất lãnh thổ phải có Tổng thống Ngô Đình Diệm". Trớ trêu thay, 2 năm sau đó vị Tổng thống độc đoán này đã chết thảm trong cuộc đảo chính do người Mỹ giật dây ở Sài Gòn. Đối diện với cổng chào có phần "mong manh" của Sài Gòn là cánh cổng xây bằng bê tông bề thế và vững chắc của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Thông điệp của toàn thể nhân dân Việt Nam: "Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh muôn năm!". Hình ảnh thực hiện năm 1961.

Những biểu ngữ ở miền Bắc tập trung vào việc thể hiện quyết tâm thống nhất đất nước...
 Những biểu ngữ ở miền Bắc tập trung vào việc thể hiện quyết tâm thống nhất đất nước... 

...Hướng đến tương lai của toàn thể dân tộc.
 ...Hướng đến tương lai của toàn thể dân tộc.

...Hi vọng một biện pháp hòa giải, thống nhất trong hòa bình vào thời điểm chiến tranh chưa bùng nổ ác liệt (1961).
 ...Hi vọng một biện pháp hòa giải, thống nhất trong hòa bình vào thời điểm chiến tranh chưa bùng nổ ác liệt (1961).

"Nam Bắc một nhà", một sự thật hiển nhiên, bất chấp những thế lực xấu đang tìm cách chia rẽ đất nước.
 "Nam Bắc một nhà", một sự thật hiển nhiên, bất chấp những thế lực xấu đang tìm cách chia rẽ đất nước.

Chỉ đích danh thủ phạm chính của sự chia rẽ: Đế quốc Mỹ.
 Chỉ đích danh thủ phạm chính của sự chia rẽ: Đế quốc Mỹ.

Theo hiệp định Genève, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 sẽ nằm dưới sự giám sát của các nhân viên quốc tế, hai bên đều không được gây nên bất cứ một hành động xung đột nào trong DMZ, hoặc từ trong DMZ ra, hoặc từ ngoài vào DMZ và phải tránh mọi thái độ hay hoạt động có thể đưa đến xung đột.
 Theo hiệp định Genève, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 sẽ nằm dưới sự giám sát của các nhân viên quốc tế, hai bên đều không được gây nên bất cứ một hành động xung đột nào trong DMZ, hoặc từ trong DMZ ra, hoặc từ ngoài vào DMZ và phải tránh mọi thái độ hay hoạt động có thể đưa đến xung đột.

Trong những năm 1960, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm không tôn trọng hiệp định Genève, ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bảo vệ khu vực giới tuyến. Ảnh: Xe tải chở quân đội Sài Gòn hướng về gần vĩ tuyến 17, 1966.
 Trong những năm 1960, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm không tôn trọng hiệp định Genève, ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bảo vệ khu vực giới tuyến. Ảnh: Xe tải chở quân đội Sài Gòn hướng về gần vĩ tuyến 17, 1966.

Quân đội Sài Gòn tập kết gần vĩ tuyến 17 với các vũ khí hạng nặng.
 Quân đội Sài Gòn tập kết gần vĩ tuyến 17 với các vũ khí hạng nặng.

Trại lính của quân đội Sài Gòn gần vùng giới tuyến thuộc tỉnh Quảng Trị
 Trại lính của quân đội Sài Gòn gần vùng giới tuyến thuộc tỉnh Quảng Trị

Dù hết sức nỗ lực ngăn chặn, chính quyền Sài Gòn vẫn không thể cản được ý chí thống nhất đất nước của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
  Dù hết sức nỗ lực ngăn chặn, chính quyền Sài Gòn vẫn không thể cản được ý chí thống nhất đất nước của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Đó là lý do khiến sự tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương chỉ kéo dài đến năm 1967. Tháng 10/1967, trước áp lực của Quân đội Giải phóng, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đơn phương xóa bỏ đường giới tuyến quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17. Cầu Hiền Lương đã bị máy bay Mỹ đánh sập thời gian này.
Đó là lý do khiến sự tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương chỉ kéo dài đến năm 1967. Tháng 10/1967, trước áp lực của Quân đội Giải phóng, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đơn phương xóa bỏ đường giới tuyến quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17. Cầu Hiền Lương đã bị máy bay Mỹ đánh sập thời gian này.


Tình trạng ngừng bắn tại vĩ tuyến 17 chấm dứt. Sau nhiều cuộc giằng co, từ tháng 6 năm 1969 cho đến 1975, khu vực này nằm dưới sự kiểm soát của quân lực lượng Giải phóng. Ảnh: Con đường phía Nam cầu Hiền Lương, 1966.
 Tình trạng ngừng bắn tại vĩ tuyến 17 chấm dứt. Sau nhiều cuộc giằng co, từ tháng 6 năm 1969 cho đến 1975, khu vực này nằm dưới sự kiểm soát của quân lực lượng Giải phóng. Ảnh: Con đường phía Nam cầu Hiền Lương, 1966. 

 Vĩ tuyến 17 đã trở thành biểu tượng oanh liệt về cuộc đấu tranh giành tự do, thống nhất tổ quốc mà quân dân Việt Nam đã kiên cường tiến hành trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt.
 Vĩ tuyến 17 đã trở thành biểu tượng oanh liệt về cuộc đấu tranh giành tự do, thống nhất tổ quốc mà quân dân Việt Nam đã kiên cường tiến hành trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt. 

Đạo diễn nổi tiếng người Thụy Điển Gerald Evans nhận xét: "Vĩ tuyến 17 là nơi trưng bày sự man rợ đến tột cùng của đế quốc Mỹ và lòng dũng cảm đến mức thần thánh của nhân dân Việt Nam". Ảnh: Một khoảnh khắc bình yên hiếm hoi tại vĩ tuyến 17, 1966.
 Đạo diễn nổi tiếng người Thụy Điển Gerald Evans nhận xét: "Vĩ tuyến 17 là nơi trưng bày sự man rợ đến tột cùng của đế quốc Mỹ và lòng dũng cảm đến mức thần thánh của nhân dân Việt Nam". Ảnh: Một khoảnh khắc bình yên hiếm hoi tại vĩ tuyến 17, 1966.

Chân dung 12 Đại tướng trong Quân đội Nhân dân VN

(Kiến Thức) - Đại tướng là cấp quân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013). Năm thụ phong: 1948. Quê quán: Quảng Bình. Bí danh: Văn, Sáu. Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị. Danh hiệu khác: Người anh cả của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Đại tướng đầu tiên của QĐNDVN, Huân chương Sao vàng.
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013). Năm thụ phong: 1948. Quê quán: Quảng Bình. Bí danh: Văn, Sáu. Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị. Danh hiệu khác: Người anh cả của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Đại tướng đầu tiên của QĐNDVN, Huân chương Sao vàng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới