Vì sao VOS Vận tải Biển Việt Nam bị khuyến nghị bán?

Chứng khoán SBS vừa có báo cáo phân tích CTCP Vận tải Biển Việt Nam (HoSE: VOS) với đánh giá rủi ro và khuyến nghị bán.

VOS đang phải kinh doanh dưới giá vốn
CTCP Vận tải Biển Việt Nam (Vosco) tiền thân là Công ty Vận tải biển Việt Nam được thành lập năm 1970. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty bao gồm vận tải đường biển và các dịch vụ hàng hải khác như: đại lý tàu biển, đại lý vận tải đa phương thức, huấn luyện - đào tạo thuyền viên. VOS hoạt động theo hình thức cổ phần từ năm 2008 và được niêm yết trên HoSE năm 2010.
Hiện nay đội tàu của VOS đang có tuổi đời cao, trước tình trạng nhu cầu vận chuyển sụt giảm do kinh tế toàn cầu đang giảm tốc và sự cạnh tranh trong ngành ngày một khốc liệt khiến biên lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng giảm. 
Cụ thể, quý 3/2023, doanh thu của VOS đạt 715,8 tỷ đồng, gần như đi ngàng so cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế âm hơn 23 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng 2023, doanh thu của VOS vẫn tăng 26% khi đạt 2.278 tỷ đồng, song lợi nhuận sau thuế lại lao dốc 89% về còn gần 51 tỷ đồng. 
Vi sao VOS Van tai Bien Viet Nam bi khuyen nghi ban?
 Tình hình kinh doanh thời gian qua của VOS
Ngành vận tải biển nói chung và VOS nói riêng đã phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề từ đại dịch Covid năm 2020 và sự suy giảm của kinh tế toàn cầu. Điều này khiến lực cầu bị giảm sút, tình trạng cạnh tranh trong ngành gia tăng và giá vận chuyển trong thời gian gần đây đang rất thấp khiến các doanh nghiệp vận tải biển đang rất khó khăn. 
VOS đang sở hữu và khai thác đội tàu 13 chiếc với tổng tải trọng khoảng 460,000 dwt gồm 8 tàu hàng khô, hàng rời, 3 tàu dầu sản phẩm và 2 tàu container. VOS dự kiến sẽ bán tàu hàng rời Neptune Star trong 2023, đang chiếm khoảng 7,1% tổng trọng tải đội tàu. Còn năm 2024 VOS dự kiến bán tàu dầu sản phẩm Đại Minh, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa thể bán được nên kết quả kinh doanh quý 4 theo SBS vẫn sẽ kém khả quan.
Theo kế hoạch dài hạn thì dự kiến đến năm 2027, VOS sẽ khai thác 23 tàu, với 16 tàu hàng khô (9 tàu thuê ngoài); 4 tàu dầu sản phẩm thuê ngoài; 3 tàu container (1 tàu thuê ngoài), tổng trọng tải khoảng 800.000 dwt.
Ngành vận tải biển đang tồn tại nhiều bất ổn
Sau thời gian dài khó khăn, quy mô và chất lượng đội tàu của VOS đều giảm, trong khi đó cơ hội để đầu tư phát triển và trẻ hoá đội tàu đang gặp nhiều trở ngại.
Theo SBS, các cuộc tấn công trên biển Đỏ của lực lượng Houthi ở Yemen đã làm gián đoạn thương mại quốc tế thông qua kênh đào Suez, tuyến vận chuyển ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á, chiếm khoảng 1/6 lưu lượng vận tải biển toàn cầu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng chi phí vận tải do nhiều tàu phải đi đường vòng, làm lạm phát tăng cao trong thời điểm nhu cầu vận chuyển đang sụt giảm, tăng trưởng kinh tế toàn câu đang giảm tốc.
Vi sao VOS Van tai Bien Viet Nam bi khuyen nghi ban?-Hinh-2
 
Trong bối cảnh đó, SBS cho rằng rủi ro đầu tư đối với VOS là đang vận hành đội tàu hàng rời và tàu container hoạt động dưới giá vốn và chờ thời điểm giá cước cải thiện để vận hành với giá cao hơn. Điều này khiến hiệu quả hoạt động của VOS suy giảm khi chi phí vận hành ngày một tăng cao.
Đồng thời, trong tình hình kinh tế nhiều nước khó khăn và nhiều bất ổn như hiện nay, lưu lượng hàng hóa giao thương sẽ giảm mạnh.
SBS nhận định, VOS là một trong những công ty vận tải biển hàng đầu của Việt Nam, phục vụ đông đảo khách hàng trong và ngoài nước. Đội tàu hiện tại của VOS rất đa dạng, gồm các tàu chở hàng rời, tàu dầu sản phẩm và tàu container hoạt động không hạn chế trên các tuyến trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên đứng trước một năm kinh tế khó khăn và nhiều những bất ổn đã khiến lượng cầu giảm mạnh cùng với đó là giá cước cũng về mức thấp khiến lợi nhuận VOS ảnh hưởng nặng nề. Đồng thời VOS cũng là doanh nghiệp đã hơn 12 năm nay chưa trả cổ tức bằng tiền mặt.
Giá tham chiếu ngày 2/1/2024 của VOS là 11.400/cổ phiếu, đang cao hơn định giá của SBS, do vậy SBS đánh giá cổ phiếu VOS ở mức rủi ro đối với hoạt động đầu tư dài hạn. Đồng thời khuyến nghị bán đối với cổ phiếu này.

Nợ xấu tăng nhưng SHB vẫn không trích lập dự phòng quý 1, bị đánh giá rủi ro

(Kiến Thức) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHB) vừa báo lợi nhuận sau thuế 614 tỷ đồng trong quý 1/2020, tăng 3% so cùng kỳ nhờ không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dù nợ xấu tăng. 

Cụ thể, SHB ghi nhận thu nhập lãi thuần 1,684 tỷ đồng, tăng 24% so cùng kỳ. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cũng gấp tới 3,2 lần lên 45 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chi phí hoạt động “ngốn” 1,071 tỷ đồng khi tăng 34% so với cùng kỳ năm trước và đa phần thu nhập ngoài lãi giảm mạnh nên lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của SHB 780 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 5% so với quý 1/2019. 

Mua bán bất thường, FLC xin áp dụng biện pháp an ninh, tạm ngừng giao dịch

Thị trường chứng khoán ghi nhận một phiên tăng điểm mạnh khi mà dòng tiền đổ vào bắt đáy ở nhiều cổ phiếu chủ chốt, ồ ạt dồn vào nhóm cổ phiếu “họ FLC”.

Các cổ phiếu blue-chips trong phiên giao dịch cuối tuần 1/4 đồng loạt bật tăng mạnh. Trong nhóm VN-30, có tới 29/30 cổ phiếu tăng giá, trong đó Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài tăng trần thêm 10.200 đồng lên 156.000 đồng/cp.

Nhiều cổ phiếu tăng mạnh như FPT tăng thêm 4.000 đồng lên 111.000 đồng/cp; Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tăng 6.700 đồng lên 117.200 đồng/cp; Sabeco tăng 6.300 đồng lên 165.300 đồng/cp; VPBank tăng 1.400 đồng lên 38.600 đồng/cp…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.