Vì sao Võ Tắc Thiên nhất quyết ngậm gỗ trong miệng lúc băng hà?

Vì sao Võ Tắc Thiên nhất quyết ngậm gỗ trong miệng lúc băng hà?

Khác với nhiều thành viên hoàng tộc ngậm ngọc, Võ Tắc Thiên yêu cầu đặt vào miệng của mình một miếng gỗ sau khi trút hơi thở cuối cùng. Bà hoàng này có dụng ý gì khi dặn dò như vậy?

 Võ Tắc Thiên (624 - 705) là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà vào cung năm 14 tuổi và trở thành tài nhân của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Võ Tắc Thiên phải xuống tóc đi tu. Lúc ấy, bà 25 tuổi.
Võ Tắc Thiên (624 - 705) là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà vào cung năm 14 tuổi và trở thành tài nhân của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Võ Tắc Thiên phải xuống tóc đi tu. Lúc ấy, bà 25 tuổi.
Sau khi kế thừa ngai vàng, con trai của Đường Thái Tông là Đường Cao Tông Lý Trị đã đón Võ Tắc Thiên trở về cung. Nhờ được sủng hạnh, bà nhanh chóng thăng tiến trong hậu cung và trở thành hoàng hậu.
Sau khi kế thừa ngai vàng, con trai của Đường Thái Tông là Đường Cao Tông Lý Trị đã đón Võ Tắc Thiên trở về cung. Nhờ được sủng hạnh, bà nhanh chóng thăng tiến trong hậu cung và trở thành hoàng hậu.
Võ Tắc Thiên trở thành thái hậu dưới thời Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông. Sau nhiều năm thâu tóm quyền lực, bà lập nên triều đại Võ Chu và trở thành hoàng đế từ năm 690 - 705.
Võ Tắc Thiên trở thành thái hậu dưới thời Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông. Sau nhiều năm thâu tóm quyền lực, bà lập nên triều đại Võ Chu và trở thành hoàng đế từ năm 690 - 705.
Trước khi qua đời, Võ Tắc Thiên đã căn dặn con cháu đặt miếng gỗ vào miệng của mình sau khi qua đời.
Trước khi qua đời, Võ Tắc Thiên đã căn dặn con cháu đặt miếng gỗ vào miệng của mình sau khi qua đời.
Điều này trái ngược với truyền thống đặt ngọc hoặc dạ minh châu vào miệng của người quá cố trong hoàng tộc. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao Võ Tắc Thiên lại làm như vậy.
Điều này trái ngược với truyền thống đặt ngọc hoặc dạ minh châu vào miệng của người quá cố trong hoàng tộc. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao Võ Tắc Thiên lại làm như vậy.
Theo các nhà sử học, Võ Tắc Thiên muốn ngậm gỗ thay vì ngọc là vì có dụng ý riêng. Việc làm này có liên quan đến một tấm bia lớn đặt trước lăng mộ của bà nhưng không khắc bất cứ một chữ nào lên.
Theo các nhà sử học, Võ Tắc Thiên muốn ngậm gỗ thay vì ngọc là vì có dụng ý riêng. Việc làm này có liên quan đến một tấm bia lớn đặt trước lăng mộ của bà nhưng không khắc bất cứ một chữ nào lên.
Tấm bia này cao 7,5m, nặng gần 100 tấn. Do không ghi chữ nào nên còn được gọi là Vô tự bia. Một số giả thiết cho rằng, Võ Tắc Thiên không cho viết gì lên tấm bia đó là vì những gì bà đã làm được không thể viết hết lên đó.
Tấm bia này cao 7,5m, nặng gần 100 tấn. Do không ghi chữ nào nên còn được gọi là Vô tự bia. Một số giả thiết cho rằng, Võ Tắc Thiên không cho viết gì lên tấm bia đó là vì những gì bà đã làm được không thể viết hết lên đó.
Một quan điểm khác cho rằng, tấm bia lớn đặt trước lăng mộ không khắc chữ chính là cách Võ Tắc Thiên muốn để cho người đời tự đánh giá về những gì bà đã làm được cho đất nước trong những năm tháng cầm quyền.
Một quan điểm khác cho rằng, tấm bia lớn đặt trước lăng mộ không khắc chữ chính là cách Võ Tắc Thiên muốn để cho người đời tự đánh giá về những gì bà đã làm được cho đất nước trong những năm tháng cầm quyền.
Người Trung Quốc thời xưa thường ghi chép nội dung lên thẻ tre (mộc độc) hoặc thẻ gỗ (trúc giản). Việc ngậm một miếng gỗ trong miệng sau khi qua đời là dụng ý của Võ Tắc Thiên muốn để cho quỷ thần đánh giá về những việc mình đã làm.
Người Trung Quốc thời xưa thường ghi chép nội dung lên thẻ tre (mộc độc) hoặc thẻ gỗ (trúc giản). Việc ngậm một miếng gỗ trong miệng sau khi qua đời là dụng ý của Võ Tắc Thiên muốn để cho quỷ thần đánh giá về những việc mình đã làm.
Một số sử gia đánh giá, hành động trên của Võ Tắc Thiên là minh chứng cho bản lĩnh và trí tuệ của nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Một số sử gia đánh giá, hành động trên của Võ Tắc Thiên là minh chứng cho bản lĩnh và trí tuệ của nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.

GALLERY MỚI NHẤT