Vì sao Vitamin B9 có thể giúp giảm nguy cơ tử vong sớm?

Nghiên cứu mới cho thấy việc bổ sung axit folic, còn được biết đến là folate hay vitamin B9, có thể giúp giảm nguy cơ tử vong sớm.

Telegraph đưa tin, nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Evidence Based Mental Health.
Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Y Icahn ở Mount Sinai, New York (Mỹ) và trường Đại học Haifa (Israel) đã xem xét dữ liệu của hơn 27.000 người trong độ tuổi từ 60 đến 75 tại Israel. Không ai được chẩn đoán bị sa sút trí tuệ trước khi cuộc nghiên cứu bắt đầu. Họ được theo dõi từ tháng 1/2013 đến tháng 10/2017.
Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu người tham gia để xác định xem họ có bị thiếu hụt vitamin B9 hay không. Kết quả cho thấy, 3.418 người bị thiếu hụt folate.
Vi sao Vitamin B9 co the giup giam nguy co tu vong som?
Ảnh minh họa: Boldsky.  
Nhà nghiên cứu của Mỹ và Israel phát hiện ra rằng những người lớn tuổi có hàm lượng vitamin B9 thấp có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn cũng như liên quan đến nguy cơ tử vong sớm. Cụ thể, những người thiếu hụt vitamin B9 có nguy cơ sa sút trí tuệ tăng 1,68 lần và nguy cơ tử vong tăng 2,98 lần trong thời gian theo dõi.
"Nồng độ folate trong huyết thanh có thể đóng vai trò như một chỉ số sinh học được sử dụng để điều chỉnh nguy cơ mất trí nhớ và tử vong ở người cao tuổi", tác giả nghiên cứu viết.
Do vậy, việc bổ sung vitamin B9 có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ và tử vong sớm. Vitamin B9 giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và được tìm thấy trong một số loại thực phẩm.
Phụ nữ mang thai đã được khuyến cáo nên bổ sung phiên bản nhân tạo của folate - axit folic - để giúp não, hộp sọ và tủy sống của thai nhi phát triển tốt nhất.
Hầu hết người lớn và trẻ em đều có thể bổ sung axit folic nhưng nó không phù hợp cho tất cả mọi người. Những người mắc một số bệnh bao gồm ung thư, thiếu hụt vitamin B12, những người đang chạy thận nhân tạo và những người đặt stent tim nên hỏi ý kiến bác sĩ của họ trước khi dùng.

12 dấu hiệu sớm cảnh báo cơ thể thiếu vitamin C

(VietnamDaily) - Mặc dù thiếu vitamin C rất hiếm ở các nước phát triển do có sẵn thực phẩm giàu vitamin C, nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến mọi người. Do vậy, nếu cơ thể bạn bị thiếu vitamin C, đây là những triệu chứng cần chú ý.

12 dau hieu som canh bao co the thieu vitamin C ban can luu y

Da khô: Biểu bì, lớp ngoài cùng của da chứa một lượng lớn vitamin C. Sự hiện diện của vitamin C trong da bảo vệ da khỏi tác hại oxy hóa do ánh nắng mặt trời và ô nhiễm. Nó cũng giúp sản xuất collagen, giữ cho làn da trẻ trung. Do vậy, thiếu vitamin C có thể khiến da khô và hư tổn.

12 dau hieu som canh bao co the thieu vitamin C ban can luu y-Hinh-2
Chảy máu nướu: Một triệu chứng phổ biến của thiếu vitamin C là đỏ, sưng và chảy máu nướu. Thiếu vitamin C dẫn đến các mạch máu bị suy yếu và bị viêm trong các mô nướu, khiến nướu bị chảy máu.
12 dau hieu som canh bao co the thieu vitamin C ban can luu y-Hinh-3
Da bị bầm tím: Nếu da bạn dễ bị bầm tím thì có thể là cơ thể bạn đang thiếu vitamin C. Vì vậy, hãy bổ sung thêm hoa quả nhiều vitamin C.
12 dau hieu som canh bao co the thieu vitamin C ban can luu y-Hinh-4
Da sần sùi: Hàm lượng vitamin C thấp gây ra bệnh viêm giác mạc. Đây là một loại tình trạng làm cho da mấp mô phát triển ở mặt sau của cánh tay trên, đùi hoặc mông do sự tích tụ protein keratin bên trong lỗ chân lông.
12 dau hieu som canh bao co the thieu vitamin C ban can luu y-Hinh-5
Các nang lông mẩn đỏ: Các nang lông có nhiều mạch máu nhỏ cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho khu vực này. Thiếu vitamin C dẫn đến các mạch máu yếu gần nang lông, do đó gây ra những đốm nhỏ màu đỏ tươi gần nang lông. 
12 dau hieu som canh bao co the thieu vitamin C ban can luu y-Hinh-6
Tăng cân: Theo một nghiên cứu, lượng vitamin C thấp có liên quan đến sự gia tăng mỡ bụng ở những người khỏe mạnh. Hàm lượng vitamin C cao hơn có thể giúp ngăn ngừa béo phì bằng cách điều chỉnh sự giải phóng chất béo từ các tế bào mỡ, giảm viêm và hormone gây căng thẳng.
12 dau hieu som canh bao co the thieu vitamin C ban can luu y-Hinh-7
Các khớp bị sưng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khớp bị sưng có liên quan đến sự thiếu hụt vitamin C gây khó khăn trong việc đi lại hoặc đi khập khiễng. Đôi khi chảy máu trong khớp cũng có thể xảy ra, điều này có thể dẫn đến sưng và đau khớp.
12 dau hieu som canh bao co the thieu vitamin C ban can luu y-Hinh-8
Mệt mỏi: Một triệu chứng ban đầu khác của thiếu vitamin C là mệt mỏi và tâm trạng buồn phiền. Những triệu chứng này có thể giải quyết khi bạn tăng lượng thức ăn giàu vitamin C.
12 dau hieu som canh bao co the thieu vitamin C ban can luu y-Hinh-9
Thiếu máu: Hàm lượng vitamin C thấp trong cơ thể có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn, do đó, giảm lượng vitamin C làm chậm quá trình hấp thu sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
12 dau hieu som canh bao co the thieu vitamin C ban can luu y-Hinh-10
Hệ miễn dịch yếu: Thiếu vitamin C cũng có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch, khiến bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Hàm lượng vitamin C cao hơn cần thiết cho cơ thể để chống lại nhiễm trùng và tiêu diệt mầm bệnh.
12 dau hieu som canh bao co the thieu vitamin C ban can luu y-Hinh-11
Viêm mãn tính: Không bổ sung đủ lượng vitamin C có liên quan đến mức độ viêm và stress oxy hóa cao hơn. Vitamin C ngăn chặn tổn thương tế bào bằng cách trung hòa các gốc tự do gây viêm và stress oxy hóa.
12 dau hieu som canh bao co the thieu vitamin C ban can luu y-Hinh-12
Xương yếu: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu vitamin C làm tăng tỷ lệ yếu xương, do đó làm tăng nguy cơ gãy xương và loãng xương. Nhu cầu vitamin C hàng ngày được khuyên dùng cho phụ nữ là 75 mg mỗi ngày và nam giới 90 mg mỗi ngày. Ảnh: Boldsky.  

Thực hư Vitamin A có thể khôi phục khứu giác cho người mắc COVID-19

Một số người không thể lấy lại khứu giác dù sau vài tuần mắc COVID-19. Theo chuyên gia đến từ UAE, vitamin A có thể nắm giữ chìa khóa giải quyết vấn đề này.

Mirror đưa tin ngày 21/11, một trong những triệu chứng ở người mắc COVID-19 là mất khứu giác, thường cũng ảnh hưởng đến cả vị giác.
Hầu hết mọi người lấy lại khứu giác trong vài tuần sau khi mắc bệnh, nhưng một số thì không. Mất khứu giác là do các cảm biến ở niêm mạc mũi bị tổn thương. Vậy có phương thuốc nào giúp bệnh nhân chữa lành không?

Tin mới