Vì sao Tư Mã Ý biết Gia Cát Lượng không thể sống lâu?

Vị sứ giả nói rằng Gia Cát Lượng đích thân điều hành tất cả công việc lớn nhỏ trong quân, từ các chiến thuật tới các bữa ăn cho binh lính, nhưng ông lại ăn rất ít.

Vì sao Tư Mã Ý biết Gia Cát Lượng không thể sống lâu?

Tư Mã Ý sau đó đã nói với một vị quan dưới quyền rằng Gia Cát Lượng không thể sống lâu...

Theo sách "Tam quốc diễn nghĩa", vào năm 220, khi Mạnh Đạt đầu hàng Ngụy thì được Tào Phi tin cậy giao chức quản lý Tân Thành. Tư Mã Ý đã can gián Tào Phi đừng trọng dụng Đạt, nhưng ý kiến không được nghe. Năm 227, Mạnh Đạt bắt đầu thương lượng với Ngô và Thục và hứa hẹn sẽ chống Ngụy khi có cơ hội. Tuy nhiên, ông đã lưỡng lự nên Gia Cát Lượng đã buộc ông ta phải hành động bằng cách tiết lộ ý muốn làm loạn của mình cho Thân Nghi, người đang cầm quyền ở Ngụy Hưng. Sợ Mạnh Đạt khởi binh ngay, Tư Mã Ý gửi cho ông ta một bức thư nói: Trước kia, ông hàng Ngụy và được giao phó bảo vệ biên giới chống Thục. Người Thục xuẩn ngốc và vẫn ghét ông vì không chịu theo giúp Quan Vũ. Khổng Minh cũng vậy và ông ta đang tìm cách tiêu diệt ông. Có lẽ ông cũng cho rằng, tin ông chuẩn bị làm loạn chỉ là một âm mưu của Lượng thôi.

Vi sao Tu Ma Y biet Gia Cat Luong khong the song lau?

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý.

Mạnh Đạt đọc thư cho rằng mình không còn nguy hiểm gì nữa và không gấp rút chuẩn bị. Ông tin rằng Tư Mã Ý đang phải trấn giữ vùng biên giới giữa Ngụy và Thục, phải mất hàng tháng để về gặp Tào Phi xin quân rồi mới tới Tân Thành được. Tuy nhiên, Tư Mã Ý ngay lập tức lên đường tới Tân Thành trong 8 ngày, nhanh chóng đánh bại Mạnh Đạt khi chưa kịp chuẩn bị. Hành động này khiến Tư Mã Ý càng nổi tiếng.

Tào Chân, người từng chỉ huy cuộc phòng ngự chống lại những cuộc bắc phạt của Gia Cát Lượng chết năm 231, Tư Mã Ý lên thay chức và lần đầu tiên đối mặt với các đội quân của Gia Cát Lượng. Tư Mã Ý giữ quân đồn trú, chiến lược của ông là đợi cho quân Thục phải gặp khó khăn vì việc tiếp tế quân lương. Ông tránh giao tranh với quân Thục trong mọi tình huống và bị các tướng dưới quyền chế nhạo, họ cho rằng ông là nhân vật nhút nhát. Khi không thể phòng thủ mãi, ông đành phải cho các tướng tấn công các vị trí của quân Thục, nhưng họ bị đánh thua nặng và mất 3.000 quân, 500 bộ giáp và 3.000 nỏ. Khi cuối cùng Gia Cát Lượng phải rút lui, Tư Mã Ý lệnh cho Trương Cáp đuổi theo, Trương Cáp bị phục kích và bị giết.

Trận đánh thứ hai giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng diễn ra năm 234. Tư Mã Ý một lần nữa biết rằng vấn đề của quân Thục chính là tiếp lương và ra lệnh cho Tư Mã Chiêu giữ quân phòng thủ đợi quân địch mệt mỏi. Hai đội quân đã đối đầu tại đồng bằng Ngũ Trượng. Dù nhiều lần bị Gia Cát Lượng khiêu chiến, Tư Mã Ý không cho quân tấn công. Để kích động Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng đã gửi những bộ trang phục đàn bà tới cho ông ta, ám chỉ rằng ông ta chỉ là một mụ đàn bà không dám tấn công. Các viên tướng Ngụy tức điên, nhưng Tư Mã Ý vẫn điềm nhiên. Để dỗ dành các tướng lĩnh, Tư Mã Ý yêu cầu hoàng đế Ngụy Tào Duệ cho phép tấn công quân Thục.

Nhằm buộc quân Ngụy phải ra chiến đấu, Gia Cát Lượng gửi một sứ giả tới Tư Mã Ý hối thúc ông tham chiến. Tuy nhiên, Tư Mã Ý không bàn luận các vấn đề quân sự với vị sứ giả này, thay vào đó lại hỏi han về những công việc của Gia Cát Lượng. Vị sứ giả nói rằng Gia Cát Lượng đích thân điều hành tất cả công việc lớn nhỏ trong quân, từ các chiến thuật tới các bữa ăn cho binh lính, nhưng ông lại ăn rất ít. Tư Mã Ý sau đó đã nói với một vị quan dưới quyền rằng Gia Cát Lượng không thể sống lâu.

Sau khi Gia Cát Lượng chết, quân Thục lặng lẽ rút khỏi doanh trại và giữ bí mật cái chết của ông. Tư Mã Ý được dân địa phương báo về cái chết của Gia Cát Lượng nên tấn công quân Thục đang rút lui. Hai tướng Thục là Khương Duy và Dương Nghi mang quân quay lại, giả bộ muốn tấn công. Thấy vậy, Tư Mã Ý sợ rằng Gia Cát Lượng chỉ giả chết để lừa mình, ngay lập tức rút quân. Việc Tư Mã Ý phải bỏ chạy trước một Gia Cát Lượng đã chết khiến người khi ấy có câu nói: "Gia Cát chết cũng đuổi được Trọng Đạt sống". Khi Tư Mã Ý biết việc này, ông cười và nói: Ta có thể chiến đấu với người sống, chứ không phải người chết.

Lời bàn:

Theo tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa", Tư Mã Ý là người có công lao to lớn trong việc bảo vệ Tào Ngụy trước các cuộc bắc phạt của Gia Cát Lượng. Thành công của ông đã tạo cho ông là người có vị trí quyền lực nhất trong triều đình nhà Ngụy và từ đó đã tạo điều kiện cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy, đồng thời tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc ở Trung Quốc thời cổ đại.

Tuy nhiên, cũng chính trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa", tác giả La Quán Trung đã khắc họa Tư Mã Ý là một nhân vật rất nhiều tham vọng, xảo trá, không thành thật, chỉ phục vụ lợi ích dòng họ và để lại di sản cho các con cướp quyền lực về cho gia đình. Nhưng theo các sử gia đương thời cũng như hậu thế ngày nay thì quan điểm của tác giả La Quán Trung chưa hẳn đã đúng. Tuy nhiên, ông đã chết chỉ vài năm sau khi giành lại quyền lực từ Tào Sảng, không để lại câu trả lời rõ ràng về những ý định của ông cho các thế hệ sau. Vì thế, mọi suy đoán về con người Tư Mã Ý mãi mãi vẫn cứ là suy đoán mà thôi.

Vì sao Gia Cát Lượng 2 chân lành lặn vẫn ngồi “xe lăn“?

Chiếc xe lăn cùng quạt lông vũ đã theo Gia Cát Lượng nam chinh, bắc chiến khắp Trung Quốc thời cổ đại.

Vì sao Gia Cát Lượng 2 chân lành lặn vẫn ngồi “xe lăn“?

Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một khai quốc công thần, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông được ca ngợi là hình mẫu của những vị tướng tài đức vẹn toàn, là hiện thân của trí tuệ kiệt xuất. Trong các bộ phim truyền hình, nhân vật này thường được khắc họa với hình ảnh mặc áo Bát Quái, tay cầm quạt lông vũ, ngồi trên xe đẩy. Đây là 2 "vật bất ly thân", đi theo "thần cơ diệu toán" Gia Cát Lượng trong khắp các cuộc chiến lớn nhỏ.

Tuy nhiên, việc "thần cơ diệu toán" ngồi xe lăn và thích cầm quạt lông không phải là sáng tạo hư cấu của tác giả La Quán Trung mà thực tế trong chính sử, Gia Cát Lượng thường sử dụng chiếc xe 4 bánh tựa "xe lăn" và quạt khi lâm trận dù cơ thể không bị thương hay mắc dị tật nào. Nhiều người lầm tưởng rằng vị quân sư đại tài này gặp vấn đề về sức khỏe không thể đi lại nhưng thực chất đây là "mưu lược" của bậc thần cơ diệu toán khi đối mặt với kẻ thù.

Danh tướng kém tiếng nào "bạo gan" tiêu diệt hậu nhân của Gia Cát Lượng?

Trong giai đoạn cuối thời Tam quốc, Đặng Ngải là một danh tướng của nhà Tào Ngụy. Mặc dù không mấy nổi tiếng nhưng ông chính là người đã sát hại hậu nhân của Gia Cát Lượng, Triệu Vân và Trương Phi.

Danh tướng kém tiếng nào "bạo gan" tiêu diệt hậu nhân của Gia Cát Lượng?
Danh tuong kem tieng nao
Thời Tam quốc là một giai đoạn lịch sử quan trọng ở Trung Quốc. Đây là thời kỳ xuất hiện nhiều bậc kỳ tài trong nhiều lĩnh vực như: Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... 

Giật mình nguyên nhân khiến hậu thế mãi chưa thấy mộ Gia Cát Lượng

Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng đã lên kế hoạch an táng cho bản thân. Ông muốn tang lễ tổ chức đơn giản, được chôn dưới núi Định Quân ở Hán Trung và an bài nhiều điều khác khiến ngôi mộ của ông mãi chưa bị phát hiện.

Giật mình nguyên nhân khiến hậu thế mãi chưa thấy mộ Gia Cát Lượng
Giat minh nguyen nhan khien hau the mai chua thay mo Gia Cat Luong
 Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một trong những khai quốc công thần của nhà Thục Hán. Ông là nhà chính trị, quân sự xuất chúng thời Tam quốc. Ông được mô tả là người túc trí đa mưu, có tầm nhìn xa trông rộng và liệu sự như thần.

Đọc nhiều nhất

Tin mới