Vì sao Trung Quốc phản đối gay gắt cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19?

(VietnamDaily) - Trong khi nhiều quốc gia và tổ chức kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của dịch COVID-19, Trung Quốc liên tục phản đối việc này.

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát đầu tiên ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) và sau đó lây lan ra toàn cầu. Tính đến ngày 7/5, thế giới ghi nhận hơn 3,8 triệu ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) với trên 265.350 người tử vong.
Trung Quốc khẳng định nước này hoàn toàn minh bạch và không có gì che giấu về dịch COVID-19. Vậy tại sao Bắc Kinh lại phản đối gay gắt một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của virus SARS-CoV-2?

Trong bài viết được đăng trên The Hill ngày 5/5, chuyên gia Brahma Chellaney cho rằng tìm hiểu nguồn gốc về sự bùng phát và lây lan của COVID-19 là việc làm cần thiết để đưa ra cách phản ứng nhanh nhằm ngăn chặn nguy cơ sự bùng phát của một dịch bệnh khác ở địa phương có thể trở thành đại dịch mới.

Chính vì vậy, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của dịch COVID-19. Thậm chí, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đồng tình với việc này. Đại diện của WHO ở Trung Quốc nói rằng "nguồn gốc của virus (SARS-CoV-2) đóng vai trò rất quan trọng" để ngăn chặn một kịch bản tương tự lặp lại. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã ngăn cản WHO thực hiện cuộc điều tra về COVID-19.
Vi sao Trung Quoc phan doi gay gat cuoc dieu tra nguon goc COVID-19?
Trung Quốc liên tục phản đối cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19. Ảnh: Reuters.  
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị Trung Quốc hợp tác điều tra bằng cách so sánh sai lầm với hành động có chủ ý. "Nếu đó là sai lầm, sai lầm chỉ là sai lầm. Nhưng nếu họ (Trung Quốc) cố ý, chắc chắn họ sẽ gánh hậu quả", Tổng thống Trump nói.
Trong khi đó, Bắc Kinh luôn né tránh những câu hỏi cơ bản. Chẳng hạn như, tại sao Trung Quốc dừng các chuyến bay từ Vũ Hán đến các khu vực khác trong nước này sau khi dịch COVID-19 bùng phát, nhưng vẫn cho phép các chuyến bay quốc tế hoạt động từ Vũ Hán, tạo điều kiện cho virus lan truyền ra các nước khác?
Trên thực tế, các nhà chức trách Trung Quốc đã đóng cửa một phòng thí nghiệm ở Thượng Hải một ngày sau khi phòng thí nghiệm này công bố bộ gen coronavirus, mở đường cho thế giới tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo cho rằng, Trung Quốc đã không chia sẻ bất kỳ mẫu virus sống nào với thế giới bên ngoài nên việc theo dõi sự phát triển của bệnh gặp khó khăn.
Hơn nữa, Trung Quốc cũng không cho phép các chuyên gia nước ngoài tiếp cận bất cứ cơ sở hay địa điểm nào có thể là nguồn phát tán virus, bao gồm Viện Virus học Vũ Hán.
Tình báo Mỹ xác nhận rằng họ đang điều tra xem liệu đại dịch COVID-19 có phải là do tai nạn trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không.
Nếu Trung Quốc không có gì cần che giấu thì tại sao họ không hoan nghênh lời kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc COVID-19 và đề nghị hỗ trợ cuộc điều tra như vậy? Cuộc điều tra này có thể trao cho Trung Quốc cơ hội "thanh minh" trước thế giới.
Thay vào đó, Bắc Kinh lại thẳng thừng từ chối lời kêu gọi mở cuộc điều tra, trong đó có lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Trung Quốc nói rằng đây là một "trò chơi đổ lỗi" nhằm vào Bắc Kinh.
Thụy Điển, Australia cũng đã kêu gọi một cuộc điều tra về vai trò của Trung Quốc trong đại dịch. 
Trong khi đó, khi các quốc gia thuộc nhóm G7, Ấn Độ và các nước khác tìm cách xem xét và cải tổ WHO, Trung Quốc quyết định "rót" 30 triệu USD cho cơ quan này dường như là để "dập tắt" những lời kêu gọi trên.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Brahma Chellaney, tiền sẽ không thể hỗ trợ chiến lược của Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng chỉ trích dư luận về cuộc khủng hoảng hiện tại cũng như không giúp làm dịu phản ứng dữ dội của toàn cầu đối với Bắc Kinh. Ngược lại, cách tiếp cận "cây gậy và củ cà rốt", kết hợp giữa các yếu tố tài chính với lời đe dọa này có thể chỉ làm gia tăng ngờ vực đối với Trung Quốc.
Trung Quốc thực sự lo lắng rằng một khi cuộc khủng hoảng này qua đi, những quốc gia hoặc khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19 có thể tìm cách tính toán thiệt hại, bao gồm đệ đơn kiện Bắc Kinh. Trước đó, Tổng thống Trump đã tuyên bố xem xét việc yêu cầu Trung Quốc bồi thường.
Trong tình cảnh này, Trung Quốc đang tìm cách xây dựng hình ảnh là một nhà lãnh đạo toàn cầu trong cuộc chiến chống đại dịch, xóa đi những hình ảnh ban đầu là nơi khởi phát dịch bệnh và làm mầm bệnh lan rộng.

Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)

Nhưng khi ngày càng có nhiều lời kêu gọi công khai buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về thiệt hại kinh tế, con người do đại dịch gây ra, cách duy nhất Trung Quốc có thể dập tắt lời kêu gọi và cải thiện hình ảnh của quốc gia này là chấp thuận một cuộc điều tra quốc tế độc lập.
Chuyên gia Brahma Chellaney nhấn mạnh, nếu ngăn chặn một cuộc điều tra như vậy, Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá đắt.

Hình ảnh chân thực về cuộc sống người dân Vũ Hán khi hết phong tỏa

(VietnamDaily) - Cuộc sống của người dân ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) dần trở lại bình thường khi nơi này bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa được áp đặt từ hơn 2 tháng trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

Hinh anh chan thuc ve cuoc song nguoi dan Vu Han khi het phong toa
 Ngày 28/3, thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát dịch COVID-19 tại Trung Quốc, đã bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa vốn được áp đặt từ 23/1. (Nguồn ảnh: Reuters)
Hinh anh chan thuc ve cuoc song nguoi dan Vu Han khi het phong toa-Hinh-2
 Cuộc sống của người dân Vũ Hán cũng dần trở lại bình thường khi các dịch vụ công cộng bắt đầu hoạt động trở lại.
Hinh anh chan thuc ve cuoc song nguoi dan Vu Han khi het phong toa-Hinh-3
 Người đàn ông đeo khẩu trang dắt hai con nhỏ đi qua cây cầu ở Vũ Hán ngày 28/3.
Hinh anh chan thuc ve cuoc song nguoi dan Vu Han khi het phong toa-Hinh-4
Xiong Juan, 39 tuổi, cắt tóc cho khách tại một khu dân cư ở Vũ Hán hôm 30/3. 
Hinh anh chan thuc ve cuoc song nguoi dan Vu Han khi het phong toa-Hinh-5
Một nhân viên trên tàu điện ngầm đeo khẩu trang và giữ tấm bảng có dòng chữ với nội dung: "Luôn đeo khẩu trang, tránh tụ tập, quét mã khi xuống tàu" sau khi dịch vụ được nối lại ở Vũ Hán hôm 28/3. 
Hinh anh chan thuc ve cuoc song nguoi dan Vu Han khi het phong toa-Hinh-6
Hai nhân viên cầm máy đo thân nhiệt và nước rửa tay ở lối vào một trung tâm thương mại tại thành phố Vũ Hán hôm 30/3. 
Hinh anh chan thuc ve cuoc song nguoi dan Vu Han khi het phong toa-Hinh-7
Một tàu điện ngầm được ngầm hoạt động trong ngày đầu tiên dịch vụ tàu điện ngầm của thành phố được nối lại ở Vũ Hán sau hơn hai tháng ngừng hoạt động, hôm 28/3. 
Hinh anh chan thuc ve cuoc song nguoi dan Vu Han khi het phong toa-Hinh-8
 Người đàn ông mặc đồ bảo hộ trên đường phố ở Vũ Hán ngày 28/3.
Hinh anh chan thuc ve cuoc song nguoi dan Vu Han khi het phong toa-Hinh-9
Lệnh phong tỏa được dỡ bỏ giúp cuộc sống của người dân Vũ Hán "dễ thở" hơn. 
Hinh anh chan thuc ve cuoc song nguoi dan Vu Han khi het phong toa-Hinh-10
 Người phụ nữ đeo khẩu trang đi qua rào chắn dựng trước một tòa chung cư ở Vũ Hán ngày 29/3.
Hinh anh chan thuc ve cuoc song nguoi dan Vu Han khi het phong toa-Hinh-11
 Người dân ngồi ăn bên ngoài một nhà hàng McDonald ở Vũ Hán hôm 30/3.
Hinh anh chan thuc ve cuoc song nguoi dan Vu Han khi het phong toa-Hinh-12
Nhân viên giao hàng đưa đồ ăn cho người phụ nữ qua hàng rào chắn ở lối vào một khu dân cư Vũ Hán ngày 28/3. 

Nhà đầu tư Trung Quốc gia tăng 'thâu tóm' doanh nghiệp Việt giữa COVID-19

Giữa dịch bệnh Covid-19 này, lượt nhà đầu tư Trung Quốc rót vốn vào Việt Nam qua giao dịch góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh. Điều này không chỉ dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam từng bước bị loại ra khỏi thị trường mà nguy cơ lớn hơn là sẽ có thể ảnh hưởng đến ngành, hàng hóa sản xuất trong nước.

Gia tăng thâu tóm

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy trong tháng 4 bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 này, có đến hơn 100 lượt nhà đầu tư Trung Quốc rót vốn vào Việt Nam qua hình thức góp vốn, mua cổ phần (hay thường gọi là mua bán và sáp nhập - M&A) của doanh nghiệp trong nước.

Tin mới