Vì sao Trung Quốc kết án tử hình công dân Canada?

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc mới đây tuyên án tử hình một công dân Canada vì tội buôn ma tuý làm leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và Ottawa. Giới chuyên gia đã đưa ra những nhận định xung quanh quyết định này của Trung Quốc.

Công dân Canada Schellenberg, 36 tuổi, bị bắt giữ tại Trung Quốc từ cuối năm 2014 và phiên tòa xét xử đối tượng này đã bắt đầu từ năm 2016. Trong phiên tòa xét xử hồi năm 2017, Tòa án tại thành phố Đại Liên đã tuyên án Robert Lloyd Schellenberg 15 năm tù giam với cáo buộc buôn lậu 222kg methamphetamine từ Trung Quốc đến Australia.
Tuy nhiên, mới đây, ngày 14/1/2019, Tòa thượng thẩm thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc đã đảo ngược phán quyết trước đó, tuyên án tử hình với Schellenberg.
Vụ án này bỗng chốc thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Canada vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau vụ Canada bắt giữ Giám đốc Tài chính của Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu từ phía Mỹ hồi đầu tháng 12/2018.
Vi sao Trung Quoc ket an tu hinh cong dan Canada?
  Robert Lloyd Schellenberg bị toà án Trung Quốc tuyên án tử hình vì tội buôn ma tuý. Ảnh: CNN.
Giới chuyên gia nhận định, việc Trung Quốc tuyên án tử hình đối với Schellenberg là hành động “trả đũa” Canada, bởi vụ án diễn ra với nhiều điểm đáng ngờ. Một số người cho rằng Trung Quốc đang chơi bài “con tin chính trị” nhằm gây sức ép với Canada sau vụ bà Mạnh Vãn Chu.
“Trung Quốc đã vội vàng xét xử lại nghi phạm người Canada và tuyên án tử hình người này. Đây rõ ràng là nỗ lực gây áp lực để Canada trả tự do cho CFO Huawei Mạnh Vãn Chu", ông Kenneth Roth, Giám đốc điều hành của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, bình luận.
Hơn nữa, theo các chuyên gia, việc tái thẩm ở Trung Quốc rất hiếm, đặc biệt là trường hợp kêu gọi bản án nặng hơn.
“Vụ án này từng được xử lý rất chậm nhưng lại đột ngột được các tòa án xem xét nhanh chóng”, Margaret Lewis, Giáo sư luật tại Đại học Seton Hall, cho hay.
Trước đó, luật sư của Schellenberg, Zhang Dongbury, cũng nói với AP rằng diễn biến nhanh chóng của quá trình tố tụng vụ án này là một điều bất thường.
Còn theo Tiến sĩ John Lee, người từng là cố vấn an ninh cho Ngoại trưởng Australia, bản án tử hình dành cho Schellenberg có thể phản tác dụng với Trung Quốc.
“Trong khi Bắc Kinh đang cần giành được nhiều sự ủng hộ, phán quyết này sẽ chỉ đẩy lùi các nước thân thiện (đối với Trung Quốc), trong khi củng cố quyết tâm của các bên ủng hộ việc Ottawa bắt giữ bà Mạnh”, Tiến Lee bình luận.
Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng, nếu Bắc Kinh tiếp tục nhắm vào Canada, họ sẽ chỉ nhận được sự tức giận và phản ứng ngược từ dư luận quốc tế.
CNN dẫn lời Maya Wang, nhà nghiên cứu cấp cao tại Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền Trung Quốc, cho biết, mặc dù Trung Quốc rất “mạnh tay” trong việc xử lý tội phạm liên quan đến ma túy nhưng trong quá khứ, những tội phạm là người phương Tây thường nhận được bản án nhẹ hơn cho những tội danh như vậy.
“Còn trong vụ án lần này, việc công dân Canada (Schellenberg) bị kết án tử hình ở Trung Quốc là một điều rất bất thường”, bà Maya nói.

Mô tả video

Theo CNN, việc công dân Canada bị tuyên án tử khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Liệu đây có phải là một hành động “trả đũa chính trị” hay là một dấu hiệu chỉ ra tiền lệ mới ở Trung Quốc rằng những tội phạm ma túy người phương Tây sẽ phải đối mặt với hình phạt giống như tội phạm ở phần còn lại của thế giới?
Trong bối cảnh nền chính trị và kinh tế Trung Quốc phát triển hiện nay, thời đại “khoan hồng” (của Bắc Kinh) dành cho người Phương Tây có thể đã kết thúc.

Toàn cảnh vụ bắt giữ “công chúa Huawei” khiến Mỹ-Trung căng thẳng

(Kiến Thức) - Bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei (Trung Quốc), đã bị bắt giữ tại Canada theo yêu cầu từ phía Mỹ hơn 10 ngày trước. Vụ việc đang đẩy mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh rơi vào tình trạng căng thẳng hơn.

Toan canh vu bat giu “cong chua Huawei” khien My-Trung cang thang
 Ngày 1/12, bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei và là con gái của ông Huỳnh Nhậm Phi - người sáng lập Huawei, đã bị cảnh sát Canada bắt giữ tại thành phố Vancouver khi đang quá cảnh tại sân bay, và có thể bị dẫn độ về Mỹ do tình nghi vi phạm các biện pháp trừng phạt Iran của Washington. Ảnh: TechnoMag.

Toan canh vu bat giu “cong chua Huawei” khien My-Trung cang thang-Hinh-2
 Được biết, bà Mạnh bị bắt cùng ngày diễn ra cuộc đối thoại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Buenos Aires, Argentina với việc đạt thỏa thuận "đình chiến thương mại" trong 90 ngày giữa hai nước. Ảnh: PressTV.

Toan canh vu bat giu “cong chua Huawei” khien My-Trung cang thang-Hinh-3
 Canada khẳng định việc bắt giữ bà Mạnh không có bất kỳ sự can thiệp hay động cơ chính trị nào và đây là hoạt động độc lập của hệ thống tư pháp. Ảnh: Telegraph.

Toan canh vu bat giu “cong chua Huawei” khien My-Trung cang thang-Hinh-4
 Tuy nhiên, vụ việc vẫn khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đã bất đồng về nhiều vấn đề như thương mại, công nghệ và an ninh mạng,... nay lại càng trở nên căng thẳng hơn. Ảnh: ST.

Toan canh vu bat giu “cong chua Huawei” khien My-Trung cang thang-Hinh-5
 Mỹ đang yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu để xét xử nhiều cáo buộc vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) áp đặt lên Iran. Mức án tối đa cho mỗi tội danh có thể lên đến 30 năm tù. Trong khi đó quá trình xét yêu cầu dẫn độ có thể kéo dài đến một năm. Ảnh: CityNews Toronto.

Toan canh vu bat giu “cong chua Huawei” khien My-Trung cang thang-Hinh-6
 Trong phản ứng đầu tiên của mình, Trung Quốc bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ vụ bắt giữ, đòi trả tự do cho bà Mạnh, yêu cầu Mỹ và Canada phải giải thích rõ vụ việc. Ảnh: TNA.
Toan canh vu bat giu “cong chua Huawei” khien My-Trung cang thang-Hinh-7
 Ngày 11/12, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi Mỹ không nên "gây thêm thù" và cảnh báo nước này đừng "bắt nạt" công dân Trung Quốc sau vụ bắt giữ CFO Huawei Mạnh Vãn Châu. Ảnh: HKFP.

Toan canh vu bat giu “cong chua Huawei” khien My-Trung cang thang-Hinh-8
 Ông Vương Nghị khẳng định sự an toàn và an ninh của người Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của nước này. "Trung Quốc sẽ không bao giờ ngồi yên và bỏ qua bất kỳ hành vi bắt nạt nào vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu. Ảnh: CBC.

Toan canh vu bat giu “cong chua Huawei” khien My-Trung cang thang-Hinh-9
 Trong diễn biến mới đây, Thẩm phán William Ehrcke tại một toà án ở Vancouver, Canada, ngày 11/12 đã ra phán quyết đồng ý để bà Mạnh Vãn Châu nộp khoản tiền bảo lãnh 7,5 triệu USD cùng một số điều kiện khác để được tại ngoại. Trong thời gian tại ngoại, bà Mạnh sẽ chịu sự giám sát của 2 nhân viên bảo vệ và một tài xế cùng với thiết bị định vị GPS 24/24. Ảnh: ABC.
Toan canh vu bat giu “cong chua Huawei” khien My-Trung cang thang-Hinh-10
 Ngày 11/12, hàng loạt công ty và tập đoàn kinh doanh Trung Quốc kêu gọi nhân viên tẩy chay các sản phẩm tới từ các công ty Mỹ sau vụ Giám đốc tài chính Huawei Mạch Vãn Châu bị bắt. Ảnh: Wikipedia.

Toan canh vu bat giu “cong chua Huawei” khien My-Trung cang thang-Hinh-11
 Cũng trong ngày 11/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ can thiệp vào vụ việc của Bộ Tư pháp Mỹ chống bà Mạnh Vãn Châu, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei của Trung Quốc, nếu vụ việc này phục vụ các lợi ích an ninh quốc gia hoặc giúp đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Ảnh: CNN.

Toan canh vu bat giu “cong chua Huawei” khien My-Trung cang thang-Hinh-12
 Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ -Trung vẫn chưa được giải quyết ổn thoả, vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu càng khoét sâu thêm bất đồng giữa hai cường quốc kinh tế này về các vấn đề như thương mại, công nghệ và an ninh mạng,...Ảnh: BS.

Mời độc giả xem thêm video: Bà Mạnh Vãn Châu được phép nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại (Nguồn: AJ)

Giám đốc tài chính Huawei nói gì sau khi được tại ngoại?

Ngay sau khi được bảo lãnh tại ngoại ở Canada, Giám đốc tài chính kiêm Phó Chủ tịch tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei cho biết bà tự hào về công ty và đất nước của mình.

Ngày 11/12, Tòa án tối cao British Columbia, Vancouver, Canada cho phép bà Meng Wanzhou (Mạch Vãn Chu) - Giám đốc tài chính Huawei nộp tiền bảo lãnh tại ngoại cùng với một số điều kiện khác.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội WeChat sau khi được thả, bà nói: “Tôi đang ở Vancouver và đã quay trở lại với gia đình. Tôi tự hào về tập đoàn Huawei, tôi tự hào về đất nước mình. Cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm đến trường hợp của tôi.”

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.