Vì sao Trung Quốc “giấu mình chờ thời” trong cuộc chiến Syria?

(Kiến Thức) - Về khả năng Trung Quốc tham gia cuộc chiến chống IS ở Syria, nhà phân tích người Nga Vasily Kashin nói rằng Bắc Kinh “giấu mình chờ thời” vì nhiều lý do.

Vì sao Trung Quốc “giấu mình chờ thời” trong cuộc chiến Syria?
Trong bài bình luận dành cho đài Sputnik, nhà phân tích quân sự Nga Vasily Kashin nhận định về khả năng tham gia của Trung Quốc trong các xung đột như cuộc chiến chống IS ở Syria.
Vi sao Trung Quoc “giau minh cho thoi” trong cuoc chien Syria?
Nhà phân tích quân sự người Nga Vasily Kashin.
Theo nhà phân tích Vasily Kashin, các phương tiện truyền thông trên thế giới đang tìm cách lý giải lý do vì sao Trung Quốc chưa sẵn sàng tham gia cuộc chiến chống IS ở Syria, đề cập đến các yếu tố như chưa có quyết định liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng như không có mối đe dọa trực tiếp đến bản thân Trung Quốc. Nhưng cuộc tranh luận về việc trong những điều kiện như thế nào thì Trung Quốc sẽ có thể tham chiến vẫn đang diễn ra.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của Bắc Kinh về cuộc xung đột Syria là tổng hòa các mối quan hệ phức tạp của Trung Quốc với các nước Trung Đông nói riêng và thế giới Hồi giáo nói chung.
Trung Quốc có một loạt quan hệ kinh tế với Ả-rập Xê-út. Trong năm 2014, kim ngạch thương mại giữa Bắc Kinh và Riyadh lên tới 71,3 tỷ USD. Trung Quốc luôn giữ cân bằng trong mối quan hệ phức tạp với các "trung tâm quyền lực" trong khu vực là Iran và Ả-rập Xê-út. Và đây là sự khác biệt của Trung Quốc so với quốc gia khác như Nga chẳng hạn. Trong quan hệ với Ả-rập Xê-út, một bên quan trọng trong cuộc xung đột Syria, có thể nói rằng Nga chẳng có gì để mất. Điều quan trọng hơn đối với Nga là bảo vệ các đồng minh trong khu vực và đánh phiến quân IS, mối đe dọa thực sự đối với Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á.
Mặt khác, sự hỗ trợ của Saudi Arabia và Qatar dành cho các nhóm thánh chiến Hồi giáo cực đoan ở Syria cũng gây hại cho Trung Quốc. Đông đảo các chiến binh Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) đang tham gia các nhóm Hồi giáo cực chống chính phủ Syria. Sự sụp đổ của chế độ Assad sẽ có nghĩa là các chiến binh “dày dạn kinh nghiệm trận mạc” này có thể sẽ trở về Trung Á và Tân Cương. Nhưng hiện tại, chính sách đối ngoại của Bắc Kinh vẫn cố gắng trốn tránh đóng vai trò tích cực trong các vấn đề quốc tế không liên quan trực tiếp đến Trung Quốc.
Vi sao Trung Quoc “giau minh cho thoi” trong cuoc chien Syria?-Hinh-2
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh bác bỏ thông tin về việc Trung Quốc dự định phái tàu sân bay Liêu Ninh tới bờ biển Syria. 
Trong khi đó, xét từ quan điểm quân sự-kỹ thuật, khả năng Trung Quốc tham gia hiệu quả vào xung đột Syria thậm chí còn lớn hơn so với Nga. Hải quân Trung Quốc có tiềm năng lớn trong việc đưa các nhóm quân đến hỗ trợ cho Syria. Máy bay ném bom JH-7A có thể sử dụng vũ khí định vị chính xác, không cần tới gần khu vực có phòng không của đối phương hoạt động. Một lợi thế quan trọng của Trung Quốc là có máy bay chiến đấu và hệ thống phóng tên lửa hạng nặng hiệu quả với tầm xa hơn 200 km, có thể tấn công đối phương từ một khoảng cách an toàn.
Nhà phân tích Vasily Kashin kết luận: Nếu Trung Quốc muốn thực sự đóng vai trò trung tâm trong trật tự thế giới mới, sớm hay muộn Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn: hoặc mạo hiểm sử dụng lực lượng quân sự xa biên giới hoặc từ bỏ tham vọng và tiếp tục "giấu mình chờ thời”.

Hợp tác Nga-Trung trong vấn đề Syria

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngỏ ý với Ngoại trưởng Nga Lavrov về hợp tác Nga-Trung để thúc đẩy giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Syria.

Hợp tác Nga-Trung trong vấn đề Syria
Khi trình bày với các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ về dự thảo nghị quyết phối hợp hoạt động của các lực lượng chống IS, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã liệt kê các nước mà sự tham gia của họ trong giải pháp chính trị cho vấn đề Syria sẽ rất hữu ích. Đó là Nga, Mỹ, Ả-rập Xê-út, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập,  Jordan và Qatar. Ngoài ra, theo ông Lavrov, sự tham gia của Liên minh châu Âu và Trung Quốc cũng sẽ rất tốt.
Hop tac Nga-Trung trong ván dè Syria
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. 
Vậy hợp tác Nga-Trung về vấn đề Syria sẽ như thế nào? Theo ý kiến của nhà phân tích chính trị Vladimir Yevseyev, Nga có đủ nguồn lực và không cần đến sự hỗ trợ quân sự của Trung Quốc tại Syria. Ông Yevseyev: "Trước hết, Trung Quốc có thể giúp tìm kiếm giải pháp chính trị. Và thứ hai, sự hỗ trợ tài chính-kinh tế của Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực này sẽ rất hữu ích. Tôi nghĩ rằng đối tác với Liên minh Châu Âu trong lĩnh vực này cũng là hữu ích và ông Lavrov cũng đã nói về điều đó. Ở đây trước hết nói về việc giảm số lượng người tị nạn. Và Trung Quốc có thể trở thành một nhà tài trợ. Nếu nhìn từ góc độ này thì phải hiểu rõ Bắc Kinh có thể thực hiện những gì để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Syria".

Vai trò của những "kỳ thủ" chủ chốt trong “ván cờ Syria“?

(Kiến Thức) - Syria, Nga, Mỹ,... được xem là những "kỳ thủ"  chủ chốt trong "ván cờ Syria".

Vai trò của những "kỳ thủ" chủ chốt trong “ván cờ Syria“?
Ngày 30/9, Nga bắt đầu chiến dịch không kích phiến quân IS tại Syria. Đây là hành động can thiệp lớn nhất của Moscow tại Trung Đông trong nhiều thập kỷ. Sự tham gia của Nga khiến cuộc nội chiến Syria kéo dài suốt 4 năm đã bước sang một giai đoạn mới đầy biến động, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang hành động một cách mạnh mẽ để khẳng định ảnh hưởng của Moscow trong khu vực bất ổn này.
Các cuộc không kích của Nga cũng khiến Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ “lo ngại” sau khi các chiến đấu cơ của Nga đã hai lần vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ cuối tuần qua. Sự việc này khiến Ankara phải triệu tập Đại sứ Nga để phản đối "hành vi vi phạm" trên.

Chuyên gia Mỹ lật tẩy phiến quân Syria "ôn hòa“

(Kiến Thức) - Trao đổi với đài Sputnik Nga, người sáng lập trang mạng NSNBC Christof Lehmannn đã lật tẩy cái gọi là  lực lượng phiến quân Syria "ôn hòa".

Chuyên gia Mỹ lật tẩy phiến quân Syria "ôn hòa“
Trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik hôm 13/10, nhà sáng lập kiêm biên tập viên mảng quốc tế trang NSNBC, Tiến sĩ Christof Lehmannn, chia sẻ thẳng thắn quan điểm cá nhân về cái gọi là phiến quân Syria ôn hòa.
Tiến sĩ Christof Lehmann không tin rằng chính sách trang bị vũ khí cho các nhóm đối lập "ôn hòa" Syria của Mỹ có thể giúp ổn định tình hình ở khu vực. Chẳng những vậy, ông cũng đặt ra một loạt các câu hỏi về các nhóm đối lập mà Mỹ hỗ trợ ở Syria như nhóm nào mới thực sự "ôn hòa", ai là người chỉ huy và cấu trúc của những nhóm này ra sao? Ông Lehmann thừa nhận: “Tất cả những câu hỏi đó đều không có lời giải đáp”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.