Giáo sư Ouyang Ziyuan, Giám đốc khoa học phụ trách Dự án thám hiểm Mặt trăng, một nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc đã tiết lộ với đài BBC rằng Mặt trăng có thể là nguồn khoáng sản và năng lượng “đẹp”. Qua cuộc phỏng vấn đầu tiên với giới truyền thông nước ngoài của Giáo sư Ouyang Ziyuan, có thể nhận thấy tầm nhìn sâu trong các chương trình nghiên cứu không gian thường bị giữ bí mật của Trung Quốc.
Tàu Hằng Nga 3 vừa được Trung Quốc phóng lên Mặt trăng. |
Theo giáo sư Ouyang Ziyuan, có 3 lý do chính để Trung Quốc theo đuổi việc nghiên cứu Mặt trăng. Ông nói: “Đầu tiên, đó là vì mục tiêu phát triển công nghệ, bởi vì thám hiểm Mặt trăng đòi hỏi nhiều loại công nghệ, bao gồm cả thông tin liên lạc, máy tính, tất cả các loại kỹ năng CNTT... Đây là lý do quan trọng nhất”.
"Thứ hai, về mặt khoa học, bên cạnh Trái đất chúng ta cũng cần phải biết các “anh chị em” của nó như Mặt trăng, nguồn gốc và sự tiến hóa của nó và từ đó chúng ta có thể biết thêm về Trái đất của chúng ta”.
"Thứ ba, về mặt nhân tài, Trung Quốc cũng cần đội ngũ trí tuệ của mình, để có thể khám phá toàn bộ hệ thống Mặt trăng và Mặt trời. Đó cũng là mục đích chính của chúng tôi”, ông Ouyang Ziyuan nói. Ngoài ra, Mặt trăng cũng rất "giàu" heli-3, một nhiên liệu cung cấp năng lượng tuyệt vời cho con con người, nó có thể "giải quyết nhu cầu năng lượng cho con người ít nhất khoảng 10.000 năm".
Mặt trăng có đầy đủ các nguồn lực như đất hiếm, titan, và uranium, những vật liệu mà con người Trái đất luôn thèm khát, và có thể được sử dụng không giới hạn nên cũng rất dễ hiểu vì sao Trung Quốc lại điên cuồng chạy đua lên Mặt trăng với các cường quốc khác như vậy.
Giáo sư Ouyang Ziyuan cho biết Trung Quốc hy vọng có thể sử dụng Mặt trăng để hỗ trợ phát triển bền vững cho con người và xã hội.