Vì sao Triều Tiên muốn hòa giải với Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un tôn vinh Quân tình nguyện Trung Quốc nhân ngày kết thúc Chiến tranh Triều Tiên được coi là động thái hòa giải với Bắc Kinh.

Vì sao Triều Tiên muốn hòa giải với Trung Quốc?
Hai ngày trước khi Triều Tiên kỷ niệm ngày chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên  (27/7), nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có bài phát biểu tôn vinh các liệt sĩ Quân tình nguyện Trung Quốc tại Hội nghị hội cựu chiến binh toàn quốc lần thứ tư ở thủ đô Bình Nhưỡng. Giới phân tích coi đây là động thái hòa giải với Trung Quốc.
Vi sao Trieu Tien muon hoa giai voi Trung Quoc?
Chủ tịch Kim Jong-un vinh danh các liệt sĩ Trung Quốc tại Hội nghị hội cựu chiến binh toàn quốc lần thứ tư. (Ảnh Xinhua)
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA Tiên dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói: “Tôi muốn bày tỏ lòng tôn kính đối với các liệt sĩ đã hy sinh để giành tự do, độc lập cho đất nước”. Ông Kim Jong-un cho biết, ông luôn tôn kính các chiến sĩ Quân tình nguyện  Trung Quốc - những người đã “kề vai sát cánh” cùng Quân đội Nhân dân Triều Tiên hy sinh máu xương vì độc lập tự do của dân tộc Triều Tiên.
Theo Duowei, một trang tin của Hoa kiều có trụ sở ở Mỹ, việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un tôn vinh các liệt sĩ Quân tình nguyện Trung Quốc được coi là  hành động "chìa cành ô liu" về phía Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Quan hệ Trung-Triều đã bị sút giảm kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011, một phần do Trung Quốc ủng hộ các biện pháp trừng phạt Triều Tiên vì chương trình tên lửa-hạt nhân của Bình Nhưỡng. Cho đến nay, nhà lãnh đạo trẻ tuổi này vẫn chưa đi thăm Trung Quốc, một đồng minh quan trọng nhất, đối tác thương mại và  nguồn cung lương thực-nhiên liệu lớn nhất của Triều Tiên.
Duowei nhận định bài phát biểu chân thành của nhà lãnh đạo Kim Jong-un  có thể giúp Bình Nhưỡng khôi phục lại quan hệ với Bắc Kinh.
Hoạt động tưởng niệm liệt sĩ Quân tình nguyện Trung Quốc của Triều Tiên diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm thành phố tự trị Diên Biên, ở phía đông bắc tỉnh Cát Lâm, một động thái mà giới phân tích cho là dấu hiệu cải thiện quan hệ Trung-Triều.
Theo Douwei, nhà lãnh đạo Kim Jong-un không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc trong bối cảnh Mỹ và cộng đồng quốc tế liên tục gây sức ép, khiến nền kinh tế Triều Tiên ngày càng khó khăn.
Hoạt động mậu dịch biên giới Trung-Triều đã gia tăng trong thời gian gần đây, giúp cải thiện nền kinh tế và ổn định chế độ ở Triều Tiên.
Một số nhà phân tích cho rằng việc Bình Nhưỡng bác bỏ thoả thuận hạt nhân kiểu Iran có thể là dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un hy vọng Trung Quốc sẽ chấm dứt ủng hộ lập trường cứng rắn của Mỹ về các biện pháp trừng phạt kinh tế Triều Tiên. Bình Nhưỡng tính toán rằng Mỹ không thể nhận được sự ủng hộ vô thời hạn của các nước khác, nhất là Trung Quốc, về các biện pháp trừng phạt CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu nhà lãnh đạo Kim Jong-un có tham dự cuộc duyệt binh của Trung Quốc vào tháng 9 tới nhằm kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai hay không.

Những khúc mắc tế nhị trong quan hệ Trung-Triều

Những khúc mắc tế nhị trong quan hệ Trung-Triều
Cuộc gặp cấp cao Hồ Cẩm Đào - Kim Jong-il.
 Cuộc gặp cấp cao Hồ Cẩm Đào - Kim Jong-il.

Trung-Triều: “Cơm không lành, canh chẳng ngọt“

Trung-Triều: “Cơm không lành, canh chẳng ngọt“

Truyền thông Triều Tiên xác nhận thay Bộ trưởng Quốc phòng

(Kiến Thức) - KCNA ngày 11/7 xác nhận, tướng Pak Yong-sik là tân Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên, thay thế ông Hyon Yong-chol, người bị xử tử vì tội phản quốc.

Truyền thông Triều Tiên xác nhận thay Bộ trưởng Quốc phòng
Trong một bản tin đưa về nội dung buổi làm việc cấp cao với phái đoàn Lào ở Bình Nhưỡng hôm 11/7, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho hay, tướng bốn sao Pak Yong-sik đã tham dự cuộc thảo luận song phương trên với cương vị “Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên” (chức vụ tương đương Bộ trưởng Quốc phòng ở Hàn Quốc).
Truyen thong Trieu Tien xac nhan thay Bo truong Quoc phong
 Tân Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Pak Yong-sik (người trong ảnh khoanh màu đỏ) tham gia một cuộc thị sát với Chủ tịch Kim Jong-un.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.