Vì sao trẻ nhỏ thích nằm ngủ sấp mặt?

Tư thế ngủ sấp mặt này đem lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì thế mẹ không nên quá lo lắng.

Vì sao trẻ nhỏ thích nằm ngủ sấp mặt?
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những năm tháng đầu đời.
Tuy nhiên, phải đến 90% trẻ có thói quen ngủ nằm sấp, úp bụng và mặt xuống phía dưới, điều này khiến mẹ khá lo lắng. Vậy, vì sao hầu hết trẻ lại thích nằm ngủ tư thế “chẳng giống ai” này và liệu nó có nguy hại gì cho sức khỏe bé hay không?
Vi sao tre nho thich nam ngu sap mat?
Rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thích nằm ngủ sấp. Ảnh minh họa 
Trẻ thích nằm sấp
Bởi vì nó đem lại cho con một cảm giác an toàn khi ngủ.
Tư thế này được bắt nguồn và hình thành từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Thông thường, cơ thể trẻ dễ bị tổn thương nhất ở phần ngực trước và bụng. Theo đó, thai nhi sẽ cuộn tròn người lại để có tư thế tự bảo vệ bản thân.
Sau khi chào đời, theo thói quen, bé sẽ thích nằm sấp, úp ngực trước và bụng xuống phía dưới, điều đó giúp cho bộ phận này của cơ thể sẽ không bị tác động từ bên ngoài, cũng giống như tư thế khi còn trong bào thai. Bé sẽ có cảm giác được bảo vệ và an toàn hơn. Từ đó dễ dàng ngủ sâu giấc hơn.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác có thể khiến trẻ thích nằm sấp đó là bé bị bệnh về hệ tiêu hóa.
Thông thường, bản thân người lớn bị đau bụng thường lấy tay xoa bụng hoặc ấn mạnh vào bụng để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại không thể thực hiện động tác như thế nên chỉ có thể ép bụng xuống phía dưới sàn để giúp xoa dịu cơn đau.
Tuy nhiên, đối với trường hợp bé bị bệnh đường ruột thì trước đó sẽ có nhiều biểu hiện bệnh đường ruột rõ ràng hơn, cha mẹ có thể lưu ý đề phát hiện bệnh.
Trẻ nằm sấp có lợi hay nguy hại?
Với tư thế ngủ này đem lại lợi ích sức khỏe cho trẻ đó là không khí, đặc biệt là khí điều hòa không thể gây nghẹt mũi, khô mũi và làm hại đường thở của bé.
Nhiều mẹ lo ngại rằng tư thế ngủ này sẽ ảnh hưởng đến tim và dạ dày của bé. Trên thực tế chưa có kết luận nguy hại thực sự về tư thế ngủ này.
Thay vào đó, ngủ sấp không ảnh hưởng đến tim và dạ dày mà còn giúp ngực và phổi của trẻ tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Theo đó, dung tích của phổi sẽ được tăng lên và hoạt động của hệ hô hấp diễn ra tốt hơn.
Đó là lý do khiến nhiều bậc cha mẹ ở châu Âu và Hoa Kỳ thường để con ngủ trong tư thế nằm sấp.
Tuy nhiên, nếu muốn để tự bé lựa chọn phương pháp ngủ nằm sấp, cha mẹ nên lưu ý:
1. Trẻ sơ sinh chưa rụng rốn không được nằm sấp.
2. Chăn và gối không nên quá mềm vì nếu mềm quá, bé nằm sẽ bị lõm xuống dễ dẫn đến nghẹt mũi, miệng, ảnh hưởng đến hô hấp và dễ dẫn đến đột tử ở trẻ sơ sinh.
Vì thế, hãy dọn sạch sẽ những vật dụng xung quanh nơi nằm của bé để tránh những thứ có thể chặn ngang mũi, miệng, gây cản trở đường thở của bé.
3. Không mặc quần áo có cúc hoặc nút thắt phía trước ngực vì như thế khi nằm sấp nó có thể gây tổn thương cho phần ngực và bụng của bé.
4. Trẻ vừa ăn no hoặc bú no không nên nằm sấp sẽ gây nên cảm giác tức bụng hoặc nôn trớ.
Lưu ý đặc biệt: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nghiêm cấm không nên ngủ sấp. Đối với trẻ đã biết đứng, nguy hiểm do nằm sấp sẽ được giảm đi.

Mất chồng, mất con vì trót dại “say nắng” trai trẻ

Đợi cho Thúy "say nắng" trai trẻ, sập bẫy tình, cậu ta mới lừa được cả xe, cả tiền bạc lên đến hàng trăm triệu của Thúy rồi cao chạy xa bay.

Mất chồng, mất con vì trót dại “say nắng” trai trẻ
Đó là câu chuyện của Thúy – người mẹ của hai đứa con khôn ngoan, lanh lợi. Thúy tâm sự với tôi sau khi phải tay trắng rời khỏi nhà chồng, mất chồng mất luôn cả con chỉ vì phút sai lầm trót dại say nắng trai trẻ ở phòng tập gym.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về

(Kiến Thức) - Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh khi thời tiết giao mùa. Cha mẹ nên biết những bệnh trẻ em hay mắc phải này để biết cách phòng tránh cho bé.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về
Cảm, cúm ở trẻ
Cảm cúm là một bệnh trẻ em liên quan đến đường hô hấp khi bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp qua nước mũi, đờm. Bệnh này thường xảy ra với bé khi thời tiết nóng lạnh thất thường khiến bé chưa kịp thích nghi.
Trẻ mắc bệnh cảm cúm thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi... Trong trường hợp có triệu chứng sốt cao, cha mẹ phải nhanh chóng hạ sốt và đưa trẻ đi khám, điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp sau này.
Viêm phế quản ở trẻ
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve
 Trẻ dễ bị viêm phế quản trong thời tiết lạnh. Ảnh: Hoidapbacsy.
Khi trẻ có biểu hiện ho, ho có đờm vàng, trắng, xanh lá, chảy nước mũi trong, sưng họng, bỏ ăn, sốt vừa hoặc cao, khó thở hay có cảm giác thắt ngực, đau dưới xương ức, cha mẹ hãy nghĩ ngay đến nguy cơ bé bị viêm phế quản. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa...
Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phế quản khi thời tiết thay đổi, giao mùa, tiếp xúc mầm bệnh từ cộng đồng, các đồ vật, đồ chơi trẻ em, môi trường không được vệ sinh khiến vi rút xâm nhập đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm phế quản.
Viêm đường hô hấp ở trẻ
Giao mùa là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nảy nở nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn khi hít phải nguồn bệnh gây ra bệnh viêm đường hô hấp.
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve-Hinh-2
Trẻ dễ viêm đường hô hấp trong thời điểm giao mùa. Ảnh: Hocam.
Viêm đường hô hấp trên thường là viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Bệnh này thường diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, trẻ dưới 1 tuổi có thể nôn, quấy khóc.
Viêm đường hô hấp dưới thường gặp ở dạng viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Một số dấu hiệu thường gặp như: khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh và trẻ sơ sinh hoặc đang bú có thể bị trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...
Cha mẹ hãy sớm nhận biết các dấu hiệu này để đưa trẻ đi thăm khám sớm tránh các biến chứng xảy ra vì có thể trẻ sẽ bị viêm tai giữa, nghiêm trọng hơn nếu có các dấu hiệu li bì, co giật, bỏ bú... sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, thậm chí là tử vong.
Viêm mũi dị ứng ở bé
Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị viêm mũi di ứng gây tình trạng ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi bị nghẹt mũi thậm chí là khó thở, ù tai... Nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé. Đối với những trẻ hay bị viêm mũi di ứng, cha mẹ nên để bé tiếp xúc, vui chơi ở môi trường trong lành, không khói bụi, lông động vật, phấn hoa... để giảm nguy cơ mắc bệnh.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa ở trẻ. Nguồn: YouTube:

Cha mẹ sẽ hối hận vì đã làm điều này với con

Thói quen phổ biến của cha mẹ đang âm thầm hại trẻ nhỏ khôn lường mà không hay biết, cần bỏ ngay.

Cha mẹ sẽ hối hận vì đã làm điều này với con
Vì sao không nên tập xi tè cho bé từ sớm?
Bàng quang của bé lớn lên và hoàn chỉnh cho đến lúc 3 tuổi. Bàng quang của bé sẽ phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Nghĩa là khi bàng quang đầy, bé sẽ tự tè.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.