Tạp chí Nature Geoscience mới công bố kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy hàng loạt tiểu hành tinh cổ đại đã "tấn công" Trái Đất trong liên đại Thái Cổ (Archean). Sự việc này được cho là làm thay đổi đáng kể thành phần hóa học của hành tinh xanh. |
Cụ thể, vào khoảng 4 tỷ năm trước, các tiểu hành tinh hoặc sao chổi lớn lao xuống Trái Đất. Khi ấy, chúng sẽ tạo ra năng lượng giải phóng các vật liệu đá tan chảy và bốc hơi trong vỏ Trái Đất. |
Các giọt đá nóng chảy bị bắn tung lên này sau đó sẽ ngưng tụ, đông đặc và rơi trở lại Trái Đất rồi tạo nên những hạt "thủy tinh thiên thạch" hay "quả cầu va chạm" rải rác khắp nơi. |
Nhóm nghiên cứu đã xác định được nhiều lớp mỏng và rời rạc chứa đầy "thủy tinh thiên thạch" trong vỏ Trái Đất có tuổi đời từ 2,4 - 3,5 tỷ năm. Chúng đóng vai trò là bằng chứng cho các vụ va chạm cổ xưa. |
Theo các chuyên gia, trong khoảng thời gian trên, Trái đất liên tục bị "thủ phạm ngoài hành tinh" tấn công khiến nồng độ oxy trong bầu khí quyển ở Trái đất ở mức tương đối thấp. |
Khi các vật thể ngoài hành tinh có đường kính hơn 10 km lao xuống Trái đất và xảy ra va chạm khiến lượng oxy khan hiếm trong bầu khí quyển sơ khai bị tiêu thụ hóa học, tức bị "đốt" gần hết. |
Vì vậy, những sự kiện này đã khiến sự sống trên Trái đất chậm phát triển trong suốt một thời gian dài. |
Xuất phát từ điều này, những sinh vật đầu tiên sống trên Trái đất như vi khuẩn lam cố gắng tạo ra oxy nhưng vẫn không đủ để duy trì sự tiến hóa ở các cấp độ cao hơn. |
Chỉ khi các vụ chạm giữa tiểu hành tinh và Trái đất ngày càng ít đi thì nồng độ oxy trong bầu khí quyển mới tăng lên nhanh chóng. Nhờ vậy, các dạng sống trên Trái đất có cơ hội phát triển. |
Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THDT.