Vì sao TP Đà Nẵng kiêng số nhà 13?

Tại TP Đà Nẵng, có một điều hết sức hy hữu là trên tất cả các tuyến đường đều không có số nhà 13. Vì sao vậy?

Vì sao TP Đà Nẵng kiêng số nhà 13?
Sau khi quan sát, phát hiện “sự lạ” trên, chúng tôi vòng quanh nhiều tuyến đường ở nhiều quận như Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn… thì quả thật “moi” không có số nhà 13 nào kể từ tuyến đường lớn, đường cũ từ trước đến nay cho đến đường mới ở khu dân cư vừa mới đặt tên đường hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Tính, nhà số 15 đường Lê Lợi, quận Hải Châu (nếu xếp theo thứ tự thì đây là nhà mang số 13) cho biết, bà quê Nghệ An vào Đà Nẵng công tác, nguyên là cán bộ Khu Đường bộ 5 được phân đất tại đây. Bà về ở từ những năm 1980, trước đây mang số cũ, cách đây khoảng 10 năm thì phường lập danh sách và quận cấp giấy chứng nhận số nhà thì thấy thấy nhà bên cạnh số 11, còn số nhà bà Tính là số 15.
Vi sao TP Da Nang kieng so nha 13?
Tại các tuyến đường khu dân cư mới cũng không có số nhà 13 (trên ảnh là đường Đỗ Xuân Hợp, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà). 
“Hỏi ra thì mới biết ở đây họ không cấp số 13. Tôi cũng không quan niệm về số má nhưng thú thực thì nhà mang số 15 thì vẫn thích hơn số 13”, bà Tính tâm sự.
Còn ông Nguyễn Văn T., số nhà 15 đường Đỗ….. (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) nói: “Đúng ra số nhà tôi là 13 nhưng khi phường lập danh sách và có giấy chứng nhận cấp số nhà 15. Người ở đây họ quan niệm số 13 là số “kị” nên tôi cũng không thích lấy số 13, trừ khi bắt buộc lấy”.
Ông Mai Phước Thành, Chủ tịch UBND phường Hòa Thọ Đông (quận Hải Châu) cho biết, từ những năm 1993 ông là cán bộ địa chính của phường Thạch Thang (TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, bắt đầu tách thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương năm 1997). Từ năm 1995, TP. Đà Nẵng bắt đầu thực hiện cấp biển số nhà, người dân không chịu lấy biển số 13 vì họ cho rằng quan niệm cấm kị số đó nên kiến nghị lên thành phố không lấy số 13. Từ đó, về sau này, dường như trở thành tiền lệ nên khi phường lập danh sách thì không dùng số 13 nữa.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Quảng, Phó trưởng phòng Quản lý nhà, sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cho rằng, việc cấp số nhà hiện nay ở Đà Nẵng thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng và Quyết định 84/2006/QĐ-UBND ngày 27-9-2006 của UBND TP. Đà Nẵng về Ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, tại Điều 4 của quy chế trên thì “Đánh số nhà mặt đường và nhà trong kiệt, trong hẻm được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3…n) với số từ nhỏ đến lớn theo quy định. Nhà bên trái thì lấy số lẻ (1, 3, 5, 7… n), nhà bên phải thì lấy số chẵn…”.
Theo ông Quảng, cũng từ năm 2006, việc cấp biển số nhà được thành phố giao cho quận, huyện thực hiện. Sở Xây dựng chỉ quản lý về mặt nhà nước.
“Theo quan niệm trong người dân, nhiều người không thích số 13 nên người dân đề nghị được lấy số khác, từ đó khi phường lập danh sách thường bỏ qua số 13. Qua khảo sát thì người dân rất đồng tình về việc này”, ông Quảng nhìn nhận.
Ông Quảng nói rằng việc cấp biển số nhà là do quận, huyện thực hiện nên sát sao với thực tế hơn và cũng thừa nhận chưa thấy đường nào có số 13.
Khi chúng tôi đặt vấn đề, liệu làm như thế thì có sai quy định của nhà nước không, ông Quảng cho rằng: “Không phù hợp quy định nhưng thực tế phù hợp với tâm lý và có sự đồng thuận của người dân”.
Theo ông Nguyễn Thiếu Dũng, một nhà nghiên cứu về văn hóa phương Đông (trú tại TP. Đà Nẵng), sở dĩ con số 13 người dân “kị” đó là theo quan niệm của phương Tây: “thứ 6 ngày 13, ngày Chúa bị đóng đinh”. Dần về sau này người dân mình bị ảnh hưởng, giống như ngày lễ Giáng sinh người dân cũng đi chơi, tặng quà cho nhau… Còn với văn hóa phương Đông thì số 13 là một con số bình thường.
“Không có số mặc định cho ai đó. Cái đó thuộc về tâm lí chứ không ảnh hưởng gì. Hiện nay, cầu thủ họ cũng mang số áo 13 mà vẫn đá tốt, nổi tiếng đó thôi”, ông Dũng nhìn nhận.

Cảnh lắp ghép “cá chép hóa rồng” cực độc ở Đà Nẵng

Tượng cá chép hóa rồng ở Đà Nẵng được đặt bên bờ sông Hàn cao 7,5m, đúc từ 5 khối đá cẩm thạch trắng tự nhiên.

Cảnh lắp ghép “cá chép hóa rồng” cực độc ở Đà Nẵng
Canh lap ghep ca chep hoa rong cuc doc o Da Nang
 Biểu tượng "cá chép hóa rồng" thuộc dự án “Bến du thuyền và Câu lạc bộ thể thao dưới nước” được lắp đặt tại Bến du thuyền DHC-Marina ở Đà Nẵng (do Cty Cổ phần DHC-Marina, thành viên Tổng Cty Cổ phần Đầu tư DHC làm chủ đầu tư).

Những khu đất vàng mới “khai quật” ở Đà Nẵng

(Kiến Thức) - Bên cạnh những khu nghỉ dưỡng, biệt thự - villa đẳng cấp vốn đã nổi tiếng, nhiều khu đất vàng Đà Nẵng mới nổi vài năm gần đây cũng đang sốt xình xịch.

Những khu đất vàng mới “khai quật” ở Đà Nẵng
Đảo nổi Hòa Xuân
Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân nằm ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, giáp đường 2-9 và đường Cách Mạng Tháng 8, cạnh siêu thị Metro, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 2km. Đây được đánh giá là khu đô thị có vị trí vô cùng đắc địa, là một trong những khu đất vàng Đà Nẵng nhận được nhiều sự quan tâm.
Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân nằm ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ giáp đường 2-9 và đường Cách Mạng Tháng 8, cạnh siêu thị Metro, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 2km. Đây được đánh giá là khu đô thị có vị trí vô cùng đắc địa về mặt phong thủy và cảnh quan. Hiện nay, khu đô thị chỉ mới hoàn thành về mặt cơ sở vật chất hạ tầng như điện đường cây xanh, phân lô; nhưng hầu hư đã “cháy”.
Nhung khu dat vang moi “khai quat” o Da Nang
Phối cảnh khu đô thị sinh thái Hòa Xuân.
Nơi đây vốn trước kia là những vùng trũng thấp ven sông, ít người "nhòm ngó" tới. Nhưng từ khi dự án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân với mô hình khu đảo nổi hiện đại liên hợp đa chức năng đạt chuẩn 5 sao quốc tế được triển khai, các lô đất trong khu đảo nổi lập tức có chủ, giá “bốc" chóng mặt. Tùy vào vị trí mà giá đất ở đây dao động từ 12-15 triệu đồng/m2. Để sở hữu một mảnh đất 100m2 vị thế đẹp, khách hàng phải mất khoảng 1,5 tỷ đồng.
Nhung khu dat vang moi “khai quat” o Da Nang-Hinh-2
Hiện nay, khu đô thị chỉ mới hoàn thành cơ bản về mặt cơ sở hạ tầng như điện, đường, cây xanh, phân lô nhưng đất hầu như đã “cháy”. 
Loạt khu đô thị mới giữa thành phố

Hai khu đô thị Phước Lý và Yên Thế - Bắc Sơn, nằm sát cầu vượt Ngã Ba Huế, đang nằm trong “Top” những khu đất đắt nhất Đà Nẵng. Nếu cách đây 5 năm, khi chưa có dự án cầu vượt, giá cả nhà đất nơi đây rất khiêm tốn, chỉ chưa đến 1 triệu đồng/m2 thì nay, hai khu đất này đã hái ra tiền, tăng trên 5 lần, tức 5 triệu đồng/m2. Hai khu đô thị này đang trong quá trình thi công các công trình khu nhà chung cư, hệ thống đường sá, điện nước, cây xanh về cơ bản hoàn thiện.

Nhung khu dat vang moi “khai quat” o Da Nang-Hinh-3
Giá mỗi lô đất dao động từ 500-700 triệu/100m2. 

Khu đô thị nam cầu Nguyễn Tri Phương có tổng diện tích là 150 ha, tọa lạc giữa hai con sông Cẩm Lệ và sông Cổ Cò, không khí quanh năm mát mẻ, nằm cách Trung tâm thành phố tầm 4km, sân bay 3km, biển 4km. Giá mỗi lô đất ở đây dao động từ 500-700 triệu/100m2.

“Đất vàng” vùng ngoại ô

Nhung khu dat vang moi “khai quat” o Da Nang-Hinh-4
Những khu vực ven thành phố giá đất đang tăng vọt. 

Cùng với các khu đô thị mới trong thành phố thì nhiều vùng đất ngoại ô cũng đang có giá tăng vọt. Ví dụ như khu đất ở nơi xa nhất thành phố như xã Hòa Tiến (Hòa Vang, cách trung tâm 15km về phía Tây), khu dân cư Hòa Phát (quận Cẩm Lệ, cách trung tâm hơn 10 cây số). Hiện ngày càng có nhiều người chọn đất ngoại ô bởi diện tích rộng rãi, không gian thoáng đãng, môi trường trong lành.

Tại xã Hòa Tiến, trước đây 5 năm, giá đất chưa đến 1 triệu đồng/m2 thì đến thời điểm này đang được rao bán xấp xỉ 10 triệu đồng. Còn giá đất ở quận Cẩm Lệ, 5 năm trước chỉ có 2 triệu đồng/m2; nay tăng lên gấp 3 lần (không kể những khu vực mặt tiền, vị trí đắc địa).

Con trai bị bố đẻ bóp cổ đến chết rúng động Bắc Ninh

(Kiến Thức) - Sau khi bóp cổ con trai mình đến chết, Nguyễn Hữu Giáp đã gọi điện thông báo cho vợ rồi thản nhiên lên giường ngủ tiếp.

Con trai bị bố đẻ bóp cổ đến chết rúng động Bắc Ninh
Thông tin từ CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, cơ quan này đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc bố bóp cổ con trai dẫn đến tử vong xảy ra tại thôn Đại Trung, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du.
Theo đó, vào đầu giờ chiều ngày 4/6, trong lúc em Nguyễn Văn Được (SN 2000) đang ngủ say thì người bố là Nguyễn Hữu Giáp đã lẻn vào giường con đang ngủ và bóp cổ con trai mình.
Con trai bi bo de bop co den chet rung dong Bac Ninh
 Ngôi nhà nơi xảy ra sự việc đau lòng.
Sau khi bóp cổ con trai mình, Nguyễn Hữu Giáp gọi điện cho vợ thông báo về hành động mà mình vừa gây ra rồi thản nhiên lên giường ngủ tiếp.
Nhận được điện thoại của chồng, chị Đặng Thị Huệ (SN 1975) đã nhanh chóng về nhà để xem xét tình hình. Khi về đến nhà, thấy con trai đang nằm bất động trên giường, chị Huệ vội vàng kiểm tra thì hoảng hốt phát hiện em Được đã tử vong. Quá hoảng sợ, chị Huệ liền thông báo cho người thân trong gia đình và cơ quan chức năng.
Nhận được tin báo, Công an xã Đại Đồng đã nhanh chóng tới hiện trường. Nhận thấy sự việc có tính chất nghiêm trọng, công an xã đã thông báo cơ quan cấp trên. Ngay sau đó, Công an huyện Tiên Du và Công an tỉnh Bắc Ninh đã có mặt tại hiện trường, tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi đồng thời tiến hành bắt giữ đối tượng Nguyễn Hữu Giáp.
Đến đêm ngày 4/6, sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể em Được cho gia đình để lo hậu sự.
Ông Vũ Văn Sâm - Trưởng Công an xã Đại Đồng cho biết: "Khi công an có mặt thì cháu Nguyễn Văn Được đã tử vong, còn Nguyễn Hữu Giáp thì tỏ vẻ sợ hãi. Công an xã đã tiến hành bắt giữ đối tượng Giáp. Ngay trong đêm, Nguyễn Hữu Giáp đã được di lí về Công an tỉnh Bắc Ninh".
Cũng theo lời ông Sâm, gia đình Nguyễn Hữu Giáp có hai người con, con lớn SN 1999, cháu thứ 2 là Nguyễn Văn Được. Ở địa phương, Giáp là đối tượng thuộc diện quản lý, theo dõi của công an xã vì đã hai lần bị bắt với tội danh trộm cắp.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới