Vì sao tiêm phòng HPV vẫn bị ung thư cổ tử cung?

Tiêm phòng là một cách hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm HPV song không thể phòng ngừa tất cả các virus HPV nguy cơ cao, và cũng không ngăn được ung thư cổ tử cung không liên quan đến virus này.

Vì sao tiêm phòng HPV vẫn bị ung thư cổ tử cung?

Cô Lý, người Hồ Bắc, Trung Quốc, được phát hiện mắc bệnh ung thư cổ tử cung trong lần khám sức khỏe mới đây. Đáng nói, cô Lý từng tiêm phòng HPV (virus u nhú ở người), hơn nữa xét nghiệm HPV cũng là âm tính, vì sao cô vẫn bị ung thư cổ tử cung?

Theo bác sĩ điều trị cho cô Lý, ung thư cổ tử cung là khối u ác tính phổ biến nhất của hệ sinh sản nữ, bệnh đe dọa nghiêm trọng đến an toàn tính mạng của bệnh nhân.
Mặc dù hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều có liên quan đến nhiễm HPV, nhưng một số ít bệnh nhân ung thư cổ tử cung vẫn được phát hiện không bị nhiễm HPV và kết quả xét nghiệm HPV của họ là âm tính. Loại ung thư này được gọi là ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV.
Vi sao tiem phong HPV van bi ung thu co tu cung?
 Tiêm phòng HPV vẫn bị ung thư cổ tử cung, tại sao? - Ảnh minh hoạ.
Với việc phổ biến tiêm phòng HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV sẽ dần tăng lên. Ung thư biểu mô tuyến là loại ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV phổ biến nhất. Vì vậy, những phụ nữ âm tính với HPV vẫn nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên.
Thực tế, nhiễm HPV nguy cơ cao dai dẳng là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung. Tiêm phòng HPV là một cách hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm HPV. Nên tiêm phòng HPV ngay cả khi đã có tiền sử nhiễm HPV và tiền sử tổn thương cổ tử cung mức độ cao. Nên chủng ngừa phù hợp với lứa tuổi, tiêm phòng càng sớm thì hiệu quả càng tốt.
Thế nhưng, nhiều người cũng đặt câu hỏi vắc xin HPV thực sự có thể phòng bệnh một lần và mãi mãi không? Thật ra là không.
Mặc dù thuốc chủng ngừa ung thư cổ tử cung có thể bảo vệ cổ tử cung một cách mạnh mẽ, nhưng nó không bao gồm tất cả các loại HPV nguy cơ cao. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên vẫn được khuyến khích cho những phụ nữ đã được tiêm phòng HPV, để đạt được hiệu quả phát hiện và điều trị sớm.
Ngoài ra, ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV cũng không thể phòng ngừa bằng vắc xin. Vì vậy, đối với phụ nữ ở độ tuổi thích hợp, nên tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên ngay cả khi họ đã được tiêm phòng HPV hoặc âm tính với HPV.
Bênh cạnh đó, ung thư cổ tử cung xảy ra thông qua quá trình tổn thương tiền ung thư cổ tử cung. Đối với những bệnh nhân này, cần tầm soát các tổn thương ở cổ tử cung và điều trị kịp thời.
Bác sĩ nhấn mạnh rằng vắc xin HPV không thể phòng ngừa tất cả các virus HPV nguy cơ cao, cũng không ngăn được ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV. Ngay cả khi bạn tránh được HPV, vẫn có thể mắc ung thư cổ tử cung. Vì vậy, sau khi chủng ngừa HPV, vẫn cần kiểm tra ung thư cổ tử cung thường xuyên.

3 mẹ con nhiễm HPV, nguyên nhân vì vật thường dùng trong nhà tắm

Sau khi tìm hiểu thói quen hàng ngày, bác sĩ cho biết, việc 3 người liên tiếp phát hiện ra virus HPV có thể liên quan nhiều đến lối sống thường ngày.

3 mẹ con nhiễm HPV, nguyên nhân vì vật thường dùng trong nhà tắm

Xiao Ou là một bà mẹ trẻ có 2 con. Do có ít kinh nghiệm làm mẹ nên 2 đứa trẻ thường xuyên bị ốm do Xiao Ou chăm sóc con không cẩn thận. May mắn là Xiao Ou rất siêng năng và cẩn thận, cô phát hiện ra một số bất thường xuất hiện ở cả 3 mẹ con.

Dù đã sinh con khá lâu, các con cũng đã lớn nhưng mấy tháng trước, cô lại gặp phải tình trạng rong huyết tăng lên rõ rệt. Trong khi đó, 2 con gái của cô, trên cơ thể đều xuất hiện một số vết phát ban với các kích cỡ khác nhau.

Thường xuyên làm điều này khi ân ái, cô gái tổn thương tử cung

Theo bác sĩ, Tư Kỳ đã không đảm bảo vệ sinh khi quan hệ, đặc biệt, có ân ái trong thời kỳ kinh nguyệt nhiều lần sau đó lại không vệ sinh đúng cách.

Thường xuyên làm điều này khi ân ái, cô gái tổn thương tử cung
Cô gái trẻ Tư Kỳ, người Trung Quốc, năm nay 27 tuổi, đang là nhân viên văn phòng có thu nhập khá và cuộc sống ổn định. Tư Kỳ cũng có một người bạn trai đã gắn bó với cô được 3 năm. Thế nhưng vài ngày trước, Tư Kỳ vốn khoẻ mạnh lại cảm thấy đau bụng dữ dội, máu từ hạ thân chảy ra, không thể đi lại được.

Nhiễm HPV bao lâu thì chuyển thành ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh giết người đứng thứ hai ở phụ nữ, yếu tố chính là do nhiễm vi rút HPV.

Nhiễm HPV bao lâu thì chuyển thành ung thư cổ tử cung?

Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ nhiễm vi rút HPV đều chắc chắn bị ung thư cổ tử cung.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.