Vì sao thương vụ mua tiêm kích F-16V của đảo Đài Loan lại quan trọng?

Vì sao thương vụ mua tiêm kích F-16V của đảo Đài Loan lại quan trọng?

(Kiến Thức) - Khả năng quân sự Đài Loan so với Trung Quốc đại lục đã kém xa. Mặc dù số máy bay F-16V mà Đài Loan vừa ký hợp đồng mua của Mỹ sẽ không làm thay đổi điều đó, nhưng sẽ là lực lượng hết sức quan trọng với hòn đảo này. 

Sau một cuộc hành trình gian khổ kéo dài gần 20 năm, Mỹ và Đài Loan cuối cùng cũng đi đến những thỏa thuận cuối cùng về hợp đồng bán 66 chiếc F-16V tiên tiến cho Đài Loan. Ảnh:  Máy bay F-16V - Nguồn: Lokheed Martin
Sau một cuộc hành trình gian khổ kéo dài gần 20 năm, Mỹ và Đài Loan cuối cùng cũng đi đến những thỏa thuận cuối cùng về hợp đồng bán 66 chiếc F-16V tiên tiến cho Đài Loan. Ảnh: Máy bay F-16V - Nguồn: Lokheed Martin
Trị giá hợp đồng trên khoảng 8,1 tỷ USD, đây là thương vụ bán vũ khí lớn nhất cho Đài Loan trong nhiều năm trở lại đây. Con đường đi khúc khuỷu của hợp đồng mua số máy bay chiến đấu F-16 đã phản ánh những xu hướng ngầm từ lâu, ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ-Đài Loan. Ảnh: Máy bay F-16V - Nguồn: Lokheed Martin
Trị giá hợp đồng trên khoảng 8,1 tỷ USD, đây là thương vụ bán vũ khí lớn nhất cho Đài Loan trong nhiều năm trở lại đây. Con đường đi khúc khuỷu của hợp đồng mua số máy bay chiến đấu F-16 đã phản ánh những xu hướng ngầm từ lâu, ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ-Đài Loan. Ảnh: Máy bay F-16V - Nguồn: Lokheed Martin
Ý tưởng bán những chiếc F-16 tiên tiến hơn cho Đài Loan bắt đầu vào cuối những năm 1990. Khi đó không quân Đài Loan đã phải đối mặt với sự lạc hậu của F-5, một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, giá rẻ; được Mỹ phát triển vào thập niên 1960, chủ yếu dùng để xuất khẩu. Ảnh: Máy bay F-16V - Nguồn: Lokheed Martin
Ý tưởng bán những chiếc F-16 tiên tiến hơn cho Đài Loan bắt đầu vào cuối những năm 1990. Khi đó không quân Đài Loan đã phải đối mặt với sự lạc hậu của F-5, một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, giá rẻ; được Mỹ phát triển vào thập niên 1960, chủ yếu dùng để xuất khẩu. Ảnh: Máy bay F-16V - Nguồn: Lokheed Martin
Cũng vào đầu thập niên 1990, Không quân Trung Quốc (PLAAF) đã tiến hành hiện đại hóa với máy bay chiến đấu hiện đại Su-27/J-11, cũng như tên lửa đất đối không tiên tiến HQ-9. Rõ ràng máy bay F-5 sẽ khó tồn tại, khi đối mặt với máy bay chiến đấu và hệ thống phòng thủ tên lửa ngày càng hiện đại của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-11B của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Cũng vào đầu thập niên 1990, Không quân Trung Quốc (PLAAF) đã tiến hành hiện đại hóa với máy bay chiến đấu hiện đại Su-27/J-11, cũng như tên lửa đất đối không tiên tiến HQ-9. Rõ ràng máy bay F-5 sẽ khó tồn tại, khi đối mặt với máy bay chiến đấu và hệ thống phòng thủ tên lửa ngày càng hiện đại của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-11B của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Trước tình thế trên, Chính phủ Mỹ và Đài Loan đều kết luận rằng, giải pháp tốt nhất là bán cho Đài Loan những chiếc F-16C/D, loại tiên tiến hơn những chiếc F-16A/B mà Mỹ đã bán cho Đài Loan vào năm 1992, vì F-16C/D không chỉ có hệ thống điện tử hàng không hiện đại hơn, mà còn phù hợp hơn để thực hiện các nhiệm vụ tiến công mục tiêu mặt đất. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-5E của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Trước tình thế trên, Chính phủ Mỹ và Đài Loan đều kết luận rằng, giải pháp tốt nhất là bán cho Đài Loan những chiếc F-16C/D, loại tiên tiến hơn những chiếc F-16A/B mà Mỹ đã bán cho Đài Loan vào năm 1992, vì F-16C/D không chỉ có hệ thống điện tử hàng không hiện đại hơn, mà còn phù hợp hơn để thực hiện các nhiệm vụ tiến công mục tiêu mặt đất. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-5E của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Thật không may, chính trị ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương đã dẫn đến sự chậm trễ liên tục. Năm 2000, khi ông Trần Thủy Biển trúng cử Tổng thống Đài Loan, phe đối lập của Quốc dân đảng (KMT) đã bỏ phiếu chống lại việc mua máy bay F-16C/D. Cuối cùng thương vụ đã đổ vỡ hoàn toàn vào năm 2005. Ảnh: Máy bay F-16V - Nguồn: Lokheed Martin
Thật không may, chính trị ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương đã dẫn đến sự chậm trễ liên tục. Năm 2000, khi ông Trần Thủy Biển trúng cử Tổng thống Đài Loan, phe đối lập của Quốc dân đảng (KMT) đã bỏ phiếu chống lại việc mua máy bay F-16C/D. Cuối cùng thương vụ đã đổ vỡ hoàn toàn vào năm 2005. Ảnh: Máy bay F-16V - Nguồn: Lokheed Martin
Khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền vào năm 2008, Đài Bắc đã quan tâm trở lại, nhưng chính quyền Obama, khi đó đang thúc đẩy cải thiện quan hệ với Trung Quốc và tập trung vào việc đạt được sự hợp tác của Bắc Kinh về biến đổi khí hậu, đã không khuyến khích bán máy bay F-16C/D cho Đài Loan. Ảnh: Tiêm kích F-16V - Nguồn: Lokheed Martin
Khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền vào năm 2008, Đài Bắc đã quan tâm trở lại, nhưng chính quyền Obama, khi đó đang thúc đẩy cải thiện quan hệ với Trung Quốc và tập trung vào việc đạt được sự hợp tác của Bắc Kinh về biến đổi khí hậu, đã không khuyến khích bán máy bay F-16C/D cho Đài Loan. Ảnh: Tiêm kích F-16V - Nguồn: Lokheed Martin
Thay vào đó, Mỹ đã chọn chương trình hiện đại hóa cho phi đội F-16A/B của Đài Loan, mặc dù việc này đã giúp nâng cao tính năng chiến đấu của hơn 100 máy bay chiến đấu F-16 hiện có, nhưng nó không thể giúp loại ra khỏi biên chế số máy bay đã lạc hậu như F-5. Ảnh: Máy bay F-5E của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Thay vào đó, Mỹ đã chọn chương trình hiện đại hóa cho phi đội F-16A/B của Đài Loan, mặc dù việc này đã giúp nâng cao tính năng chiến đấu của hơn 100 máy bay chiến đấu F-16 hiện có, nhưng nó không thể giúp loại ra khỏi biên chế số máy bay đã lạc hậu như F-5. Ảnh: Máy bay F-5E của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Cuối cùng, sau gần hai thập kỷ, Đài Loan đã có thể mua F-16 mới, giúp mang lại cho Không quân Đài Loan diện mạo mới; vì số máy bay chiến đấu F-16 (cả mới và cũ) sẽ là lực lượng chủ lực của không quân hòn đảo này. Phần còn lại sẽ là 100 máy bay chiến đấu F-CK-1 Ching-kuo tự chế và khoảng 50 chiếc Mirage-2000. Ảnh: Máy bay F-CK-1 Ching-kuo của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Cuối cùng, sau gần hai thập kỷ, Đài Loan đã có thể mua F-16 mới, giúp mang lại cho Không quân Đài Loan diện mạo mới; vì số máy bay chiến đấu F-16 (cả mới và cũ) sẽ là lực lượng chủ lực của không quân hòn đảo này. Phần còn lại sẽ là 100 máy bay chiến đấu F-CK-1 Ching-kuo tự chế và khoảng 50 chiếc Mirage-2000. Ảnh: Máy bay F-CK-1 Ching-kuo của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Tất cả số F-16 (cả mới và cũ) sẽ sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động APG-83, buồng lái bằng kính và đường truyền dữ liệu tốc độ cao, có khả năng xử lý lượng thông tin lớn hơn. Máy bay mới cũng sẽ có các thùng nhiên liệu phù hợp, giúp mở rộng phạm vi hoạt động và độ bền, mà không làm giảm tải trọng vũ khí. Ảnh: Máy bay F-16 của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Tất cả số F-16 (cả mới và cũ) sẽ sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động APG-83, buồng lái bằng kính và đường truyền dữ liệu tốc độ cao, có khả năng xử lý lượng thông tin lớn hơn. Máy bay mới cũng sẽ có các thùng nhiên liệu phù hợp, giúp mở rộng phạm vi hoạt động và độ bền, mà không làm giảm tải trọng vũ khí. Ảnh: Máy bay F-16 của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Số máy bay F-16 mới, kết hợp với F-16 nâng cấp, sẽ có cả tác động đến an ninh và chính trị cả hai bên hai bờ eo biển. Về mặt quân sự, nó sẽ nâng cao khả năng chiến đấu của Không quân Đài Loan trong việc bảo vệ không phận hòn đảo này, đang phải chịu áp lực ngày càng lớn, không chỉ từ những nỗ lực hiện đại hóa quân đội liên tục của Trung Quốc, mà cả những hành động răn đe của Bắc Kinh. Ảnh: Máy bay F-16 của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Số máy bay F-16 mới, kết hợp với F-16 nâng cấp, sẽ có cả tác động đến an ninh và chính trị cả hai bên hai bờ eo biển. Về mặt quân sự, nó sẽ nâng cao khả năng chiến đấu của Không quân Đài Loan trong việc bảo vệ không phận hòn đảo này, đang phải chịu áp lực ngày càng lớn, không chỉ từ những nỗ lực hiện đại hóa quân đội liên tục của Trung Quốc, mà cả những hành động răn đe của Bắc Kinh. Ảnh: Máy bay F-16 của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Về mặt chính trị, việc hoàn tất thương vụ mua bán này báo hiệu cho cả Đài Bắc và Bắc Kinh rằng, Washington tiếp tục ủng hộ Đài Loan và sẽ tiếp tục duy trì các điều khoản của Đạo luật Quan hệ Đài Loan, trong đó khẳng định rằng, Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp cho Đài Loan những vũ khí phòng thủ cần thiết. Ảnh: Máy bay F-16 của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Về mặt chính trị, việc hoàn tất thương vụ mua bán này báo hiệu cho cả Đài Bắc và Bắc Kinh rằng, Washington tiếp tục ủng hộ Đài Loan và sẽ tiếp tục duy trì các điều khoản của Đạo luật Quan hệ Đài Loan, trong đó khẳng định rằng, Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp cho Đài Loan những vũ khí phòng thủ cần thiết. Ảnh: Máy bay F-16 của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Khi Quân đội Trung Quốc đang tiếp tục hiện đại hóa, trước mắt Mỹ sẽ cung cấp tư vấn và hỗ trợ chuyên gia trong nhiều lĩnh vực vũ khí mà Đài Loan chưa có kinh nghiệm, như chương trình chế tạo tàu ngầm, tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không…; những nỗ lực của Mỹ được đánh giá là cần thiết, khi quân đội Trung Quốc ngày càng hiện đại. Ảnh: Máy bay F-CK-1 Ching-kuo của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Khi Quân đội Trung Quốc đang tiếp tục hiện đại hóa, trước mắt Mỹ sẽ cung cấp tư vấn và hỗ trợ chuyên gia trong nhiều lĩnh vực vũ khí mà Đài Loan chưa có kinh nghiệm, như chương trình chế tạo tàu ngầm, tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không…; những nỗ lực của Mỹ được đánh giá là cần thiết, khi quân đội Trung Quốc ngày càng hiện đại. Ảnh: Máy bay F-CK-1 Ching-kuo của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Điều quan trọng là trước sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc đối với hòn đảo này, Đài Loan sẽ cần sự hỗ trợ chính trị của Mỹ, được cụ thể hóa bằng việc bán vũ khí cho hòn đảo này và bằng những hành động quân sự khác, chẳng hạn như điều máy bay chiến đấu và tàu chiến đến tập trận gần đảo Đài Loan. Ảnh: Ảnh: Máy bay Mirage-2000 của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Điều quan trọng là trước sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc đối với hòn đảo này, Đài Loan sẽ cần sự hỗ trợ chính trị của Mỹ, được cụ thể hóa bằng việc bán vũ khí cho hòn đảo này và bằng những hành động quân sự khác, chẳng hạn như điều máy bay chiến đấu và tàu chiến đến tập trận gần đảo Đài Loan. Ảnh: Ảnh: Máy bay Mirage-2000 của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Trước những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cô lập Đài Loan, Mỹ đã đóng vai trò trung tâm đối với an ninh của Đài Loan. Đây là cường quốc duy nhất sẵn sàng chấp nhận sự phản đối của Trung Quốc, bằng hành động trực tiếp cung cấp vũ khí cho Đài Loan, bất chấp sự phản đối (và cả trừng phạt) từ Trung Quốc. Ảnh: Máy bay F-16 của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Trước những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cô lập Đài Loan, Mỹ đã đóng vai trò trung tâm đối với an ninh của Đài Loan. Đây là cường quốc duy nhất sẵn sàng chấp nhận sự phản đối của Trung Quốc, bằng hành động trực tiếp cung cấp vũ khí cho Đài Loan, bất chấp sự phản đối (và cả trừng phạt) từ Trung Quốc. Ảnh: Máy bay F-16 của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.
Video Tiêm kích F-16 của Mỹ - Nguồn: US Military News

GALLERY MỚI NHẤT