Vì sao Thiên Hoàng của Nhật Bản chỉ có tên mà không có họ?

Trước Chiến tranh thế giới thứ 2, Thiên Hoàng không được xem là “người” Nhật, bởi vì trong mắt người dân thời đó, ông chính là đại diện cho con cháu của Thần.

Trong lịch sử, để dễ bề xưng hô, người ta từng lấy Kamuri là họ của Thiên Hoàng, để chỉ Thiên Hoàng của nước Nhật, nhưng cách gọi này không được sử dụng ở trong chính nước Nhật. Người Nhật vẫn có thói quen gọi ông là Thiên Hoàng với hàm ý chỉ sự tôn kính, nhưng cách gọi này còn có nguyên nhân sâu xa hơn.
Vi sao Thien Hoang cua Nhat Ban chi co ten ma khong co ho?
Thần Vũ được xem là Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật Bản (Ảnh qua Wikipedia). 
Nếu ngược dòng lịch sử Nhật Bản, chúng ta sẽ thấy được vì sao Thiên Hoàng lại không có họ.
Nguyên do thứ nhất là, vốn dĩ người Nhật đều không có họ. Cuối thế kỷ thứ IV và thời kỳ triều đại Yamato thống nhất Nhật Bản, người Nhật sử dụng “thị” để phân biệt một người thuộc phạm vi quyền lực nào. Ví dụ như nhân vật Shizuka nổi tiếng trong bộ truyện tranh Doraemon có tên đầy đủ là Minamoto Shizuka. Thị Minamoto xuất hiện vào thời kì nêu trên, là thị cổ xưa nhất và cũng cao quý nhất của Nhật Bản.
Cùng với sự gia tăng không ngừng về dân số, bên dưới thị bắt đầu phân chia ra thành nhiều họ hơn, lúc này họ đa phần chỉ xuất hiện trong giai cấp quan lại hoặc quý tộc, người dân thường không có họ. Họ vào lúc này cũng chủ yếu dựa vào địa danh, chức quan. Ví dụ như họ Shinshou Ninagawa chỉ ra rằng tổ tiên sống ở Ninagawa và chức danh là người gác cổng (Shinshou). Mấy đời nhà họ Ninagawa đều giữ chức vụ này.
Đến thời Duy Tân Minh Trị, để tiện quản lý hộ tịch, chính phủ Nhật Bản đã đặt ra “Lệnh tên họ”, dùng biện pháp mạnh để người dân thường có họ. Chính vào lúc này người Nhật mới bắt đầu có họ. Trên thực tế, trước khi có “Lệnh tên họ”, chính phủ Nhật Bản đã cho phép người dân tự tìm cho mình một họ, nhưng người dân Nhật Bản dường như không quan tâm lắm. Cuối cùng khi chính phủ dùng biện pháp mạnh, nhiều người còn vội vàng “tự chế” lấy một cái họ. Vì thế nên có rất nhiều những cái họ kì quặc xuất hiện như “Mitarashi” (nhà vệ sinh), “Nojiri” (đuôi thú), v.v.
Vi sao Thien Hoang cua Nhat Ban chi co ten ma khong co ho?-Hinh-2
Thiên hoàng Minh Trị.
Nguyên do thứ hai khiến Thiên Hoàng Nhật Bản không có họ là do thời xưa, Thiên Hoàng được xem là con cháu của Thiên Chiếu Đại Thần hay Thái Dương Thần Nữ. Bà không chỉ được coi là vị thần của mặt trời, mà còn là vị thần của vũ trụ. Tên gọi Amaterasu có nguồn gốc từ cụm từ amateru, mang ý nghĩa “toả sáng trên thiên đường”.
Thiên Hoàng Jimmu đầu tiên kế vị vào năm 660 TCN, theo dòng lịch sử kéo dài cho đến Naruhito hiện nay là đời Thiên Hoàng thứ 125 kế vị vào năm 2019. Vào thời kỳ xa xưa, Thiên Hoàng đóng vai trò như người đại diện cho Thần linh. Chính vì thế, ông không cần thể hiện phạm vi quyền lực, thế lực, cũng không cần thể hiện chức danh hay quê quán. Đến sau này, các gia tộc quý tộc cũng không có họ để thể hiện ra phương diện đại biểu cho con cháu của Thần trong nguồn gốc lịch sử lâu dài.
Tuy nhiên khi con gái trong Hoàng tộc của Thiên Hoàng được gả đi thì cô phải đổi theo họ chồng. Ví dụ như con gái Sayako Kuroda của Akihito đã đổi thành họ “Kuroda”. Có một số họ hàng xa của Thiên Hoàng thì dùng thụy hiệu của tổ tiên làm họ của mình, ví dụ như Phổ Kiệt (em trai vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa) có vợ là bà Hiro Saga, con cháu đời thứ 52 của Thiên Hoàng Saga, bà Hiro đã dùng xưng hiệu của Saga làm họ của mình.
Mặc dù có danh xưng đặc biệt và được cho là mang sứ mệnh đại diện cho Thần linh, nhưng trên thực tế thì từ lâu Thiên Hoàng đã không còn là người thống trị thật sự của Nhật Bản nữa.
Trong lịch sử Nhật Bản, đã từng có thời kỳ Thiên Hoàng giống như một cái “lệnh bài” dành cho các tướng quân, hay lãnh chúa muốn lên ngôi. Về bản chất, Thiên Hoàng cũng rất ít hỏi đến việc chính trị, ông chỉ bình yên thực hiện chức vị của mình. Vào thời đại Mạc phủ Tokugawa, Thiên Hoàng thậm chí còn nghèo đến không có cơm ăn, không thể không cầm triều phục của mình để mua gạo. Mỗi lần có người triệu kiến thì lại chuộc lại, sau đó lại gửi đến tiệm cầm đồ. Không chỉ có thế, có những thời điểm làm Thiên Hoàng hoàn toàn không phải là việc tốt đẹp gì, vì có thể bị giết, bị truất ngôi, bị giam lỏng.
Trong một khoảng thời gian rất dài, Thiên Hoàng đã từng không được phép rời khỏi Kyoto (cố đô trong lịch sử Nhật Bản), thậm chí là không được rời khỏi hoàng cung. Khi đó ông không được tự do gặp triều thần, không có quyền lựa chọn phối ngẫu, và thậm chí còn không có quyền tự mình nuôi dưỡng con cái.
Đến ngày nay, Thiên Hoàng của Nhật Bản đã trở thành một người đứng đầu quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến. Mặc dù Thiên Hoàng hiện tại không có thực quyền, nhưng ông được xem như là biểu tượng của đất nước Nhật Bản và được người dân Nhật tôn kính. Ông cũng đồng thời là vị nguyên thủ quốc gia duy nhất hiện nay được gọi là Emperor trong tiếng Anh. Ông đóng vai trò chủ đạo trong việc điều hành những lễ nghi quan trọng như lễ Bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ hay Bổ nhiệm Chánh án Tòa án tối cao.

Nhật Bản công bố tên triều đại mới trước khi Thiên Hoàng mới lên ngôi

(Kiến Thức) - Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga vừa chính thức thông báo, triều đại Nhật Hoàng mới sẽ có niên hiệu là “Lệnh Hòa”. Triều đại này chính thức bắt đầu vào tháng tới, khi Thái tử Naruhito lên nối ngôi cha, Nhật hoàng Akihito.

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm nay 1/4, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết triều đại Nhật Hoàng mới sẽ bắt đầu vào ngày 1/5, khi Thái tử Naruhito chính đăng quang Nhật Hoàng. Triều đại mới sẽ có niên hiệu “Lệnh Hòa” (tiếng Anh - Reiwa).
Theo Bloomberg, cái tên “ Lệnh Hòa” (Reiwa) bao gồm 2 ký tự trong đó “Rei” có nghĩa là “trật tự” nhưng cũng có ý nghĩa “tốt lành”. Ký tự “Wa” được dịch ra là “hòa bình” hoặc “hòa hợp”. Niên hiệu này đáp ứng được tiêu chí dễ đọc và dễ viết, nhưng không quá phổ biến nhắm tránh nhầm lẫn khi sử dụng trong đời thường.

Tại sao Thiên Hoàng Nhật Bản là biểu tượng của lòng dân?

(Kiến Thức) - Thiên Hoàng và Hoàng Hậu luôn tham gia vào những hoạt động nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, khích lệ nhân dân phấn đấu vì sự phát triển của đất nước.

Sau ngày đăng quang vào năm 1989, mở ra thời đại Heisei (Bình Thành), Thiên Hoàng Akihito và Hoàng Hậu luôn đóng vai trò quan trọng là biểu tượng của Nhật Bản trong những sự kiện của đất nước. Với tư cách đó Thiên Hoàng và Hoàng Hậu luôn tham gia vào những hoạt động nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc và khích lệ nhân dân phấn đấu vì sự phát triển của đất nước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới