Vì sao thái giám trong cung luôn kè kè cây phất trần?

Không chỉ có các đạo sĩ mà các thái giám trong cung cũng thường gắn liền với hình ảnh cây phất trần. Vậy tác dụng của nó là gì? Tại sao họ luôn cầm chúng trên tay?

Được biết, thái giám là những người đàn ông trải qua quá trình tịnh thân đau đớn. Mục đích của việc làm này là để họ được vào trong cung phục vụ cho hoàng đế và các phi tần. Việc phục vụ các vị chủ tử có thể sẽ rất bận rộn thế nhưng trên tay của nhiều thái giám luôn cầm theo một cây phất trần.
Vi sao thai giam trong cung luon ke ke cay phat tran?
Thái giám trong cung thường dùng cây phất trần để lau dọn, đuổi côn trùng.
Nguyên nhân là do ảnh hưởng tạo hình trong Kinh kịch và tuồng Quảng – hai loại hình văn hóa nổi tiếng của Trung Quốc. Trong những vở kinh kịch, tuồng Quảng, thái giám là vai diễn có phục trang, lối vẽ mặt giống các vai khác, nên mới được cho cầm cây phất trần để giúp người xem dễ phân biệt nhân vật.
Trong dân gian, những cây phất trần thường được làm bằng gỗ, dài khoảng 50 cm, một đầu gắn sợi đay hoặc lông thú. Chúng thường được dùng để lau dọn, đuổi côn trùng. Cây phất trần mà các thái giám dùng được trang trí cầu kỳ hơn nhưng công dụng của chúng không khác là bao.
Ở thời phong kiến, thái giám là người hầu hạ, gánh vác các công việc lớn nhỏ trong cung, mà quét dọn bụi bặm hiển nhiên nằm trong số đó. Do vậy, họ cần một vật dụng vừa nhẹ, vừa không quá vướng víu để dọn dẹp. Cây phất trần chính là thứ phù hợp nhất.
Vi sao thai giam trong cung luon ke ke cay phat tran?-Hinh-2
Hơn nữa, cây phất trần còn dùng làm pháp ký xua đuổi vận đen, mang lại may mắn cho hoàng đế.
Mỗi lần địa điểm mà hoàng thượng sắp ghé qua, thái giám đều sử dụng cây phất trần để phủi bụi bẩn, vệ sinh đồ đạc. Nếu trên người hoàng thượng có vết bẩn hay bụi, thái giám cũng dùng chúng để làm sạch chứ không được tự ý dùng tay.
Tuy nhiên, không phải thái giám nào cũng được cầm phất trần. Thực tế, chỉ có thái giám cấp cao và trung ở kề cận với hoàng đế mới được sử dụng. Bởi chúng được xem như một loại pháp khí, có thể xua đuổi vận đen và mang lại may mắn cho hoàng đế. Ngoài ra, trong những trường hợp khẩn cấp, cây phất trần cũng có thể dùng như một vũ khí tạm thời.

Thái giám Trung Quốc xưa muốn lấy vợ, lý do gây chua xót

Sau khi trải qua quá trình tịnh thân để vào cung làm việc, thái giám Trung Quốc thời phong kiến mất khả năng sinh con nối dõi. Dù vậy, họ vẫn muốn lấy vợ vì một số lý do khiến nhiều người thương cảm.

Thai giam Trung Quoc xua muon lay vo, ly do gay chua xot
 Cùng với cung nữ, thái giám Trung Quốc thời phong kiến là những người hầu hạ, chăm lo mọi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của hoàng đế và các phi tần trong hậu cung. 

3 lý do khiến các phi tần liên minh với thái giám

Hậu cung vốn là nơi ẩn chứa nhiều bí mật và tranh giành quyền lực. Một trong những "quy tắc ngầm" là mối quan hệ "thân mật" giữa phi tần và thái giám.

Trong thời kỳ phong kiến Trung Hoa, quan niệm phổ biến là tất cả mọi thứ trong thiên hạ đều thuộc về hoàng đế và mọi người đều phải tuân phục. Điển hình trong cung điện của hoàng đế, có một lượng lớn phi tần và các mỹ nhân.

Theo thông tin từ Sina, một hoàng đế thời phong kiến Trung Hoa có thể có từ 70 đến vài trăm người vợ và tình nhân. Dù số lượng là khá lớn, chỉ có một số ít trong số họ thực sự được hoàng đế sủng ái. Phần lớn các phi tần khác có thể bị bỏ mặc, không bao giờ có cơ hội gặp mặt hoàng đế, hoặc trong trường hợp xấu hơn là bị giam lỏng nếu phạm tội. Do đó, một số phi tần đã tìm cách liên kết với thái giám, những người có quyền lực và tiếp cận gần gũi với hoàng đế, để cải thiện số phận của mình. Họ làm như vậy với hy vọng sẽ có được sự chú ý và ân sủng từ hoàng đế thông qua sự giới thiệu hoặc can thiệp của các thái giám này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới