Vì sao Tần Thuỷ Hoàng tìm thuốc trường sinh nhưng không uống?

ViệcTần Thủy Hoàng khi còn tại vị luôn cố tìm thuốc trường sinh không còn xa lạ. Thế nhưng, vì sao khi có được thuốc trường sinh, Tần Thủy Hoàng lại không uống?

Tần Thủy Hoàng tìm được thuốc trường sinh thật không?

Có nhiều truyền thuyết đều nói Tần Thủy Hoàng không tìm được thuốc trường sinh. Nhưng trong "Sử Ký – Thủy Hoàng bản kỷ" có ghi lại rằng, Tần Thủy Hoàng sai một quan thần tên Từ Phúc cùng với một trăm đồng nam, một trăm đồng nữ đi tìm thuốc trường sinh dưới biển. Nhưng vì không tìm được thuốc và sợ sẽ bị chém đầu cho nên họ đã không quay trở lại mà đi thuyền lưu lạc đến Nhật Bản.

Vi sao Tan Thuy Hoang tim thuoc truong sinh nhung khong uong?

Từ Phúc không quay trở lại nhưng Tần Thủy Hoàng vẫn kiên định hy vọng sẽ tìm được thuốc trường sinh. Vào 4 năm sau, tức năm 215 TCN, Tần Thủy Hoàng đã tìm được Lư Sinh, một đạo sĩ người nước Yên. Lần này, Tần Thủy Hoàng phái Lư Sinh xuống biển để tìm kiếm thuốc trường sinh. Khác với Từ Phúc xuống biển tìm thuốc trường sinh thì Lư Sinh lại xuống biển để tìm hai vị thần, một người là "Cao Thệ" và một người là "Tiễn Môn".

Ngoài ra, cũng có truyền thuyết nói, Từ Phúc giúp Tần Thủy Hoàng tìm thuốc trường sinh (nhiều người sau này cho rằng đó là "Thái Tuế" tên khoa học là "Nhục linh chi") và sau đó phái người mang về cho Tần Thủy Hoàng.

Sau khi được các pháp sư tinh luyện, nó trở thành "thuốc trường sinh bất lão". Thế nhưng thuốc trường sinh này chỉ có một viên, Tần Thủy Hoàng mặc dù rất muốn trường sinh nhưng lại sợ đó là thuốc độc, rồi cứ do dự cho đến lúc chết. Sau khi qua đời, viên thuốc đó vẫn ở trong tay ông và được chôn cất cùng thi thể trong lăng mộ.

Vị Hoàng đế cả đời theo đuổi sự "bất tử"

Trong số những người được Tần Thủy Hoàng tín nhiệm giao cho trọng trách quan trọng này, câu chuyện về ngự y Từ Phúc là được lưu truyền nhiều hơn cả.

Vào thời nhà Tần, Từ Phúc là người đất Tề, từ sớm đã nổi danh với trí tuệ thông minh, can đảm, cẩn trọng. Bên cạnh tài năng y học nổi bật, ông còn là một phương sĩ, tức là những người cầu tiên học đạo lúc bấy giờ.

Sau khi hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng tiến hành xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Đây cũng là lúc khao khát trường sinh bất tử bùng lên một cách mãnh liệt trong lòng vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.

Lúc bấy giờ, ông giao phó cho Từ Phúc nhiệm vụ bí mật tìm kiếm phương thuốc của sự bất tử. Đảm nhiệm trọng trách cao cả của Hoàng đế giao cho, năm 219 TCN, Từ Phúc cùng 1000 đồng nam và đồng nữ đem theo 3 năm lương thực dự phòng lên thuyền đi tìm kiếm bí mật của sự bất tử từ các vị tiên.

Ba hòn đảo tiên được ghi trong "Tiên Hải kinh" có tên là Phùng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu ở ngoài biển Đông, đoàn người của Từ Phúc đến đó để tìm thuốc trường sinh bất lão cho Tần Thủy Hoàng.

Đoàn thuyền của Từ Phúc mất vài năm lênh đênh trên biển, nhưng thông tin về ngọn núi của các vị tiên ngoài biển Đông vẫn biệt tăm.

Năm 210 TCN, Thủy Hoàng hỏi ông về công việc này. Từ Phúc tâu rằng có quái vật biển đã ngăn chặn đường đi và đề nghị nhà vua cử đội cung thủ ra tiêu diệt.

Vi sao Tan Thuy Hoang tim thuoc truong sinh nhung khong uong?-Hinh-2

Tượng điêu khắc mô phỏng việc đoàn thuyền của Từ Phúc ra khơi tìm kiếm thuốc trường sinh. (Ảnh: nguồn Qulishi.com).

Ham muốn mãnh liệt với giấc mơ trường sinh đã khiến Thủy Hoàng tin vào điều tưởng như hoang đường ấy, hạ lệnh cho những cung thủ tinh nhuệ hàng đầu ra biển để… giết quái vật.

Sau khi quái vật bị tiêu diệt, Từ Phúc tiếp tục lên đường vào năm 210 TCN và không bao giờ trở lại. "Sử ký" mục "Tần Thủy Hoàng bản kỷ" ghi rằng Từ Phúc đã đến một nơi "bằng phẳng và các đầm lầy rộng lớn" để tự xưng làm vua.

Trong khi đó, một số nguồn sử liệu khác lại khẳng định rằng vị phương sĩ họ Từ này đã đi đến Nhật Bản và qua đời tại đây.

Dù có nhiều giả thuyết khác nhau về tung tích đoàn thuyền của Từ Phúc, nhưng sự biến mất của họ đã khiến khát vọng trường sinh của Tần Thủy Hoàng tan thành mây khói.

Những vũ khí trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ngàn năm vẫn không rỉ sét

Vì sao những vũ khí của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng sau hàng ngàn năm vẫn còn rất tinh xảo?

Tần Thủy Hoàng (210 – 259 TCN) là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, có công thống nhất đất nước và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử của quốc gia này. Lăng mộ ông được phát hiện vào năm 1974, nằm ở phía bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 50 km về phía Đông.

Tần Thủy Hoàng mắc bệnh hiểm nghèo từ nhỏ nên mất sớm?

Tần Thủy Hoàng được cho là từ nhỏ mắc chứng xương mềm, khó thở. Về sau, do làm việc với cường độ cao suốt nhiều năm nên ông hoàng này chết sớm.

Tan Thuy Hoang mac benh hiem ngheo tu nho nen mat som?
Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu. Ông hoàng này chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 trước Công nguyên, mở ra một thời kỳ mới.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới