Vì sao tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng trong năm 2017?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia an ninh cho rằng tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gia tăng trong năm 2017, chủ yếu do chính sách của Ankara ở Iraq và Syria.

Sau cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ quân vào miền bắc Syria để xóa sổ cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” (IS) và dân quân người Kurd. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tăng cường chiến dịch chống các tay súng người Kurd ở phía đông nam của đất nước cũng như ở miền bắc Iraq.
Hiện trường vụ đánh bom xe kép ở thành phố Reyhanli, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2013. Ảnh NSNBC
 Hiện trường vụ đánh bom xe kép ở thành phố Reyhanli, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2013. Ảnh NSNBC
Giới chuyên gia nói với đài Deutsche Welle (DW) rằng cả IS lẫn Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) đều bị coi là hiểm họa đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyên gia an ninh Nihat Ali Ozcan tại Đại học Kinh tế và Công nghệ TOBB cho rằng năm 2017 sẽ không phải là một năm an lành đối với Thổ Nhĩ Kỳ "bởi vì hệ sinh thái trong khu vực - đặc biệt ở Iraq và Syria - đang thay đổi rất nhanh chóng và có nhiều lý do liên quan đến điều đó”. Ông giải thích: “Có rất nhiều tổ chức khủng bố đang hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ và đang nhắm mục tiêu vào nhà nước và công chúng. Cả PKK, IS lẫn Đảng Mặt trận Giải phóng Nhân dân Cách mạng (DHKP-C) đều đang ráo riết hoạt động".
Mỹ, Liên minh Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đã liệt kê nhóm DHKP-C là một tổ chức khủng bố.
Hậu quả của làn sóng thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ
Chuyên gia Ozcan cho biết các cuộc thanh trừng do chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành sau cuộc đảo chính 15/7 cũng có thể gây ra mối đe dọa an ninh nữa. Ông nói thêm: "Nhiều quan chức hiến binh, quân đội, cảnh sát, tư pháp và các cơ quan hình sự đã bị đình chỉ chức vụ, bổ nhiệm lại hoặc bị bắt giữ bị cáo buộc có quan hệ với Phong trào Gullen”.
Tháng trước, tổ chức Hội đồng châu Âu, một tổ chức nhân quyền với 47 nước thành viên (bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ) cho biết hơn 125.000 công chức Thổ Nhĩ Kỳ đã bị sa thải và gần 40.000 người đã bị bắt giữ trong chiến dịch thanh trừng của Ankara.
Chuyên gia Ozcan nói rằng Ankara đã chính trị hóa tất cả các vị trí quan trọng trong chính phủ và kết luận “an ninh sẽ là một vấn đề nghiêm trọng” đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2017.
Những tín hiệu xấu cho năm 2017
Giáo sư quan hệ quốc tế Mesut Hakki Casin của Đại học luật Ozyegin cho rằng cuộc tấn công đêm giao thừa vào một hộp đêm ở Istanbul khiến 39 người chết cho thấy nó đã được lên kế hoạch tỉ mỉ và gửi một thông điệp rõ ràng cho năm 2017.
Giáo sư Casin nói: "Tôi nghĩ rằng đây là một tín hiệu cho thấy các cuộc tấn công khủng bố sẽ làm nhiễu loạn Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2017. Cuộc tấn công hộp đêm ở Istanbul là một cuộc tấn công có tổ chức ... Đây là lần đầu tiên một địa điểm vui chơi giải trí ở Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công khủng bố”.
Ngày 2/1, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công hộp đêm ở Istanbul. Vụ tấn công đẫm máu này do một tay súng duy nhất thực hiện và tên này vẫn còn tại ngoại. IS nói rằng đây là sự trả thù việc Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến tại Syria và mô tả hộp đêm là điểm tập trung của những tín đồ Thiên chúa giáo “ngoại đạo”.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bị lung lay bởi tấn công khủng bố trong quá khứ và phiến quân IS đã bị cáo buộc tiến hành ít nhất nửa tá các cuộc tấn công khủng bố ở nước này.
Căng thẳng leo thang và đụng độ với người Kurd
Tháng trước, hai quả bom đã phát nổ bên ngoài một sân vận động ở Istanbul, làm chết 44 người. Một quả bom xe giết chết ít nhất 13 binh sĩ một tuần sau đó ở trung tâm thành phố Kayseri. Các tay súng người Kurd nhận trách nhiệm về hai cuộc tấn công khủng bố nói trên.
Kể từ khi lệnh ngừng bắn kéo dài hai năm rưỡi kết thúc vào tháng 7/2015, các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp tục đụng độ với các tay súng của PKK ở mạn đông nam nước này.
Căng thẳng đã leo thang sau khi các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ Nhân dân (HDP) ủng hộ người Kurd đã bị bắt giữ và các thị trưởng địa phương thành viên HDP ở khu vực đông nam Thổ Nĩ Kỳ đã bị bắt giữ và bị thay thế bắng các quan chức chính phủ.
Chuyên gia Ozcan dự kiến PKK leo thang các cuộc tấn công vào mùa xuân. Ông giải thích: “Liên quan đến PKK, căng thẳng và đụng độ sẽ gia tăng trong mùa xuân này, một phần do điều kiện thời tiết”.

Dân Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình sau vụ đánh bom kép

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người dân Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình phản đối hôm 11/10, một ngày sau khi xảy ra vụ đánh bom kép đẫm máu làm ít nhất 97 người chết.

Dan Tho Nhi Ky bieu tinh sau vu danh bom kep
Một ngày sau sự kiện đánh bom kép ở thủ đô Ankara làm ít nhất 97 người chết và 247 người bị thương, ngày 11/10, hàng nghìn người dân Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình phản đối vụ tấn công đẫm máu trên. 

Vì sao hàng chục “ông hoàng, bà chúa” trốn khỏi Ả-rập Xê-út?

(Kiến Thức) - Hàng chục “ông hoàng bà chúa” đang chạy trốn khỏi Ả-rập Xê-út vì sợ bị sát hại, khi Vua Salman trao vương miện cho con trai là Muhammad bin Salman.

Nhật báo al-Manar ở Palestine đưa tin, hàng chục hoàng tử và công chúa đã chạy trốn khỏi Ả-rập Xê-út vì sợ bị sát hại sau khi xảy ra những bất đồng và đấu đá nội bộ trong Hoàng tộc Saud. Nhiều thành viên Hoàng tộc đang lo ngại cho mạng sống của mình vì có thể bị ám sát bất kỳ lúc nào. Nhiều “ông hoàng, bà chúa” bị cấm ra nước ngoài và hiện đang bị giám sát ở Ả-rập Xê-út.

Nhật báo al-Manar đã đăng tin trên, sau khi Viện Chính sách Cận Đông ở Washington nêu lên khả năng Vua Salman có thể trao vương miện cho con trai là Hoàng tử Muhammad bin Salman, Phó Thái tử kế vị và hiện giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Ả-rập Xê-út.

Vi sao hang chuc “ong hoang, ba chua” tron khoi A-rap Xe-ut?
Vua Salman và con trai là Hoàng tử Muhammad bin Salman, Phó Thái tử kế vị và hiện giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Ả-rập Xê-út. Ảnh AP 

Suy đoán của Viện Chính sách Cận Đông ở Washington đã được củng cố, sau khi Tư lệnh lực lượng Quds tinh nhuệ trực thuộc Quân đoàn Vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran, Thiếu tướng Ghassem Soleimani nói Phó Thái tử kế vị Ả-rập Xê-út (Muhammad bin Salman) rất tàn bạo và thèm khát quyền lực đến mức thậm chí có thể giết chết cả cha mình để lên ngôi.

Phát biểu tại một buổi lễ ở Tehran hồi tháng 10/2016, tướng Soleimani nói Hoàng tử Muhammad bin Salman là một nhân vật “rất thiếu kiên nhẫn và ông có thể giết chết cả cha mình là nhà vua”.

Hồi cuối tháng 6/2016, lãnh đạo Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã tư vấn cho Phó thái tử bin Salman về cách nhận được sự ủng hộ của Mỹ và lên ngôi vào cuối năm nay.

Phó thái tử bin Salman, 30 tuổi, hiện đang giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Ả-rập Xê-út và chính là người đề ra kế hoạch cải cách kinh tế, chính sách đối với Syria và cuộc xâm lược Yemen.

Thế nhưng đà thăng tiến nhanh chóng của vị hoàng tử trẻ này đã làm dấy lên nhiều mâu thuẫn trong Hoàng tộc Saud.

Một chuyên gia người Ả-rập Xê-út, yêu cầu giấu tên, nói với NBC rằng Riyadh đang ở vào thời điểm quan trọng, với việc chính quyền “hoặc nằm trong tay bin Salman hoặc rơi vào tay nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS)”.

Vi sao hang chuc “ong hoang, ba chua” tron khoi A-rap Xe-ut?-Hinh-2
Hoàng tử Bin Salman đã ban cho nhiều quyền lực đáng kinh ngạc, kể từ khi ông bổ nhiệm làm Phó thái tử kế vị cuối tháng 4/2016.  Ảnh Bloomberg 

Hoàng tử Bin Salman đã ban cho nhiều quyền lực đáng kinh ngạc, kể từ khi ông bổ nhiệm làm Phó thái tử kế vị cuối tháng 4/2016. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng, lãnh đạo cuộc chiến của Ả-rập Xê-út ở Yemen và Syria. Ông này cũng đang thúc đẩy những cải cách kinh tế đầy tham vọng nhằm mục đích để tư nhân hóa một phần Tập đoàn dầu khí quốc gia Aramco và giảm bớt sự phụ thuộc của Riyadh vào dầu mỏ.

Một nguồn tin thân cận với chế độ quân chủ Ả-rập Xê-út nói Vua Salman bị mất trí nhớ. Nguồn tin này cho biết vị vua già 80 tuổi đã bị ngất nhiều lần và không có khả năng nói chuyện.

Tình trạng ốm yếu Quốc vương Salman đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa Thái tử kế vị Muhammad bin Nayef và Phó Thái tử Muhammad bin Salman. Sự cạnh tranh này đã dẫn đến chính sách tự hủy hoại hiện hành, với việc chính sách ngoại giao của Ả-rập Xê-út đột nhiên chuyển từ sử dụng thận trọng tài nguyên dầu mỏ sang theo đuổi các mục tiêu quân sự, trái ngược với các mục tiêu trước đây.

Không có gì đáng ngạc nhiên, sự thăng tiến chóng mặt của Hoàng tử bin Salman đã gây ra chia rẽ và thái độ chống đối của một số thành viên Hoàng tộc Saud, những người tỏ ra phẫn nộ khi bị các thành viên trẻ tuổi gạt ra rìa.

Hồi đầu năm nay, một số trang mạng phân tích đã dự đoán rằng Hoàng tử Muhammad bin Salman sẽ sử dụng quân đội dưới sự kiểm soát của mình để lật đổ Thái tử kế vị Muhammad bin Nayef, ngăn chặn ông này lên ngai vàng.

Ngày 19/1, một nhà hoạt động trong giới phương tiện truyền thông Ả-rập Xê-út tiết lộ rằng Thái tử Bin Nayef đã tiến hành các cuộc đàm phán bí mật với lãnh đạo các bộ tộc để ngăn chặn việc trao vương quyền cho Hoàng tử Muhammad bin Salman.

Vi sao hang chuc “ong hoang, ba chua” tron khoi A-rap Xe-ut?-Hinh-3
 Thái tử kế vị Muhammad bin Nayef, 55 tuổi, là cháu trai của vị vua sáng lập của Ả-rập Xê-út và hiện đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ảnh WSJ

Tuy chi tiết của các cuộc họp này không tiết lộ, nhưng nhà hoạt động nói trên cho biết rằng Thái tử Muhammad bin Nayef cảm thấy ông mới là người xứng đáng kế vị Vua Salman. Do đó, ông đã tìm cách kích động các vấn đề nội bộ với sự giúp đỡ của một số bộ lạc để tạo ra một cuộc khủng hoảng ngăn chặn Hoàng tử Muhammad bin Salman lên ngôi báu.

Thái tử kế vị Muhammad bin Nayef, 55 tuổi, là cháu trai của vị vua sáng lập của Ả-rập Xê-út và hiện đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.