Vì sao “tâm ác” sinh bệnh, “tâm lành” khỏi bệnh?

(Kiến Thức) - Lý giải của các nhà nghiên cứu về vấn đề này sẽ mở ra một hướng nhìn khác trong quan điểm bệnh tật.

Vì sao “tâm ác” sinh bệnh, “tâm lành” khỏi bệnh?
Hàng vạn người theo học các môn thiền, yoga, khí công, dưỡng sinh tâm năng, dưỡng sinh tâm thể...đều được “quán triệt” phải sống thiện để tâm lành và có niềm tin... mới khỏi được bệnh. Mất lòng tin, tham, sân, si trong cuộc sống không những không khỏi bệnh mà bệnh đã khỏi cũng tái phát. Vậy tại sao có chuyện, tâm ác “sinh” bệnh và sống lành “khỏi” bệnh?.
90% bệnh tật là do “tâm” sinh ra
Ông Lương Ngọc Xuất, chủ tịch Hội tâm năng dưỡng sinh – phục hồi sức khỏe (TNDS - PHSK) huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, cho biết, từ 1.000 năm nay, đông y đã đúc kết là bệnh tại tâm sinh ra. Khoa học ngày nay cũng xác định: bệnh của con người, 90% do tự con người sinh ra. Nguyên nhân bên ngoài như khí hậu, virus, vi khuẩn, môi trường, thức ăn ngộ độc... chỉ 10%.
KS vật lý Lê Văn Cường, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học Trung Tâm TNDS – PHSK phân tích, con người được cấu thành bởi cơ thể vật lý gọi là thân (thể xác) và năng lượng tinh thần gọi là tâm (linh hồn). Thể xác có hình hài cụ thể mắt thấy tay sờ thì ai cũng biết, nhưng linh hồn hay tinh thần gọi là Tâm thì chẳng có hình tướng, chẳng có máy móc khoa học nào cảm nhận cân đong đo đếm được nên không ai hiểu cái tâm con người là gì.
Tâm có phải là vật chất hay không? Đây là câu hỏi khó mà khoa học thế giới hiện chưa thể trả lời. Bằng chứng là các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã bỏ ra hàng chục tỷ đô la chế tạo máy gia tốc khổng lồ nhằm chứng minh có “hạt của Chúa”, nhưng vẫn chưa có kết quả. Chưa có cơ sở khoa học chứng minh Tâm, tức linh hồn hay tinh thần con người là một dạng năng lượng siêu tinh thể tồn tại trong thế giới tự nhiên.
Từ xa xưa, khi y học hiện đại chưa phát triển, người ta chữa bệnh bằng nội tâm, bằng niềm tin và tâm linh, các đạo tôn giáo và các nhà hiền triết đều có khái quát chung là phải tu dưỡng cái tâm – tinh thần con người theo hướng thiện, để có một cuộc sống khỏe mạnh, an lành. Hải Thượng Lãn Ông đặt vấn đề nuôi dưỡng tinh thần là hàng đầu trong việc giữ gìn sức khỏe đã xác định: tinh thần và thể chất được luôn luôn tráng kiện, thì sẽ tận hưởng tuổi thọ 100 tuổi.
Đại tá, nhạc sĩ Doãn Nho, Giám đốc Trung tâm dưỡng sinh tâm thể cho biết, con người gồm có hai phần, phần tinh thần (siêu hình) và phần thể xác (hữu hình), hai phần này hòa quện vào nhau. Nó làm mạnh nhau lên hoặc làm yếu nhau đi, trong đó phần tinh thần dẫn dắt phần thể xác.
Nhà khoa học Galvani (Italia) đã tìm ra dòng điện sống trong cơ thể con người cũng là dòng điện sinh học. Năng lượng sinh học là khả năng thiên phú của con người, nó tiềm tàng nhưng cũng có thể cạn kiệt nếu chúng ta không luyện tập thường xuyên và sự sống con người kết thúc khi năng lượng không còn.
Luyện tâm giữ vai trò số một trong các môn dưỡng sinh. Bởi nếu tâm không lành thì luyện tập không có kết quả. Vì vậy, hàng vạn những người luyện tập tâm năng dưỡng sinh, thiền, yoga... luôn phải giữ Tâm yên lặng, thanh thản, sống thiện đầy tình yêu thương, không tham, sân, si, hờn giận, ganh ghét, tự cao tự đại, tự phụ, tự ái... để Tâm và Thân cùng một lúc được nuôi dưỡng, tưới tắm, con người sẽ khoẻ mạnh, vui sống yêu đời, yêu người, làm việc có ích...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Không có sự chia cắt giữa tinh thần và thể xác
TS.BS Đào Bội Hoàn, Nguyên Trưởng ban thực nghiệm khoa nghiên cứu lâm sàng Viện Sốt rét và ký sinh trùng TƯ, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, hàng ngàn năm trước sách Nội kinh – một quyển sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa đã ghi nhận “bách bệnh giai sinh vu khí”. Người xưa cho rằng những cảm xúc thái quá của bảy loại tình chí (hỉ, nộ, ái, ố...) sẽ làm rối loạn khí hóa của những tạng phủ tương ứng. Chẳng hạn “Ưu thương Tỳ”; “Khủng thương Thận”; “Nộ thương Can”..., do đó những rối loạn này chính là nguyên nhân của những bệnh về nội thương.
Đôi khi những rối loạn khí hóa do cảm xúc có thể gây ra những triệu chứng bệnh lý có thể thấy được ngay. Chẳng hạn, thử quan sát một người đang bộc phát cơn tức giận: toàn thân nóng lên, mồ hôi vã ra, nhịp tim tăng, hơi thở gấp, các cơ bắp như tăng lên. Ở một số người khác, cơn nóng giận sẽ làm cho toàn thân ngứa ngáy, huyết áp tăng, đau thắt ngực hoặc như bị bóp chặt ở dạ dày.
Tương tự, y học cổ truyền Trung Quốc và Y học cổ truyền Ấn Độ cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa các triệu chứng của cơ thể với trạng thái cảm xúc. Trong y học Trung Quốc thì tạng phổi là nơi chứa tâm u sầu; Tạng Can (gan) là nơi chứa sự giận dữ và tạng Thận là nơi chứa sự sợ hãi. Trong Y học cổ truyền Ấn Độ, thân hình gầy (kết hợp giữa ánh sáng và gió) liên quan đến chứng viêm khớp và sự lo lắng; thân hình vừa phải (kết hợp giữa lửa và nước) liên quan đến ung nhọt và sự giận dữ...
Trước giai đoạn lên ngôi của “đế chế” tân dược với hàng loạt những mời chào về khả năng điều chỉnh các trục trặc của cơ thể chúng ta, thì những nhà trị liệu chính là những thầy thuốc ngộ đạo, họ như là những người pha trò giải trí, giúp bệnh nhân cảm thấy vui vẻ trong một thời gian đủ lâu để thiên nhiên có thể chữa lành bệnh tật.
Tuy nhiên, khi y học hiện đại ra đời đã xuất hiện khái niệm và cách chữa khác nhau. Tây y dựa trên phương pháp chẩn đoán so với các phương pháp chữa bệnh cổ truyền chính là: sự chia tách giữa tinh thần và thể xác, tức là Tây y chỉ chữa trên khía cạnh thể xác còn y học cổ truyền cho thấy sự liên kết vốn có giữa tinh thần và thể xác. Bệnh tật không chỉ do các yếu tố trên cơ thể con người mà suy nghĩ và cảm xúc cũng là những nguyên nhân gây bệnh.
Tập thiền đòi hỏi phải có tâm trong sáng mới thu được năng lượng.
Tập thiền đòi hỏi phải có tâm trong sáng mới thu được năng lượng. 
Theo BS Hoàn, ý nghĩ chính là những rung động mạnh, có thể làm chúng ta khỏe mạnh hoặc bệnh tật. Suy nghĩ tiêu cực có thể làm cho người bị nhiễm bệnh. Suy nghĩ tích cực có thể làm chữa lành bệnh tật và thay đổi đời sống của chúng ta.
Trên thực tế, phần lớn nghiên cứu khoa học của những nhà vật lý và kỹ sư, cận tâm lý học nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý lên hệ miễn dịch với khái niệm: ý thức ảnh hưởng vật chất và ý thức ảnh hưởng thân xác con người đều có nhiều chứng minh để ủng hộ cho những nguyên tắc này.
Ý nghĩ tích cực làm giảm lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường, làm giảm các cơn hen, giảm các triệu chứng viêm kết tràng, cải thiện chức năng miễn dịch ở các bệnh nhân bị nhiễm HIV. Đặc biệt, không chỉ có những suy nghĩ của chúng ta ảnh hưởng đến bản thân, mà cũng có thể ảnh hưởng đến người khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả lâm sàng của việc cầu nguyện, đáng chú ý là ảnh hưởng tích cực của việc cầu nguyện tới các bệnh nhân thuộc khoa điều trị chứng tắc nghẽn động mạch vành.
Hải Thượng Lãn Ông đã viết: Các bậc hiểu sâu đạo lý tu dưỡng đời thượng cổ dạy “gặp hư tặc tà phong của ngoại giới phải xa lánh kịp thời, đồng thời tư tưởng cũng phải ổn định, yên tĩnh không có đầy tham vọng bậy bạ thì chân khí trong người được hòa thuận, tinh thần có thu mà không hao tán, bệnh tật không có ngõ nào để xâm nhập được. Nhờ vậy mà ý chí của họ rất an nhàn, ít có dục vọng, trong lòng của họ luôn luôn yên tĩnh, chẳng có sợ sệt, tuy lao động mà không mệt mỏi. Tâm không tham nên cái gì cũng thuận, lòng tự thấy đủ, dễ được mãn nguyện, không đòi hỏi nhiều nên cũng dễ đạt được”.

Lý giải chuyện gặp tai ương do...nghiệp chướng

Lý giải chuyện gặp tai ương do...nghiệp chướng
Dân gian đúc kết, nghiệp chướng như người có lỗi, tích tụ từ nhiều năm, nhiều đời, mà khi có lỗi phải xin lỗi, phải sống tốt, thực sự thành tâm hối cải. Cũng có không ít gia chủ, nghĩ mình gặp “nghiệp chướng” đã tìm mọi cách để hóa giải, cả núi tiền đổ vào lễ lạt, tìm thầy cao tay để mong thoát khỏi vận hạn. Trong khi “nghiệp” vẫn treo lơ lửng...

Tu tại tâm là hình thức được nhiều người lựa chọn. Ảnh minh họa.
 Tu tại tâm là hình thức được nhiều người lựa chọn. Ảnh minh họa.

“Nghiệp chướng” qua góc nhìn của nhà tâm linh học

Trong dân gian khi bất kỳ ai đó gặp điều không may mắn từ khi mới sinh ra hay trong cuộc sống thường nhật đều buông sẵn câu than thở: “kiếp trước… làm gì nên tội để bây giờ gặp nghiệp chướng thế này”. Tôi đã nhiều lần nghe như vậy nên cũng thắc mắc muốn tìm hiểu nghiệp chướng là gì?

Tìm đến những nhà nghiên cứu tâm linh, thiếu tướng, nhà văn Chu Phác nói với tôi ngắn gọn, dễ hiểu: “Nghiệp chướng thường được tích tụ lâu, thậm chí từ kiếp trước (với những người tin có tiền kiếp, có kiếp sau gọi chung là luân hồi chuyển kiếp-PV); cũng có khi nghiệp chướng được dựng lên ngay trong cuộc sống hiện tại, những người trong gia đình gây ra và báo ứng vào con cái, anh em, người thân của họ. Vì thế dân gian vẫn nói: “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”. “Nghiệp” đơn giản là người sống mắc lỗi và tai ương được trả cho người khác với mức độ nặng nhẹ khác nhau”. Với những người theo đạo Phật thì nghiệp chướng có gì đó gần với thuyết nhân quả, “gieo nhân nào nhận quả ấy”.

Tuy nhiên, theo quan điểm riêng của một số chuyên gia nghiên cứu tâm linh thì nghiệp chướng còn nặng nề hơn nhân- quả, bởi nó không chỉ trả cho một người mà nó trả cho nhiều người, kéo dài cho nhiều đời kế tiếp.

Điều không nên


Những điều không may mắn xảy đến, nhiều người không biết nguyên nhân từ đâu, không ít người hoang mang tìm đến những thầy bói, những cô đồng để tìm lý do của tiền kiếp. Nhiều người quá tin thầy, mang rất nhiều tiền trao cho thầy làm đại lễ giải hạn, cúng tế triền miên mong hóa giải nghiệp chướng. Nhưng tai ương vẫn cứ sầm sập kéo đến bất chấp việc cúng lễ có thành tâm đến đâu. Thậm chí, nhiều người cứ tin rằng, những thầy bói, hay “thầy phù thủy” cao tay có thể hóa giải được nghiệp chướng. Có những người thì tìm đến cửa Phật, mong sự ăn năn sẽ tạo điều tốt đẹp giảm đi tai ương.

Tôi chưa biết thực hư những câu chuyện nghiệp chướng như thế nào. Nhưng qua những nhà ngoại cảm, những người mà chúng ta vẫn bán tín bán nghi rằng: Họ gặp gỡ nói chuyện được với người đã khuất thì nghiệp chướng quả là đáng sợ. Nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Sinh (Hải Dương) kể câu chuyện về bà Nguyễn Thị Mùi (Hoành Bồ- Quảng Ninh) có con bị kết án tử hình đã thi hành án, nấm mồ con đã được chôn cất trong Khe Luồn nhưng vẫn một mực đội đơn đi kêu oan cho con. Bà cứ tin con bị oan là do điềm mộng báo về.

Cứ theo mộng mị, người đàn bà mất con ấy từ Quảng Ninh lần tìm đến Hải Dương “áp vong”. Trong lần nghe “cô đồng” nói con bà chết vì nghiệp chướng từ người cha “trả” về cho con. (Ông chồng bà Mùi trước đây đã từng ăn trộm tượng phật ở chùa).

Trước những lời nói “như đúng rồi” ấy, tôi gặp bà Mùi tìm hiểu thêm, bà kể lại: “Năm ấy, tôi sinh thằng con trai (đã qua đời ấy), khi cháu còn bế ngửa thì có chuyện ông chồng tôi ăn trộm tượng Phật. Ngày ấy, ông ta là kẻ nát rượu, vũ phu. Một lần ra chùa, ma xui, quỷ khiến thế nào, ông ấy lấy luôn pho tượng di-lặc về nhà, giấu trong bồ thóc. Khi ấy, đặt con ngủ, tôi ra lấy thóc đi xay, vừa mở cái nón ra thấy ngay ông tượng mở đôi mắt trừng trừng nhìn. Tôi sợ quá ngất lịm đi, trước đó tôi còn nghe thấy tiếng thằng con trai khóc hét lên. Chuyện trộm tượng Phật là có thật, nhưng tôi không ngờ rằng nghiệp chướng của cha lại báo oán về con trai tôi nặng như thế”.

Về sau, đem chuyện này kể lại với nhiều nhà ngoại cảm, tôi được nghe phán “tội lấy trộm, phá hủy tượng phật thì nghiệp nặng lắm”. Cũng qua những người nghiên cứu tâm linh, tôi được nghe nhiều chuyện khó tin nhưng nhiều người vẫn cho là có thật.

Chị Thái Vân (cộng tác viên của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người) kể lại cho tôi câu chuyện về một gia đình ở Thái Bình. Gia đình này có 5 người con trai, cụ nội họ do mâu thuẫn chẳng may đánh chết con trai độc nhất của nhà hàng xóm. “Oan oan tương báo” của hai nhà mãi ba đời sau mới nguôi ngoai, nhưng cũng lúc ấy tai họa liên tục đổ lên đầu nhà có 5 suất đinh. Đầu tiên ông bố gặp tai nạn qua đời, rồi thầy phán trùng tang. Sau thời gian ngắn cậu con trai chết bất đắc kỳ tử vì cảm nắng. Đi xem bói thầy phán nhà có trùng tang nếu không trấn yểm, lễ lạt tùng sẽ bắt hết trai đinh. Còn ông Chu Phác thì nhìn nhận: “Đó là nghiệp tích tụ từ kiếp trước đòi trả”.

Cách hóa giải hiệu quả nhất là hối cải và sống tốt


Một bậc Tôn sư của đạo Phật trong bài thuyết pháp đã cho rằng: “Thể xác thân: Biểu hiện bằng hành động. Thể cảm thọ hay thể vía : Biểu hiện bằng tình cảm. Thể trí: Biểu hiện bằng tư tưởng. Tam thể này thường xuyên gây chướng nghiệp, vì thế mà con người cứ mãi trôi lăn trong lục đạo luân hồi . Đối với một linh hồn trải qua vô số kiếp tiến hóa nơi cõi trần gian này đã tạo ra biết bao nghiệp chướng . Đến khi phát tâm ăn chay, tập làm điều thiện, cải sửa tâm tư, tu hành từ bực hạ thừa tiến dần qua thượng thừa, thọ pháp thiền định. Nhưng vì nghiệp chướng đã gieo tạo từ vô số kiếp đã kết thành trược khối nặng nề, luôn ám ảnh, thế nên không thể tu hành trong đôi ba năm mà có thể hoàn toàn hóa giải hết được”.

Nhiều người tin rằng, muốn hóa giải nghiệp chướng chỉ còn cách ăn chay, niệm Phật một cách thành tâm. Nhưng một số người mê muội cho rằng cứ sám hối thật nhiều thì nghiệp chướng sẽ tiêu tan nên chẳng màng xác thân hao mòn ngày đêm tụng niệm mà nghiệp chướng vẫn còn nguyên.

Lý giải điều này, các bậc cao tu, pháp sư Tịnh Không (Tạp chí Phật học) cho rằng: Bởi vì nghiệp chướng của người này quá nhiều. Do đó công đức niệm Phật của một ngày đêm dù là giúp họ tiêu trừ đi rất nhiều mà vẫn chưa dứt sạch. Cho nên cần phải mỗi ngày đến niệm Phật, mỗi ngày giảm bớt thêm nghiệp chướng. Phật dạy chúng ta rằng: năng lực quan trọng nhất để giải trừ nghiệp chướng trong lúc niệm Phật là không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Với ba yếu tố này năng lực của không xen tạp mạnh nhất, nếu quý vị giữ được liên tục không gián đoạn trong ba năm, cho dù nghiệp chướng sâu dày bao nhiêu của vô lượng kiếp đều có thể giải trừ hết.

Nhìn nhận thực tế này, nhà xã hội học, TS. Trịnh Hòa Bình cho rằng: Người ta không muốn nói về những chuyện đời phức tạp nên họ đã kiếm tìm vào sự huyền bí. Người dân đến và tin sự huyền bí là đã chối bỏ thực tại. Họ đặt niềm tin ở những chỗ khác siêu thoát hơn, thanh thản hơn, thậm chí nó cũng cao thượng hơn. Có những chuyện các nhà khoa học đến cắt nghĩa lại gặp khó khăn nhất định nhưng không phải không cắt nghĩa được. Vấn đề này, nhìn theo góc độ tâm lý - xã hội học thì chúng ta đang ở trong thế giới đa cực, mong muốn rất nhiều do người ta muốn thay đổi. Khi chưa thay đổi được thì họ tìm vào tất cả những chuyện kỳ vĩ để hướng suy nghĩ, tâm tư vào đó.

TS Trịnh Hòa Bình.
 TS Trịnh Hòa Bình.

Người đang bỏ nhiều tâm sức nghiên cứu về nghiệp chướng, Thiếu tướng, Nhà văn Chu Phác khẳng định: “Hóa giải nghiệp chướng không hề đơn giản, nhiều người mất cả núi tiền cũng không được. Điều này cũng giống như người có lỗi, khi xin lỗi tùy từng lỗi họ được tha thứ ngay, nhưng có lỗi không thể tha thứ. Muốn chuộc lỗi ấy người ta phải tu nhân, tích đức làm nhiều việc tốt bù trì cho người khác để được thanh thản trong tâm. Đấy là một cách để hóa giải nghiệp chướng”.

Hướng thiện giúp con người ta cư xử có tình người hơn

“Dù con người ta gặp điều không may, dù hóa giải được hay không, nhưng họ tin vào Phật, vào sự siêu nhiên đó cũng là một cách giải thoát. Có một điều, nếu có nhiều người tin theo Phật, làm theo lời Phật dạy, họ sẽ không dám làm điều ác. Điều này, xét về mặt xã hội là tốt bởi con người sẽ hành xử với nhau có tình người hơn, chứ không mang tính cơ học như con người trần tục của xã hội hiện đại”

(Nhà xã hội học,TS Trịnh Hòa Bình)

BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU



Lý giải khoa học các vụ đầu thai nổi tiếng ở VN

Luân hồi chuyển kiếp (đầu thai) trong Phật giáo được khẳng định là có thật. Còn Người thường vẫn coi đó là những chuyện hư hư thực thực, ai tin thì cho là có mà người không tin sẽ coi là không.

Lý giải khoa học các vụ đầu thai nổi tiếng ở VN
Chết một ngày bỗng sống lại thành... người mới

Ảnh “độc“: Bên trong trại tù Mỹ 1960 - 1970

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia tài liệu Bruce Jackson đã thực hiện bộ ảnh về trang trại nhà tù miền Nam nước Mỹ cũng như cuộc sống của tù nhân những năm 1960-1970.

Ảnh “độc“: Bên trong trại tù Mỹ 1960 - 1970
Những bức ảnh về cuộc sống bên trong trang trại nhà tù ở bang Texas và Arkansas của nhiếp ảnh gia Bruce Jackson đã được giới thiệu đến công chúng thông qua cuốn sách mang tên "Inside the Wire". Trong ảnh là các tù nhân trở về trại sau một ngày lao động tại trang trại nhà tù ở Arkansas năm 1972.
Những bức ảnh về cuộc sống bên trong trang trại nhà tù ở bang Texas và Arkansas của nhiếp ảnh gia Bruce Jackson đã được giới thiệu đến công chúng thông qua cuốn sách mang tên "Inside the Wire". Trong ảnh là  các tù nhân trở về trại sau một ngày lao động tại trang trại nhà tù ở Arkansas năm 1972.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới