Vì sao sông Ngự Hà có tầm quan trọng sống còn với nhà Nguyễn?

Vì sao sông Ngự Hà có tầm quan trọng sống còn với nhà Nguyễn?

Vai trò đầu tiên của sông Ngự Hà là giao thông vận tải thủy. Đây chính là "mạch máu" lưu thông gạo và tiền, những hàng hóa trọng yếu trong Kinh thành Huế xưa.

Chảy từ mặt Tây sang mặt Đông của Kinh thành Huế,  sông Ngự Hà hay sông Vua được đào vào thời vua Gia Long và Minh Mạng, là dòng sông có vai trò đặc biệt quan trọng với nhà Nguyễn.
Chảy từ mặt Tây sang mặt Đông của Kinh thành Huế, sông Ngự Hà hay sông Vua được đào vào thời vua Gia Long và Minh Mạng, là dòng sông có vai trò đặc biệt quan trọng với nhà Nguyễn.
Vai trò đầu tiên có thể kể đến là giao thông vận tải bằng đường thủy. Bên bờ sông Ngự Hà từng có khu vực nhà kho của Kinh thành, với nhiều kho gạo và kho tiền. Sông Ngự Hà chính là "mạch máu" lưu thông những hàng hóa trọng yếu này trong Kinh thành.
Vai trò đầu tiên có thể kể đến là giao thông vận tải bằng đường thủy. Bên bờ sông Ngự Hà từng có khu vực nhà kho của Kinh thành, với nhiều kho gạo và kho tiền. Sông Ngự Hà chính là "mạch máu" lưu thông những hàng hóa trọng yếu này trong Kinh thành.
Michel Đức Chaigneau, một chứng nhân lịch sử thời Gia Long, đã viết rằng: “Con kênh này, chỉ có nhà nước sử dụng, được dùng để chuyên chở vào trong Thành Nội những vật liệu xây dựng và các thứ khác...".
Michel Đức Chaigneau, một chứng nhân lịch sử thời Gia Long, đã viết rằng: “Con kênh này, chỉ có nhà nước sử dụng, được dùng để chuyên chở vào trong Thành Nội những vật liệu xây dựng và các thứ khác...".
"...chủ yếu là lúa gạo do thuế nộp từ các tỉnh, cũng như tiền do các tỉnh ở miền Bắc đúc ra”.
"...chủ yếu là lúa gạo do thuế nộp từ các tỉnh, cũng như tiền do các tỉnh ở miền Bắc đúc ra”.
Các tư liệu cho biết triều đình cũng dùng con sông này để ghe thuyền chở các loại vật liệu như gỗ, đá, gạch từ các nơi vào bên trong Kinh thành, phục vụ xây dựng nhiều công trình kiến trúc tại đó.
Các tư liệu cho biết triều đình cũng dùng con sông này để ghe thuyền chở các loại vật liệu như gỗ, đá, gạch từ các nơi vào bên trong Kinh thành, phục vụ xây dựng nhiều công trình kiến trúc tại đó.
Vai trò tiếp theo của sông Ngự Hà là cung ứng nước cho việc ăn uống và sử dụng của quân đội và dân chúng. Dòng sông này dẫn nguồn nước sạch tự nhiên từ sông Hương vào để cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất trong địa rộng tới 520 ha của thành nội.
Vai trò tiếp theo của sông Ngự Hà là cung ứng nước cho việc ăn uống và sử dụng của quân đội và dân chúng. Dòng sông này dẫn nguồn nước sạch tự nhiên từ sông Hương vào để cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất trong địa rộng tới 520 ha của thành nội.
Trong bài văn bia "Ngự chế dẫn thượng", vua Minh Mạng đã nói rằng nếu “dòng nước chẳng nối tiếp với đầu nguồn thì ứ đọng đục bẩn, không thể cung ứng cho việc ăn uống và sử dụng của quân đội và dân chúng”.
Trong bài văn bia "Ngự chế dẫn thượng", vua Minh Mạng đã nói rằng nếu “dòng nước chẳng nối tiếp với đầu nguồn thì ứ đọng đục bẩn, không thể cung ứng cho việc ăn uống và sử dụng của quân đội và dân chúng”.
Một vai trò quan trọng khác của sông Ngự Hà là cấp thoát nước tự nhiên cho địa bàn thành nội. Cấp thoát nước là một vấn đề sống còn cho Kinh thành, khi cư dân trong thành gia tăng theo thời gian.
Một vai trò quan trọng khác của sông Ngự Hà là cấp thoát nước tự nhiên cho địa bàn thành nội. Cấp thoát nước là một vấn đề sống còn cho Kinh thành, khi cư dân trong thành gia tăng theo thời gian.
Lũ lụt thường xuyên xảy ra vào mùa thu và mùa đông hàng năm tại Huế. Nếu không có sông Ngự Hà để tháo nước ra ngoài thì địa bàn thành nội sẽ bị ngập nặng, ngai vàng của vua trong Hoàng thành cũng có thể bị dòng nước đe dọa.
Lũ lụt thường xuyên xảy ra vào mùa thu và mùa đông hàng năm tại Huế. Nếu không có sông Ngự Hà để tháo nước ra ngoài thì địa bàn thành nội sẽ bị ngập nặng, ngai vàng của vua trong Hoàng thành cũng có thể bị dòng nước đe dọa.
Ở khu vực thành nội xưa có hơn 40 ao hồ lớn nhỏ khác nhau nằm rải rác khắp nơi. Tất cả các hồ đều thông nhau và thông với Ngự Hà bằng một hệ thống rãnh đào lộ thiên hoặc hệ thống cống ngầm xây bằng gạch đá rất kiên cố.
Ở khu vực thành nội xưa có hơn 40 ao hồ lớn nhỏ khác nhau nằm rải rác khắp nơi. Tất cả các hồ đều thông nhau và thông với Ngự Hà bằng một hệ thống rãnh đào lộ thiên hoặc hệ thống cống ngầm xây bằng gạch đá rất kiên cố.
Hệ thống này thoát nước rất hiệu quả, nên không hề thấy sử sách nhà Nguyễn nói đến tình trạng ngập úng trong Kinh thành.
Hệ thống này thoát nước rất hiệu quả, nên không hề thấy sử sách nhà Nguyễn nói đến tình trạng ngập úng trong Kinh thành.
Do sự biến đổi của thời cuộc mà các vai trò kể trên của sông Ngự Hà đã mất dần cùng sự suy tàn của nhà Nguyễn.
Do sự biến đổi của thời cuộc mà các vai trò kể trên của sông Ngự Hà đã mất dần cùng sự suy tàn của nhà Nguyễn.
Ngày nay, dòng sông này chủ yếu được biết đến trong vai trò của một di sản lịch sử mà vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam để lại cho hậu thế... (Bài có sử dụng tư liệu của Phòng Văn hóa & Thông tin TP Huế).
Ngày nay, dòng sông này chủ yếu được biết đến trong vai trò của một di sản lịch sử mà vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam để lại cho hậu thế... (Bài có sử dụng tư liệu của Phòng Văn hóa & Thông tin TP Huế).
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT