Vì sao sông Hồng còn có tên gọi là Nhĩ Hà?

Sông Hồng - Dòng sông nuôi dưỡng biết bao thế hệ người Việt không chỉ có một tên gọi. Vậy tại sao người xưa lại đặt cho dòng sông này cái tên Nhĩ Hà đầy bí ẩn?

Sông Hồng từng có khoảng 10 tên gọi khác nhau trong lịch sử như sông Cái (sông chính), sông Thao (sông chính), sông Hồng Hà, sông Nhị Hà, sông Nhĩ Hà. Theo giải thích trong sách "Đại Nam nhất thống chí", đoạn sông Nhị Hà chảy qua địa phận Hà Nội, uốn cong như hình vành tai, mới có tên Nhĩ Hà, gọi lệch là Nhị Hà.
Theo Cổng thông tin điện tử Lào Cai, cột mốc 92 ở suối Lũng Pô, thôn Lũng Pô, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là địa điểm đầu tiên con sông Hồng chảy vào nước ta.
Theo "Bách khoa toàn thư Việt Nam", sau khi chảy vào nước ta từ địa phận tỉnh Lào Cai, sông Hồng chảy qua các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, đổ ra biển Đông với chiều dài hơn 500 km.
Vi sao song Hong con co ten goi la Nhi Ha?
“Anh ở biên cương / Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt / Ở nơi ấy mùa này con nước / Lắng phù sa in bóng đôi bờ…”. Đó là những câu hát ngọt ngào, da diết trong ca khúc "Gửi em ở cuối sông Hồng" của nhạc sĩ Thuận Yến.
Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội, nhiều cầu được bắc qua sông Hồng. Trong đó, Long Biên, Nhật Tân, Chương Dương là những cầu nổi tiếng bắc qua sông Hồng ở địa phận thủ đô Hà Nội.
Theo Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, hệ thống sông Hồng gồm 10 sông khác nhau, trong đó có cả 3 dòng sông trên. Đó là sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Hồng, sông Đáy, sông Đào Nam Định, sông Ninh Cơ, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý.
Theo sách giáo khoa địa lý, với diện tích khoảng 1,5 triệu ha, đồng bằng châu thổ sông Hồng có diện tích lớn thứ hai ở Việt Nam, sau đồng bằng sông Cửu Long.
Sách "Lịch sử cổ đại Việt Nam" chép rằng sông Hồng quan trọng bậc nhất của nước ta trong chiều dài lịch sử. Dòng sông này chính là nơi phát tích của nền văn minh sông Hồng với những nền văn hóa nổi tiếng như Phùng Nguyên, Đông Sơn, Hòa Bình, Đồng Đậu, Gò Mun.

Cực thú vị nguồn gốc tên gọi 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất có thiên nhiên trù phú và bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo. Điều này thể hiện phần nào qua nguồn gốc tên gọi 12 tỉnh thành trong khu vực này.

Cực thú vị nguồn gốc tên gọi 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ
Cuc thu vi nguon goc ten goi 12 tinh mien Tay Nam Bo
 1. Tiền Giang. Dễ nhận ra, tên gọi tỉnh Tiền Giang được đặt theo sông Tiền, con sông chính chảy qua tỉnh, đồng thời là một trong hai dòng sông chính bồi đắp nên đồng bằng sông Cửu Long. Theo đo đạc, sông Tiền có tổng chiều dài hơn 234 km. Ảnh: Sông Cái Bè, một phụ lưu của sông Tiền ở Tiền Giang.

Điều ít người biết về lịch sử tên gọi các tỉnh miền Bắc

Phía sau tên gọi các tỉnh thành miền Bắc là những câu chuyện lịch sử thú vị mà không phải ai cũng tường tận.

Dieu it nguoi biet ve lich su ten goi cac tinh mien Bac
 Hà Nội. Tên gọi Hà Nội có từ năm 1831, khi vua Minh Mạng bãi bỏ Bắc Thành, chia miền Bắc làm 13 tỉnh. Tỉnh đầu tiên được thành lập là tỉnh Hà Nội với ý nghĩa là được “bao quanh bởi các con sông” do tỉnh này được bao quanh bởi sông Hồng và sông Đáy. Ảnh: Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội.

Thủy quái khổng lồ ẩn náu dưới lòng hồ, khiến người dân ám ảnh

Trung Quốc với diện tích rộng lớn cùng nhiều địa điểm gắn liền với những truyền thuyết huyền bí về các loài thủy quái, từ xưa đến nay vẫn là những ẩn đố kỳ bí chưa lý giải được…

Thủy quái đầm Trường Đàm, Thần Nông Giá

Tương truyền loài thủy quái này là nỗi ám ảnh của người dân giữa thôn Thạch Ốc Đầu, làng Tân Hoa và thôn Miêu Nhân Quan, Trung Quốc. Từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, người ta đôi khi thấy sinh vật không xác định này nổi lên từ mặt nước, miệng phun nước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới