Vì sao sân bay Tân Sơn Nhất lại mở rộng về phía Nam?

(Kiến Thức) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chốt phương án thực hiện mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo cách xây thêm 1 nhà ga hành khách về phía nam, theo đề xuất của Công ty tư vấn độc lập ADPI (Pháp).

Vì sao sân bay Tân Sơn Nhất lại mở rộng về phía Nam?
Theo phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất này, một nhà ga hành khách sẽ được xây dựng thêm ở phía nam (tức phía nhà ga hiện hữu) với diện tích sàn 200.000 m2. Nhà ga có thể phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm, tổng vốn khái toán khoảng 18.000 tỷ đồng. Giải pháp này cũng sẽ giảm diện tích đất phải thu hồi, khoảng cách giữa các nhà ga gần hơn, cùng với giảm chi phí và thời gian thi công.

Còn nếu xây dựng nhà ga có thể phục vụ được 20 triệu hành khách ở phía bắc thì sẽ tốn gấp đôi, với 36.000 tỉ đồng và khu vực nhà ga sẽ bị chia cắt, làm giảm công suất hạ cất cánh. Vì vậy diện tích đất phía bắc, trong đó có sân golf và 16 ha đất do Bộ Quốc phòng quản lý, sẽ được sử dụng để xây dựng công trình phụ trợ, như nhà ga hàng hóa, sửa chữa máy bay, logistic và chế biến suất ăn từ năm 2025 trở đi.

Chốt phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam
Chốt phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam 
Trước đó, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về kết quả nghiên cứu, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất do Công ty tư vấn ADP-I (Pháp) thực hiện, Công ty này đã khảo sát, thu thập số liệu, đánh giá lại hiện trạng Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất để tìm ra các điểm hạn chế, các điểm tắc nghẽn trong từng hạng mục kết cấu hạ tầng của cảng hàng không.
Cụ thể, ADPi Engineering dự báo năm 2025 sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có 301.000 lượt cất, hạ cánh (51 triệu khách, 960.000 tấn hàng); năm 2030 là 315.000 lượt (55 triệu khách, 1,2 triệu tấn hàng).

Trên cơ sở đánh giá khả năng nâng cao công suất CHKQT Tân Sơn Nhất, Tư vấn trình bày 6 phương án mở rộng, gồm 2 phương án mở rộng về phía Bắc đạt công suất 70 triệu hành khách/năm và 50 triệu hành khách/năm, 4 phương án mở rộng về cả phía Nam và phía Bắc, nâng tổng công suất lên 50 triệu hành khách/năm.

Công ty tư vấn đã xây dựng một bộ tiêu chí để đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án. Dựa trên bộ tiêu chí, đơn vị tư vấn kiến nghị không lựa chọn phương án mở rộng về phía Bắc đạt công suất 70 triệu khách/năm vì diện tích giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng rất lớn; tiến độ triển khai chậm (khoảng 7-9 năm).

Tư vấn cũng kiến nghị không lựa chọn phương án mở rộng về phía Bắc đạt công suất 50 triệu hành khách/năm vì diện tích giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng lớn, tiến độ triển khai chậm (khoảng 5-7 năm). Ngoài ra, việc khai thác dây chuyền hàng không là không thuận lợi, làm giảm năng lực khai thác khu bay.

Trong nhóm các phương án mở rộng sân bay về cả phía Nam và phía Bắc, đơn vị tư vấn kiến nghị lựa chọn phương án xây dựng thêm một nhà ga hành khách của Sân bay Tân Sơn Nhất với tổng diện tích sàn lên đến 200 nghìn m2, để có thể phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm ở phía Nam, tức là phía nhà ga hiện hữu.

Theo ADP-I, phương án này sẽ đảm bảo tiến độ xây dựng các hạng mục công trình thiết yếu gồm hệ thống sân đường khu bay và nhà ga hành khách nhanh nhất có thể. Bởi việc xây dựng hệ thống đường lăn song song, đường lăn nối phần lớn là đất hiện hữu của cảng, vì vậy có thể triển khai được ngay.

Hơn nữa, với phương án này, chi phí xây dựng thấp hơn so với các phương án khác, thuận tiện cho quy trình quản lý điều hành bay, đảm bảo quy trình khai thác kết nối giữa các nhà ga và quy trình cung cấp dịch vụ mặt đất cho các đơn vị. Khi triển khai phương án này, khu bay sẽ được nâng cấp cấu để đảm bảo có thể khai thác với tần suất 57 lượt cất hạ cánh/ giờ, tương đương 50 triệu hành khách/năm.

Ngoài ra việc xây dựng nhà ga T3 công suất 20 triệu hành khách/năm tại khu phía Nam có thể phân kỳ đầu tư xây dựng theo tiến độ giải phóng mặt bằng. Theo đó, sẽ triển khai xây dựng giai đoạn 1 trên phần đất Bộ Quốc phòng có thể bàn giao được ngay với diện tích khoảng 16,37ha, tổng thời gian xây dựng 2-3 năm.

Dự kiến giai đoạn 1 sẽ xây dựng các công trình khu bay gồm hoàn thiện lại đường cất hạ cánh 25L, xây mới hệ thống đường lăn song song, đường lăn nối, đường lăn vòng; xây dựng nhà ga T3, mở rộng sân đỗ tàu bay. Thời gian thi công 2-3 năm.

Giai đoạn 2 sẽ mở rộng nhà ga hành khách (công suất đạt 20 triệu HK/năm) và sân đỗ tàu bay phía Nam (106 vị trí đỗ). Đồng thời, mở rộng khu nhà ga hàng hóa, khu logistics và các công trình dịch vụ hàng không khác tại khu phía Bắc. Thời gian thi công 1-2 năm khi giải phóng mặt bằng xong.

Sân bay Long Thành bị từ chối quyết liệt

Đó là kiến nghị của nhiều chuyên gia tại buổi làm việc với UB Kinh tế của Quốc hội về dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sân bay Long Thành bị từ chối quyết liệt
Tại buổi làm việc diễn ra tại TP HCM ngày 12/12, các chuyên gia cho rằng giữa hai luồng ý kiến nên hay không nên triển khai dự án, cần nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, toàn diện và khoa học hiệu quả của từng phương án làm cơ sở để Quốc hội xem xét, quyết định.
San bay Long Thanh du an xay dung bi tu choi quyet liet
Phối cảnh cảng hàng không quốc tế Long Thành. 

Sân bay Tân Sơn Nhất nguy cơ đóng cửa vì ngập nặng

Khu vực sân đỗ tàu bay và Đài Chỉ huy cũ của sân bayTân Sơn Nhất bị ngập cục bộ, có thể gây hậu quả nghiêm trọng do trạm phát điện hư hỏng.

Sân bay Tân Sơn Nhất nguy cơ đóng cửa vì ngập nặng
Ngày 16/10, ông Phạm Vũ Cường, Phó Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất (TP HCM), cho biết sau các cơn mưa lớn ngày 15, 16/8 và 9/10, sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập cục bộ, sâu khoảng 20 cm. Nước mưa không thoát kịp và tràn vào khu vực đặt máy phát điện trạm nguồn của Đài Chỉ huy, đến nay vẫn chưa được khắc phục.
San bay Tan Son Nhat nguy co dong cua vi ngap nang
Ngập đang đe dọa sân bay Tân Sơn Nhất (Ảnh chụp Đài Kiểm soát không lưu tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 9/10).
Theo ông Cường, sự cố này có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng, toàn bộ hệ thống điều hành bay tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất của Đài Chỉ huy không hoạt động được. “Cảng HKQT Tân Sơn Nhất sẽ phải đóng cửa sân bay nếu trạm phát điện nguồn của Đài Chỉ huy bị hư hỏng”, ông Cường nói.
Lãnh đạo Cảng HKQT Tân Sơn Nhất cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các mương thoát nước xung quanh sân bay đang bị ách tắc dòng chảy nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục. Cụ thể, mương thoát nước A41 từ đường Phan Thúc Duyện ra đường Cộng Hòa (phường 14, quận Tân Bình) gồm 2 nhánh là Cộng Hòa 1 và Cộng Hòa 2 có nhiều vị trí bị lấn chiếm, xâm phạm hành lang kênh rạch. Điển hình là khu vực CLB Hàng không với đường Phan Thúc Duyện và đường Giải Phóng, nhiều vị trí lòng mương bị lấn chiếm, chỉ còn 1/2 diện tích so với thiết kế ban đầu. Chưa kể, tình trạng xả rác xuống lòng mương ở khu vực này cũng diễn ra thường xuyên, gây ách tắc dòng chảy tại các vị trí cống ngang.
“Các nhánh mương này giúp tiêu thoát cho khoảng 50% lượng nước ở khu vực đỗ tàu bay và đã được thống nhất trong công tác nạo vét do địa phương thực hiện. Tuy nhiên, từ lâu nay, quận Tân Bình và Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP không thực hiện thường xuyên việc nạo vét dẫn đến tình trạng tắc dòng chảy tại các mương thoát nước này” - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất nêu.
Trước thực trạng trên, ngày 13/10, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã gửi công văn cầu cứu đến các cơ quan liên quan, trong đó có Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 16/10, ông Đỗ Tấn Long, Trưởng Phòng Quản lý hệ thống thoát nước thuộc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP, cho biết trung tâm này chưa nhận được thông tin cụ thể về vụ việc. Theo ông, liên quan đến vụ việc này có thể do một đơn vị khác quản lý. “Do chưa nhận được thông tin, văn bản liên quan nên trung tâm chưa đưa ra được giải pháp khắc phục” - ông Long nói.
Những biện pháp tạm thời
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp chỉ đạo việc giải tỏa những khu vực xây dựng lấn chiếm hai bờ kênh rạch, đặc biệt là các vị trí thượng nguồn, đồng thời thực hiện nhanh công tác duy tu, nạo vét để khơi thông dòng chảy tuyến mương A41, bảo đảm tiêu thoát nước cho khu vực ngập trong Cảng HKQT Tân Sơn Nhất.
“Trước mắt, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những biện pháp tạm thời như dùng bao cát, bạt ni-lông... để ngăn nước chảy ra phạm vi rộng hơn, ảnh hưởng đến trạm phát điện nguồn. Nếu sự cố xảy ra, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ phải đóng cửa thì khi đó hậu quả rất nghiêm trọng” - lãnh đạo Cảng HKQT Tân Sơn Nhất nhấn mạnh.

Cận cảnh sân golf gần Tân Sơn Nhất bị đề nghị thu hồi

(Kiến Thức) - Từ cổng cụm sân golf Tân Sơn Nhất vào trung tâm khu phức hợp là tòa nhà CLB Golf được thiết kế khá lộng lẫy theo phong cách bán cổ điển.

Cận cảnh sân golf gần Tân Sơn Nhất bị đề nghị thu hồi
Can canh san golf gan Tan Son Nhat bi de nghi thu hoi
Trao đổi với Tuổi trẻ bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 8/6, nhiều đại biểu cho rằng trong khi chờ đợi sân bay Long Thành thì nên thu hồi sân golf ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất để có thêm gần 160ha đất, tăng công suất, giảm tình trạng ngập úng, kẹt cứng hiện nay. Ảnh: FB Sân Golf Tân Sơn Nhất - Tan Son Nhat Golf Course.
Can canh san golf gan Tan Son Nhat bi de nghi thu hoi-Hinh-2
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), lộ trình xây dựng sân bay Long Thành còn dài. Nếu giao diện tích sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất với đề án sử dụng cụ thể, việc đầu tư của ngành hàng không sẽ đem lại thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người dân. Ảnh: FB Sân Golf Tân Sơn Nhất - Tan Son Nhat Golf Course. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.