Vì sao ông Trump thua Biden ở các bang chiến trường, mất ghế Tổng thống Mỹ?

(VietnamDaily) - Với việc giành thêm 20 phiếu đại cử tri ở bang chiến trường Pennsylvania, ông Joe Biden đã đánh bại Tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong cuộc bầu cử năm nay để trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46.

Đêm 7/11 (giờ Việt Nam), nhiều hãng truyền thông lớn như AP, CNN, NBC News... đồng loạt đưa tin ông Joe Biden thắng tại bang chiến trường Pennsylvania, nâng tổng số phiếu đại cử tri lên thành 284 phiếu, qua đó chính thức đắc cử để trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46.
Còn nhớ 4 năm trước, trong cuộc bầu cử năm 2016, Tổng thống Trump đã giành chiến thắng ở 3 bang Michigan, Wisconsin và Pennsylvania trước đối thủ Hillary Clinton với cách biệt tổng cộng 77.744 phiếu, qua đó trở thành ông chủ Nhà Trắng. Tuy nhiên, năm nay, ông đã để mất cả 3 bang chiến trường này vào tay ông Biden, và do vậy đánh mất luôn cơ hội điều hành Nhà Trắng thêm 4 năm nữa.
Pennsylvania vốn được xem là một trong những bang bắt buộc phải thắng của ông Trump nếu muốn tái đắc cử. Số liệu thống kê ban đầu về phiếu bầu tại bang Pennsylvania cho thấy, đương kim Tổng thống Donald Trump có lợi thế vượt trội so với ông Joe Biden. Tuy nhiên, số liệu đã thay đổi sau đó khi những phiếu bầu gửi qua thư từ các khu vực ủng hộ Đảng Dân chủ ở những bang này được kiểm đếm.
Vi sao ong Trump thua Biden o cac bang chien truong, mat ghe Tong thong My?
Ông Joe Biden (phải) đã đánh bại Tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2020. Ảnh: AP.  
Trước đó, trong khi ban vận động tranh cử của ông Biden khuyến khích các cử tri dân chủ đi bỏ phiếu sớm qua thư (do ảnh hưởng của dịch COVID-19) thì ban vận động của ông Trump lại khuyến khích các cử tri đi bầu trực tiếp. Điều này lý giải tại sao số phiếu bầu dành cho ông Biden tăng vọt sau khi các nhân viên kiểm đếm những phiếu bầu gửi qua thư.
Một địa điểm nhận được nhiều sự chú ý về chính trị trong năm nay là Scranton, thuộc hạt Lackawanna, bang Pennsylvania. Đây là nơi ông Biden sinh ra và là một "thành trì" lâu đời của Đảng Dân chủ. Trước ngày bầu cử, cả ông Trump và ông Biden đều nhiều lần dừng chân tại hạt này để vận động tranh cử nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri.
Tổng thống Trump đã bước vào chiến dịch tái tranh cử với sự tự tin rằng ông đã thể hiện tốt hơn ở hạt Lackawanna năm nay. Tuy nhiên, điều ngược lại đã xảy ra. Ông Biden giành được hạt Lackawana với cách biệt 8 điểm. Nhìn chung, kết quả này không mấy bất ngờ bởi lợi thế "sân nhà" của ông Biden.
Ngoài Pennsylvania, Michigan và Wisconsin cũng nằm trong số các bang “đổi màu” so với kỳ bầu cử năm 2016. Ông Biden đã giành chiến thắng cuối cùng tại hai bang chiến địa này dù bị Tổng thống Trump dẫn trước ban đầu.
Nguyên nhân khiến Tổng thống Trump thất bại trước ông Biden tại bang chiến địa trên có thể là do sự thay đổi của cử tri lao động da trắng và ông đánh mất sự ủng hộ của cử tri bảo thủ vùng ngoại ô.
Tổng thống Trump giành chiến thắng ở hạt Macomb, bang Michigan, năm nay với cách biệt 8 điểm, giảm 4 điểm so với năm 2016. Kết quả gây bất ngờ này cho thấy một thực tế rằng việc Tổng thống Trump dường như đã không thể hiện bằng hoặc tốt hơn so với năm 2016 tại một hạt thiên về ủng hộ ông là một phần cho thấy sự thất vọng của các cử tri lao động da trắng đối với ông trên toàn bang này.

Mời độc giả xem thêm video: Bầu cử Tổng thống Mỹ - Cuộc đua đắt đỏ (Nguồn video: VTV)

Bên cạnh đó, số lượng lớn cử tri gốc Phi tại các bang này được cho là đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm nay. Một thực tế rõ ràng năm 2016 là bà Hillary Clinton thất bại trước ông Trump bởi bà không thể huy động phiếu bầu từ các cử tri gốc Phi.
Tại Philadelphia, một thành phố với số đông cử tri gốc Phi ở bang Pennsylvania, ông Barack Obama giành được 557.000 phiếu hồi năm 2012 và bà Hillary Clinton giành được 584.000 phiếu năm 2016.
Điều đó cho thấy bà Hillary Clinton đã thuyết phục được số lượng lớn cử tri da trắng thượng lưu đi bỏ phiếu cho mình. Đội ngũ của ông Biden hiểu rằng ông cần giành được sự ủng hộ của cả tri gốc Phi và nhóm cử tri ủng hộ bà Hillary Clinton trên để đánh bại Tổng thống Trump năm 2020.
Được biết, một ngày trước khi cuộc bầu cử diễn ra hôm 3/11, ông Biden vẫn cố gắng để thu hút từng lá phiếu cuối cùng ở bang Pennsylvania, nhất là từ cộng đồng người da màu tại Philadelphia - một khu vực về truyền thống vẫn thường ủng hộ Đảng Dân chủ nhưng kết quả bỏ phiếu lại sụt giảm bất ngờ vào năm 2016.

Cơ hội nào cho Tổng thống Trump lật ngược thế cờ?

(VietnamDaily) - Tổng thống Donald Trump đang hy vọng có thể lấy lại Arizona sau khi một lỗi về dữ liệu kiểm đếm phiếu bầu được phát hiện tại bang này.

Báo New York Times xác nhận một lỗi của nguồn dữ liệu Edison Research đã khiến số phiếu kiểm đếm xong tại Arizona lên tới 98% dù thực tế lại thấp hơn nhiều.
Cụ thể, theo The Hill, biên tập viên Patrick LaForge của New York Times đã phát hiện lỗi trong dữ liệu của Edison Research. Dữ liệu này cho thấy 98% phiếu bầu ở Arizona đã được kiểm xong. Tuy nhiên, tính đến 12h09 ngày 4/11, thực tế mới chỉ có 86% phiếu bầu được xử lý. Sai sót này sau đó được các hãng tin cập nhật lại nhanh chóng.

Tổng thống Trump trong 4 năm cầm quyền để lại những dấu ấn nào?

(VietnamDaily) - Trong gần 4 năm qua tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã đưa ra nhiều quyết định và chính sách có ảnh hưởng lớn đến nước Mỹ và cả thế giới.

Tong thong Trump trong 4 nam cam quyen de lai nhung dau an nao?
Trong 4 năm vừa qua, Tổng thống Trump đã đưa ra nhiều quyết định và chính sách có ảnh hưởng lớn đến nước Mỹ và cả thế giới. Ảnh: Getty.  

Tong thong Trump trong 4 nam cam quyen de lai nhung dau an nao?-Hinh-2
 Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức hồi tháng 1/2017, ông đã ký sắc lệnh đầu tiên chỉ thị giảm gánh nặng kinh tế từ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (Obamacare), sau đó là một loạt sắc lệnh như ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp và cắt giảm các quy định của chính phủ. Ảnh: Getty. 

Tong thong Trump trong 4 nam cam quyen de lai nhung dau an nao?-Hinh-3
 Về đối ngoại, ông Trump đảo ngược nhiều chính sách của các chính phủ tiền nhiệm; rút quân khỏi các điểm nóng, yêu cầu đồng minh chia sẻ trách nhiệm, đàm phán lại các thỏa thuận bị cho là không có lợi cho nước Mỹ - như Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mỹ, Canada, và Mexico; rút Mỹ khỏi nhiều tổ chức quốc tế, hiệp ước, và đặc biệt là phát động cuộc chiến thương mại nhằm vào Trung Quốc. Ảnh: CT. 

Tong thong Trump trong 4 nam cam quyen de lai nhung dau an nao?-Hinh-4
 Năm 2017, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO). Ảnh: AP. 

Tong thong Trump trong 4 nam cam quyen de lai nhung dau an nao?-Hinh-5
Tháng 5/2018, ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh: LAT.  

Tong thong Trump trong 4 nam cam quyen de lai nhung dau an nao?-Hinh-6
 Tiếp đến, Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp ước về tên lửa tầm trung (INF) với Nga. Ảnh: The Hill. 
Tong thong Trump trong 4 nam cam quyen de lai nhung dau an nao?-Hinh-7
 Vào tháng 7/2020, Mỹ chính thức khởi động tiến trình rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ảnh: LAT. 

Tong thong Trump trong 4 nam cam quyen de lai nhung dau an nao?-Hinh-8
Trong 4 năm vừa qua, ông Trump cũng "ghi điểm" khi đạt được một số thành công về mặt ngoại giao, gần đây nhất là thỏa thuận bình thường hóa quan hệ lịch sử giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). Ảnh: Politico. 

Tong thong Trump trong 4 nam cam quyen de lai nhung dau an nao?-Hinh-9
Tổng thống Trump đã cho xây dựng bức tường biên giới ngăn cách Mỹ và Mexico mà ông từng cam kết hồi năm 2016. Ảnh: TT.  

Tong thong Trump trong 4 nam cam quyen de lai nhung dau an nao?-Hinh-10
 Đáng chú ý, trong năm 2018, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cái bắt tay lịch sử đầu tiên kéo dài 12 giây khi gặp nhau tại khách sạn Capella vào khoảng 9h04 (giờ địa phương) sáng 12/6, trước khi bước vào hội đàm Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: AN. 

Tong thong Trump trong 4 nam cam quyen de lai nhung dau an nao?-Hinh-11
 Trong năm 2019, Tổng thống Trump đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hai lần: Lần đầu tiên tại Hà Nội (Việt Nam) vào tháng 2/2019 và lần tiếp theo ở Khu phi quân sự liên Triều (DMZ) ngày 30/6. Ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân đến Triều Tiên. Ảnh: Reuters. 

Mời độc giả xem thêm video: Cử tri ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump - Họ là ai?

Tin mới

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang trưng bày, rao bán nhiều cây cảnh đẹp như: Đào, bưởi, quýt… trong đó có cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ.