Vì sao ông Tập không mời “công thần” dự tiệc quốc khánh?

"Công thần" dự duyệt binh ở Thiên An Môn là vì ông Tập Cận Bình muốn họ có mặt. Họ không được mời dự quốc yến cũng bởi ông Tập không thích.

Vì  sao ông Tập không mời “công thần” dự tiệc quốc khánh?
Giáo sư Bạc Trí Dược, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đương đại New Zealand ngày 6/10 viết trên The Diplomat, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu kỷ nguyên mới của mình trên vũ đài chính trị Bắc Kinh hôm 30/9 khi ông không mời các cựu lãnh đạo khóa trước tham dự tiệc mừng quốc khánh như thông lệ lâu nay.
Ngày 30/9, Trung Quốc tổ chức quốc yến mừng quốc khánh lần thứ 66, hầu hết các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu như Giang Trạch Dân đã vắng mặt. Trước đó chưa đầy một tháng, ngày 3/9 hầu như tất cả các cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đều đã có mặt trong lễ duyệt binh ở Thiên An Môn.
Vi  sao ong Tap khong moi “cong than” du tiec quoc khanh?
Ông Lý Khắc Cường và ông Tập Cận Bình trong quốc yến hôm 30/9. 
"Nguyên lão" cao tuổi nhất tham dự duyệt binh là Tống Bình, 98 tuổi, cựu Trưởng ban Tổ chức Trung ương và người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, ông Giang Trạch Dân 89 tuổi, nhưng thiếu các cựu quan chức hàng đầu khác như Lý Bằng, Chu Dung Cơ, Lý Thụy Hoàn, La Cán.
Thậm chí ngay cả các nhà lãnh đạo về hưu chưa đến 80 tuổi cũng vắng mặt trong quốc yến 30/9, trong đó có cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo cùng các cựu quan chức hàng đầu khác như Tăng Khánh Hồng, Ngô Quan Chính, Ngô Bang Quốc, Giả Khánh Lâm, Hạ Quốc Cường, Lý Trường Xuân.
Sự vắng mặt của các "nguyên lão công thần" trong bữa quốc yến 30/9 không nên được hiểu rằng bất kỳ ai trong số họ đang bị điều tra vì tham nhũng, dù không có bằng chứng rõ ràng rằng những cựu quan chức này đều trong sạch. Ngoài Chu Vĩnh Khang, chưa có dấu hiệu nào cho thấy một cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị khác bị điều tra.
Đơn giản là cái giá chính trị phải trả khi động vào các "nguyên lão công thần" của Đảng Cộng sản Trung Quốc là quá lớn, ông Dược lập luận. Sự vắng mặt tập thể của họ trong bữa quốc yến nhiều khả năng là quyết định của Tập Cận Bình.
Các "nguyên lão công thần" được dự duyệt binh ở Thiên An Môn là vì Tập Cận Bình muốn họ có mặt, và họ không được mời dự quốc yến cũng bởi vì Tập Cận Bình không thích. Các cựu lãnh đạo cấp cao Trung Quốc bây giờ đến và đi các sự kiện lớn của quốc gia đều do Tập Cận Bình quyết định.
Nếu nhìn theo góc độ này thì sức mạnh chính trị của Tập Cận Bình đã vượt qua cả Đặng Tiểu Bình, người phải mất nhiều năm để vận động các ủy viên khác trong Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc nghỉ hưu khi quá tuổi.
Giáo sư Dược cho rằng, sức mạnh của Tập Cận Bình hiện nay tương đương với Mao Trạch Đông, người đã thanh trừng các đồng chí, đồng nghiệp của mình qua đại Cách mạng Văn hóa bắt đầu năm 1966. Với buổi quốc yến khá yên tĩnh này, thời đại Tập Cận Bình đã chính thức bắt đầu.

Lính TQ học, làm theo Thuyết “Tứ toàn” của Tập Cận Bình

(Kiến Thức) - Quan chức cấp cao quân đội Trung Quốc kêu gọi quân nhân học tập và làm theo học thuyết Tứ toàn mới do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.

Lính TQ học, làm theo Thuyết “Tứ toàn” của Tập Cận Bình
Trong chuyến thị sát tới các doanh trại quân đội đóng trên hai địa bàn tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC), ông Xu Qiliang cho biết, việc học tập và làm theo học thuyết “Tứ toàn” là một nhiệm vụ hàng đầu đối với các quân nhân thuộc biên chế Quân đội Trung Quốc (PLA). Ông Xu nói thêm rằng, tác động tiêu cực của vụ án tham nhũng liên quan tới cựu Phó Chủ tịch CMC, Tướng Từ Tài Hậu cần phải được làm rõ.
Linh TQ hoc, lam theo Thuyet “Tu toan” cua Tap Can Binh
Ông Xu Qiliang trong chuyến thăm tới một căn cứ không quân ở Phnom Penh, Campuchia ngày 8/5/2014. (Ảnh minh họa)
Cuối cùng, ông Xu cũng kêu gọi quân nhân nghiên cứu các bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc xây dựng quân đội và quốc phòng quốc gia cũng như kiên quyết tuân theo sự lãnh đạo của ban lãnh đạo trung ương.

Chủ tịch Tập Cận Bình có thể hoãn thăm Mỹ?

(Kiến Thức) - Tờ Ta Kung Pao cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể hoãn chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 này, nếu căng thẳng Trung-Mỹ ở Biển Đông leo thang nguy hiểm.

Chủ tịch Tập Cận Bình có thể hoãn thăm Mỹ?
Theo tờ báo Hồng Kông trên, căng thẳng tiếp tục leo thang ở Biển Đông có thể dẫn tới một số sự cố nghiêm trọng giữa Quân đội Trung Quốc và máy bay giám sát Mỹ. Và điều này có thể khiến Chủ tịch Tập Cận Bình hoãn thăm Mỹ vào cuối năm nay.
Trước đó, vào tháng 2/2015, Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo qua điện đàm với Tổng thống Obama về chuyến thăm Mỹ sắp tới. Như thông lệ, trước mỗi chuyến thăm của các vị nguyên thủ, truyền thông hai nước hữu quan sẽ cố gắng xoa dịu mọi mâu thuẫn, bất đồng hay hiềm khích nhằm tránh mọi vấn đề khó xử về sau.

Cựu lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục gây ảnh hưởng

(Kiến Thức) - Theo Nhân dân Nhật báo, nhiều cựu lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục gây ảnh hưởng đối với  các quyết sách trọng đại hay trong các cơ quan chính phủ.

Cựu lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục gây ảnh hưởng
Bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo do tác giả Gu Bochong viết cảnh báo rằng, hiện nhiều cựu lãnh đạo Trung Quốc tuy đã từ nhiệm những vẫn gây ảnh hưởng đối với các vấn đề quốc gia trọng đại hay trong các cơ quan chính phủ.
Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh các vị lãnh đạo đương thời và các vị bô lão trong chính quyền Trung Quốc tập trung tại Hội nghị Bắc Đới Hà luận bàn về các chuyện quốc gia đại sự.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.