Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM, tại họp báo chiều 11/1. Ảnh: Thành Nhân |
Chồng vi phạm nồng độ cồn, vợ lăng mạ cảnh sát giao thông
Sau khi thấy chồng bị tổ công tác của Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Hà Nội) phát hiện vi phạm nồng độ cồn, người vợ đi cùng xe đã liên tục lăng mạ, chửi lực lượng làm nhiệm vụ.
Tối 20/12, tổ công tác của Đội CSGT số 3, Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên đường Láng (Láng Thượng, Đống Đa). Ít phút sau khi lập chốt, lực lượng chức năng phát hiện nhiều người điều khiển ô tô vi phạm.
Cụ thể, gần 22h, tổ công tác yêu cầu tài xế ô tô Mercedes biển kiểm soát 30E- 973.XX dừng xe, kiểm tra nồng độ cồn. Qua kiểm tra, tài xế N.V.D. (SN 1961, trú tại Ba Đình, Hà Nội) vi phạm ở mức 0,093 mg/L khí thở.
Ngay khi thấy ông N.V.D. bị kiểm tra nồng độ cồn, người phụ nữ đi cùng xe, tự xưng là vợ của tài xế liền lớn tiếng chửi bới, lăng mạ tổ công tác. Trong quá trình tổ CSGT lập biên bản, người phụ nữ này liên tục gọi điện thoại cho người thân yêu cầu CSGT cho xem bảng tên, số hiệu.
Còn ông N.V.D. thừa nhận đã uống 1 cốc bia rồi điều khiển ô tô, chấp hành ký vào biên bản xử phạt.
Với lỗi trên, tổ công tác đã lập biên bản xử phạt ông N.V.D. với số tiền 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Trước đó, ông P.M.H.(SN 1965, trú tại Hà Đông, Hà Nội) điều khiển ô tô mang BKS 30G- 384.XX cũng bị tổ công tác phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,049 mg/L khí thở.
Ông H. cho biết, do thói quen uống vài chén rượu thuốc trong bữa ăn cơm nên mới vi phạm. Sau lần bị xử phạt này, ông nói sẽ rút kinh nghiệm, đã sử dụng rượu, bia thì không lái xe.
Trong tối cùng ngày, tổ Cảnh sát Y7/141 (Công an TP Hà Nội) cũng đã phát hiện tài xế Đ.M.H. (SN 1986, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,188 mg/L khí thở. Đây là mức vi phạm nồng độ cồn rất cao, cao gấp 3 lần mức vi phạm tối đa được quy định tại Nghị định 100/NĐ-CP.
Điều đáng nói, thời điểm tổ công tác phát hiện vi phạm, tài xế H. đang điều khiển ô tô Mercedes mang BKS 30G- 779.XX, điều này tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn rất cao.
Tổ Cảnh sát Y7/141 đã lập biên bản xử phạt tài xế H. 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Thiếu tá Lã Sơn Tùng, Đội CSGT số 3 cho biết, sau hàng loạt vụ tai nạn liên hoàn do người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn gây ra, đơn vị đã tăng cường lực lượng, tuần tra 24/24h để tăng cường kiểm tra.
“Trong quá trình kiểm tra cho thấy, nhiều người vi phạm còn rất chủ quan. Họ đưa ra lý do chỉ uống một chút nên không chấp hành việc xử phạt của lực lượng CSGT. Tuy nhiên, tổ công tác đã giải thích cho người vi phạm hiểu mức độ nguy hiểm của việc sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện”, Thiếu tá Lã Sơn Tùng nói.
Theo số liệu của Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) chỉ tính riêng từ ngày 14- 20/12, đơn vị đã xử phạt hơn 300 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, nhiều trường hợp vi phạm ở mức rất cao, cá biệt có trường hợp có nồng độ cồn cao gấp 3,1 lần mức vi phạm tối đa.
Xử lý ra sao nếu người vi phạm nồng độ cồn không chịu nộp phạt?
Theo luật sư, nếu người vi phạm giao thông không nộp phạt, phương tiện có thể bị kê biên, đấu giá, còn giấy tờ sẽ bị thu hồi.
Nếu tài xế vi phạm luật giao thông không chịu nộp phạt đối với hành vi vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý như thế nào?
Ảnh minh họa. |