Vào ngày 8/8 vừa qua, Nhật hoàng Akihito xuất hiện trong video dài 10 phút và có bài phát biểu với người dân. Trong bài phát biểu, Nhật hoàng Akihito công bố mong muốn thoái vị: "Tôi đã ngoài 80 tuổi và may mắn thay tôi vẫn còn được khỏe mạnh. Tuy nhiên, tôi nhận thấy tình hình sức khỏe đang giảm dần, tôi lo rằng sẽ khó hoàn thành trách nhiệm biểu tượng của đất nước như thời gian qua".
Theo đó, trong bài phát biểu của mình, Nhật hoàng Akihito không nói trực tiếp đến việc nhường ngôi. Tuy nhiên, trong bài phát biểu của Nhật hoàng Akihito bày tỏ suy nghĩ của bản thân và ám chỉ mong muốn thoái vị vì lý do tuổi tác. Bởi lẽ, năm nay, Nhật hoàng Akihito 83 tuổi, từng bị chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt hồi năm 2003 và trải qua cuộc phẫu thuật tim năm 2012.
Luật Hoàng gia không cho phép Nhật hoàng được thoái vị
Nhật hoàng Akihito xuất hiện trong video dài 10 phút và công bố mong muốn thoái vị. |
Việc Nhật hoàng Akihito mong muốn thoái vị là việc chưa từng có trong tiền lệ trong lịch sử nền quân chủ lập hiến của Nhật. Bởi lẽ, trong suốt chiều dài lịch sử nền quân chủ lập hiến của Nhật Bản, hoàng đế là biểu tượng của quốc gia và biểu tượng của sự đoàn kết nhân dân và không có quyền lực chính trị.
Theo truyền thống, Nhật hoàng thừa kế ngai vàng khi cha của mình qua đời (tức cha truyền con nối). Theo đó, Nhật Bản là quốc gia có chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất trên thế giới và chưa từng gián đoạn từ năm 660 TCN đến nay (2.700 năm). Trường hợp của Nhật hoàng Akihito cũng vậy. Khi bố của ông là ngài Hirohito qua đời, Nhật hoàng Akihito thừa kế ngai vàng và trở thành biểu tượng của quốc gia.
Thêm vào đó, Luật Hoàng gia hiện tại cũng không cho phép Nhật hoàng được thoái vị vì không có điều luật về thoái vị. Theo đó, nếu Nhật hoàng Akihito muốn thoái vị thì các điều luật phải được sửa đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi các điều luật đó phải thông qua nghị viện. Việc này được cho là sẽ gây ra một vấn đề lớn đó là: Hoàng cung tác động tới hệ thống chính trị Nhật Bản. Đây là điều bị cấm theo Hiến pháp hiện tại của quốc gia này.
Người dân nghĩ gì khi Nhật hoàng muốn thoái vị?
Ban đầu, khi hay tin Nhật hoàng Akihito công bố mong muốn thoái vị, người dân Nhật Bản vô cùng ngỡ ngàng. Tuy nhiên, sau khi xem xét, nhìn nhận kỹ vấn đề, phần lớn dân chúng Nhật hiểu rằng Nhật hoàng Akihito đã làm việc chăm chỉ suốt những năm qua và đã đến lúc ông cần được nghỉ ngơi.
Hiện Nhật hoàng Akihito tiếp tục thực hiện một số công việc. Tuy nhiên, phần lớn nghĩa vụ của Thiên hoàng sẽ được chuyển sang cho con trai cả là Thái tử Naruhito. Thông tin này được các trợ lý của Nhật hoàng Akihito cho biết.
Nếu Nhật hoàng Akihito thoái vị thì Thái tử Naruhito sẽ là vị vua đời thứ 126 của Hoàng gia Nhật Bản. |
Trước đó, trong một cuộc khảo sát do hãng Kyodo thực hiện tháng 8 vừa qua, khoảng 90% dân số nói Nhật hoàng phải đảm đương quá nhiều công việc. Thêm vào đó, 85% người dân cho rằng quy trình thoái vị nên được luật hóa để việc này có thể dễ dàng hơn đối với Nhật hoàng Akihito và người kế vị ông.
Trong trường hợp Nhật hoàng Akihito thoái vị, quyền thừa kế ngai vàng sẽ dành cho người con trai cả là Thái tử Naruhito (56 tuổi). Theo đó, Thái tử Naruhito sẽ là vị vua đời thứ 126 của Hoàng gia Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện Thái tử Naruhito chưa có con trai nối dõi trong khi Nhật Bản có quy định chỉ có nam giới mới có thể kế thừa ngôi báu. Vì vậy, những người tiếp theo trong danh sách thừa kế ngai vàng sau Thái tử Naruhito đó là em trai của Nhật hoàng Akihito - Hoàng tử Akishino và con trai ông - Hoàng tử Hisahito.