Vì sao Nhật Bản không cùng Đức quốc xã xâm lược Liên Xô?

Vì sao Nhật Bản không cùng Đức quốc xã xâm lược Liên Xô?

Tháng 6/1941, Đức quốc xã bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô. Là đồng minh với phát xít Đức, Nhật Bản không cùng tham gia đánh Liên Xô. Vì sao lại vậy?

Vào ngày 22/6/1941, dưới sự chỉ đạo của trùm phát xít Hitler, quân đội Đức quốc xã bất ngờ tấn công  xâm lược Liên Xô. Trong số những đồng minh của Đức trong Thế chiến 2 có Nhật Bản. Dù là đồng minh thân cận với phát xít Đức nhưng Nhật Bản án binh bất động, không cùng tham gia cuộc chiến tại Liên Xô.
Vào ngày 22/6/1941, dưới sự chỉ đạo của trùm phát xít Hitler, quân đội Đức quốc xã bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô. Trong số những đồng minh của Đức trong Thế chiến 2 có Nhật Bản. Dù là đồng minh thân cận với phát xít Đức nhưng Nhật Bản án binh bất động, không cùng tham gia cuộc chiến tại Liên Xô.
Điều này khiến nhiều người tò mò lý do vì sao Nhật Bản không tấn công Liên Xô cùng với quân Đức quốc xã. Nếu hai nước này cùng tấn công Liên Xô thì kết quả cuộc chiến này có thể đã thay đổi.
Điều này khiến nhiều người tò mò lý do vì sao Nhật Bản không tấn công Liên Xô cùng với quân Đức quốc xã. Nếu hai nước này cùng tấn công Liên Xô thì kết quả cuộc chiến này có thể đã thay đổi.
Theo nhà báo chuyên về mảng lịch sử quân sự Alexander Evdokimov, sở dĩ Nhật Bản không cùng với quân Đức quốc xã tấn công Liên Xô là vì một vài lý do. Trong đó, lý do đầu tiên được cho là vì trước khi phát xít Đức xâm lược xứ sở bạch dương, Nhật Bản và Liên Xô đã ký ''Hiệp ước trung lập''. Hiệp ước này được ký vào ngày 13/4/1941.
Theo nhà báo chuyên về mảng lịch sử quân sự Alexander Evdokimov, sở dĩ Nhật Bản không cùng với quân Đức quốc xã tấn công Liên Xô là vì một vài lý do. Trong đó, lý do đầu tiên được cho là vì trước khi phát xít Đức xâm lược xứ sở bạch dương, Nhật Bản và Liên Xô đã ký ''Hiệp ước trung lập''. Hiệp ước này được ký vào ngày 13/4/1941.
Chuyên gia Alexander cho rằng, không giống Đức coi hiệp ước trung lập chỉ là một tờ giấy và có thể hủy bỏ một cách dễ dàng, Nhật Bản xem xét thận trọng vấn đề này cũng như dư luận thế giới. Giống Nhật Bản, Liên Xô cũng coi trọng ''Hiệp ước trung lập'' đã ký. Vì vậy, trong những năm đầu Thế chiến 2, Liên Xô đứng ngoài cuộc chiến với Nhật Bản.
Chuyên gia Alexander cho rằng, không giống Đức coi hiệp ước trung lập chỉ là một tờ giấy và có thể hủy bỏ một cách dễ dàng, Nhật Bản xem xét thận trọng vấn đề này cũng như dư luận thế giới. Giống Nhật Bản, Liên Xô cũng coi trọng ''Hiệp ước trung lập'' đã ký. Vì vậy, trong những năm đầu Thế chiến 2, Liên Xô đứng ngoài cuộc chiến với Nhật Bản.
Phải tới Hội nghị Yalta được tổ chức ở Liên Xô vào tháng 2/1945, theo đề nghị của Mỹ và Anh, chính quyền Moscow mới chấp thuận tham gia cuộc chiến chống lại Nhật Bản. Theo đó, ''Hiệp ước trung lập'' bị phá vỡ.
Phải tới Hội nghị Yalta được tổ chức ở Liên Xô vào tháng 2/1945, theo đề nghị của Mỹ và Anh, chính quyền Moscow mới chấp thuận tham gia cuộc chiến chống lại Nhật Bản. Theo đó, ''Hiệp ước trung lập'' bị phá vỡ.
Một lý do khác được cho là khiến Nhật Bản không cùng Đức quốc xã xâm lược Liên Xô là vì đã phân tích, xem xét tỉ mỉ tình hình chiến sự. Theo đó, Nhật Bản đánh giá cao sức mạnh quân sự của Liên Xô hơn Đức quốc xã.
Một lý do khác được cho là khiến Nhật Bản không cùng Đức quốc xã xâm lược Liên Xô là vì đã phân tích, xem xét tỉ mỉ tình hình chiến sự. Theo đó, Nhật Bản đánh giá cao sức mạnh quân sự của Liên Xô hơn Đức quốc xã.
Giới chức Nhật Bản tin rằng, dù phát xít Đức giành được thắng lợi trong giai đoạn đầu của cuộc chiến với Liên Xô nhưng không thể đảm bảo sẽ thôn tính được Liên Xô vì nước này sở hữu sức mạnh quân sự lớn.
Giới chức Nhật Bản tin rằng, dù phát xít Đức giành được thắng lợi trong giai đoạn đầu của cuộc chiến với Liên Xô nhưng không thể đảm bảo sẽ thôn tính được Liên Xô vì nước này sở hữu sức mạnh quân sự lớn.
Theo Nhật Bản, Liên Xô không dễ dàng bị thôn tính bằng cuộc chiến tranh chớp nhoáng mà Đức quốc xã thực hiện thành công ở một số nước châu Âu như Ba Lan.
Theo Nhật Bản, Liên Xô không dễ dàng bị thôn tính bằng cuộc chiến tranh chớp nhoáng mà Đức quốc xã thực hiện thành công ở một số nước châu Âu như Ba Lan.
Một nguyên do khác là vùng Viễn Đông của Liên Xô có nhiều khu vực có địa hình hiểm trở. Điều này khiến quân Đức quốc xã và các nước đồng minh sẽ không dễ dàng chọc thủng được những nơi đó.
Một nguyên do khác là vùng Viễn Đông của Liên Xô có nhiều khu vực có địa hình hiểm trở. Điều này khiến quân Đức quốc xã và các nước đồng minh sẽ không dễ dàng chọc thủng được những nơi đó.
Thêm nữa, Nhật Bản hiểu được rằng, quân và dân Liên Xô sẽ không bao giờ khuất phục trước Đức quốc xã. Vậy nên, Đức sẽ khó có thể thôn tính được Liên Xô, ngày càng sa lầy trong cuộc chiến tại quốc gia này và sẽ phải chịu tổn thất nặng nề. Do đó, Nhật Bản không muốn hao tổn nguồn lực cho trận chiến với Đức ở Liên Xô.
Thêm nữa, Nhật Bản hiểu được rằng, quân và dân Liên Xô sẽ không bao giờ khuất phục trước Đức quốc xã. Vậy nên, Đức sẽ khó có thể thôn tính được Liên Xô, ngày càng sa lầy trong cuộc chiến tại quốc gia này và sẽ phải chịu tổn thất nặng nề. Do đó, Nhật Bản không muốn hao tổn nguồn lực cho trận chiến với Đức ở Liên Xô.
Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.

GALLERY MỚI NHẤT