Vì sao người xưa nói "Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc"?

Ngồi rung chân là thói quen xấu, thể hiện trạng thái tâm lý bất an. Còn theo quan niệm phong thủy thì hành động này sẽ ảnh hưởng đến phúc khí.

Vì sao người xưa nói "Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc"?

"Cây rung là rụng" là hiện tượng tự nhiên rất dễ hiểu. Những hàng cây đưng im mà bị rung thì những chiếc lá sẽ bị lìa cành. Đó là sự tác động vật lý khiến lá cây lìa cành sớm hơn bình thường. Điều đó có thể khiến cây trơ trụi sau đó thì có thể bị chết vì không còn quang hợp được.

"Người rung phúc bạc", ở đây ý chỉ người có thói quen ngồi rung chân hoặc đi rung lắc cơ thể, đứng mà không yên thường xuyên rung chân. Đây là thói quen của nhiều người khi ngồi, khi đứng, thậm chí ngồi cạnh đối tác cũng rung chân. Đây là những cử chỉ hành vi không đẹp. Theo nhân tướng học những người ngồi mà hay rung chân thì không tụ tài lộc, nam giới thì mất tài mất lộc, phụ nữ thì bị đánh giá là tùy tiện, lận đận nghèo khổ.

Vi sao nguoi xua noi

Người xưa từng đúc kết rằng: "Nam rung chân thì cùng cực, nữ rung chân thì hèn hạ". Nhận định này liệu có khắt khe thái quá hay không? Theo nhân tướng học người rung chân là người lúc đi thì đung đưa, ngồi xuống thì rung chân không ngồi im, không ngay ngắn. Theo đó trạng thái tâm lý bất an, không có ý chí. Những người này dễ bằng lòng với cuộc sống, dễ thỏa mãn với kết quả bản thân đạt được dù ít hay nhiều. Những người này cũng thường ưa nịnh hót tâng bốc, thích khen ngợi. Những người hay rung chân thì sống ích kỷ, coi trọng vật chất, hay toan tính khôn lỏi. Nhân tướng học cho rằng người hay rung chân là người khao khát được thấu hiểu.

Ý nghĩa câu: "Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc" mục đích chính để nói con người dáng đi dáng ngồi nên ngay ngắn còn nếu đung đưa, rung lắc thì tựa như cây bị rung thì lá sẽ rụng là hậu quả tất yếu.

Vi sao nguoi xua noi

Ở góc độ tâm lý học và xã hội: Những người rung chân hoặc đi rung lắc thường không tạo được thiện cảm cho người đối diện. Họ có thể đang bất an nên rung chân để che lấp sự bất an của mình. Hơn nữa trong giao tiếp việc rung chân khi ngồi không nghiêm túc và không lịch sự có thể gây phiền hoặc khiến người khác đánh giá thấp. Từ đó mà tạo hình ảnh xấu và mất thiện cảm trong công việc, làm ăn. Thường những người rung chân một là năng lực yếu kém đang mất tự tin hoặc là người ngạo mạn coi thường người khác và không có phép tắc. Cả hai trường hợp này đều không tốt trong đời sống xã hội.

Góc độ khoa học: Rung chân có thể là phản xạ khi cơ thể thay đổi cảm xúc đột ngột hoặc có thể do sức khỏe gặp vấn đề như mệt mỏi, hạ đường huyết đột ngột hoặc do sử dụng chất kích thích như rượu, cà phê, nước tăng lực,... hoặc đơn giản là rung chân khi đứng ngoài trời lạnh để làm ấm cơ thể. Nhiều người bị rung chân bệnh lý tương tự như bệnh pakinson.

Như vậy thì dù là góc độ nào đi chăng nữa thói quen rung chân khi đi khi ngồi đều không tốt. Nếu đó là bệnh lý thì bạn nên điều trị. Nếu đó là do năng lực kém tự tin hãy bồi dưỡng lại bản thân mình. Rung chân do kém tự tin rõ ràng thể hiện tài vận kém, khó mà thành công. Còn rung chân vì cao ngạo vì thiếu phép tắc rõ ràng là vô duyên. Những người này có thể có tài nhưng sẽ khó được yêu mến và theo một cách nào đó tất nhiên là làm hoa tổn đi tài vận của chính mình.

Bởi vậy cần bỏ ngay thói quen này vì khiến hình ảnh của bạn không được đẹp mắt làm mất điểm giao tiếp và mất đi sự yêu mến của người khác.

*Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

Dù tài giỏi đến đâu, không làm bốn điều này sẽ có quả báo!

“Người làm, trời trông”, đây là câu tục ngữ tin vào quả báo, đồng thời cũng là nguồn cảm hứng cho đạo đức con người.

Dù tài giỏi đến đâu, không làm bốn điều này sẽ có quả báo!

Tôi tin rằng rất nhiều người đều có kinh nghiệm này, sau khi làm việc xấu, họ luôn cảm thấy bất an và luôn cảm thấy mình sẽ bị trừng phạt. Và sự bất an này bắt nguồn từ lương tâm bên trong và sự tự kiềm chế các chuẩn mực đạo đức.

“Nhà có hai cái trống, nghèo cả đời”. Hai cái trống nói lên điều gì?

Người xưa có câu: “Nhà có hai chỗ trống thì nghèo cả đời”. Câu tục ngữ này hàm chứa một lời cảnh báo quan trọng, đề cập đến hai chỗ trống trong nhà, đó là phòng khách trống và phòng bếp trống.

“Nhà có hai cái trống, nghèo cả đời”. Hai cái trống nói lên điều gì?

Một phòng khách trống có nghĩa là không có đủ đồ nội thất và trang trí trong nhà, trong khi một nhà bếp trống có nghĩa là không có đủ dụng cụ nhà bếp và thực phẩm. Sự hiện diện của hai trống này không chỉ là sự thiếu thốn về vật chất mà còn thể hiện hoàn cảnh gia đình éo le, kinh tế bấp bênh, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu ý nghĩa, hàm ý của hai khoảng trống này và phân tích tác động của chúng đối với đời sống gia đình.

Tục ngữ có câu: "Cổng chính xuyên qua đại sảnh, nhà tan cửa nát'"

Người xưa đã đúc kết ra nhiều nguyên tắc thực tế bằng cách tuân thủ các quy luật sống của chính mình và nhiều nguyên tắc trong số đó vẫn đóng vai trò quan trọng trong xã hội chúng ta ngày nay.

Tục ngữ có câu: "Cổng chính xuyên qua đại sảnh, nhà tan cửa nát'"

Những quy tắc này được người xưa đúc kết được nối với nhau bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, tạo thành những câu nói thông dụng mà chúng ta quen thuộc ngày nay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới