Vì sao người TQ xưa luôn để 1 đồ vật vào miệng người đã khuất?

Tại sao người Trung Quốc bỏ đồ vật vào miệng người chết trước khi an táng?

Người Trung Quốc xưa rất quan trọng về thế giới bên kia sau khi qua đời. Cho dù hoàn cảnh giàu nghèo khác nhau, các nghi thức tang lễ cơ bản vẫn phải diễn ra sao cho trọn vẹn.
Vi sao nguoi TQ xua luon de 1 do vat vao mieng nguoi da khuat?
Người Trung Quốc luôn đặt một vật vào miệng người đã khuất để họ mang theo sang thế giới bên kia (Ảnh: Sohu.com) 
Nếu khai quật các ngôi mộ cổ, không khó để tìm ra những cổ vật hoặc thậm chí là kho báu. Nhưng điều đáng ngạc nhiên nữa là trong miệng của người chết cũng có thể tìm thấy đồ vật hoặc trang sức. Điều này liên quan đến phong tục được truyền lại từ ngàn năm trước của người Trung Hoa.
Tục lệ dân gian gọi đây là "khẩu hàm" - tức "lấp đầy khuôn miệng". Ban đầu có thể bỏ các loại ngũ cốc như gạo rồi dần dần nhiều gia đình giàu có bỏ ngọc vào miệng người chết.
Theo sách "Chu Lễ" (tài liệu cổ thời Chu ghi lại chế độ quan tước và phong tục) chép rằng "đại tang công phạn ngọc hoặc hàm ngọc". Tức trong đám tang cần có lấy cơm tương trung cho ngọc hoặc đưa ngọc thật vào miệng người đã khuất".
Còn trong sách "Thuyết Văn Giải Tự" (một dạng từ điển thời nhà Hán) thì giải nghĩa từ "khẩu hàm" chính là "đưa ngọc vào miệng người chết để tiễn đưa họ".
Thứ nhất, lý do cần phải đặt một vật vào trong miệng người quá cố là bởi theo quan niệm của người xưa, sau khi chết ai cũng sẽ xuống địa phủ. Việc đặt đồ vào miệng họ sẽ khiến họ biết cách giữ im lặng khi xuống đó để không kể quá nhiều về "trần gian".
Thứ hai, không ai muốn người thân của mình khi ra đi lại mang thể trạng đói khát. Vì thế họ đặt đồ vào trong miện nhằm tượng trưng cho sự no đủ, người chết có thể an tâm đi về thế giới bên kia.
Việc đặt thứ gì vào trong miệng không được quy định chi tiết nhưng cũng có sự phân biệt. Đó có thể là một viên ngọc bình thường hoặc các loại giá trị hơn như ngọc bích, viên trân châu hay đơn giản là vỏ ốc, nắm cơm, một loại thực vật khác,..
Từ Hy Thái Hậu và viên Dạ Minh Châu nghìn tỷ đồng trong miệng
Là người đứng đầu một đế quốc, lại nổi tiếng với lối sống vương giả, đương nhiên Từ Hy Thái Hậu được chuẩn bị hậu sự rất xa hoa. Nổi tiếng nhất chính là viên Dạ Minh Châu trị giá khoảng gần 11 triệu nhân dân tệ, tức vào khoảng gần 3000 tỷ đồng.
Xét về phong tục, bà cũng chỉ làm theo tục lệ thông thường nhưng chắc chắn là người được ngậm báu vật giá trị nhất lịch sử.
Vào năm 1928, một tướng quân đội là Tôn Điện Anh đã cùng binh lính của mình tiến vào Định Đông Lăng (khu vực chôn cất những quý tộc nhà Thanh ở phía Đông) để khai quật và cướp bóc những gì quý giá trong lăng mộ Từ Hy Thái Hậu. Viên Dạ Minh Châu dù nằm trong miệng của bà cũng bị lấy đi.
Sự tồn tại của viên Dạ Minh Châu này vẫn gây tranh cãi. Theo "Bút ký Ái Nguyệt Hiên" của Lý Nguyệt Anh, thái giám thân cận của Từ Hy Thái Hậu thì ông có ghi chép lại những báu vật quý giá mà triều đình chuẩn bị khi an táng người phụ nữ quyền lực này nhưng lại không đề cập đến viên Dạ Minh Châu.
Còn bút ký của chính viên tướng Tôn Điện Anh thì lại khẳng định đã lấy nó đi từ lăng mộ và tặng nó cho một nhân vật nổi tiếng là Tống Mỹ Linh, vợ của Tưởng Giới Thạch. Đến nay, chưa ai rõ tung tích viên ngọc ở đâu.

Chiêm ngưỡng những món đồ "dị" trong phòng của thiếu nữ nhà giàu Trung Quốc xưa

Trong khuê phòng kín đáo, ít người được bước vào của thiếu nữ nhà giàu xưa là nhiều món đồ có giá trị với công dụng độc đáo, mà bạn khó có thể tưởng tượng ra.

Đây là hình ảnh khuê phòng của một thiếu nữ nhà giàu xưa. Căn phòng được phục dựng lại, nhưng 80% những đồ vật ở đây đều nguyên gốc.

Ảnh độc hiếm: Người Trung Quốc xưa đón Tết Nguyên đán thế nào?

(Kiến Thức) - Giống như nhiều nước trên thế giới, người dân Trung Quốc đón Tết Nguyên đán trong không khí vui tươi và náo nhiệt. Trong suốt dịp Tết âm lịch năm 1946, nhiều hoạt động hấp dẫn được tổ chức như đốt pháo, biểu diễn trò chơi dân gian, viết chữ đầu Xuân...

Anh doc hiem: Nguoi Trung Quoc xua don Tet Nguyen dan the nao?
Nhiếp ảnh gia LIFE đã chụp được một số bức ảnh người dân Trung Quốc đón Tết Nguyên đán năm 1946. Trong ảnh là người dân đốt pháo mừng năm mới. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới