Vì sao người Thái trẻ và giàu có đổ xô đến Hua Hin?

Nhờ những thay đổi diễn ra trong đại dịch, khu nghỉ dưỡng bãi biển của Thái Lan đang thu hút những người trẻ giàu có đến tận hưởng cuối tuần hoặc mua nhà.

Vì sao người Thái trẻ và giàu có đổ xô đến Hua Hin?
Hua Hin nổi tiếng là điểm đến yên bình nhưng tương đối thú vị, thường thu hút người nghỉ hưu nước ngoài và khách từ Bangkok tới tận hưởng cuối tuần.
Tuy nhiên, yếu tố thú vị ngày càng tăng là dấu hiệu cho thấy sự chuyển mình của nơi này trong đại dịch, theo CNA Luxury.
Amar Lalvani, Giám đốc điều hành của Standard International - thương hiệu khách sạn toàn cầu thời thượng đầu tiên tại Thái Lan, cho biết: “Hua Hin đang thay đổi nhanh chóng, tập trung nhiều hơn vào nhóm khách hàng trẻ tuổi người Thái”.
Các khách sạn nổi tiếng và nhiều tên tuổi trong ngành F&B ở Bangkok ra mắt chi nhánh tại Hua Hin khiến nơi này đang có sự lột xác về hình ảnh. Điều này đang thu hút những người trẻ tuổi và giàu có ở Bangkok tìm đến.
Vi sao nguoi Thai tre va giau co do xo den Hua Hin?
Một góc bãi biển Hua Hin. Nơi này đang có sự lột xác về hình ảnh. Ảnh: Handout
 Thay đổi
Hua Hin mang đến sự pha trộn hấp dẫn giữa phố thị và biển cả. Du khách biết đến khu nghỉ mát bãi biển này từ những năm 1920, khi các vị vua Rama VI và Rama VII xây dựng dinh thự mùa hè ở đây để thoát khỏi khí hậu ngột ngạt của Bangkok. Một trong số này, Phra Ratchawang Kangwon (Far From Worries Palace), vẫn là nơi ở của hoàng gia.
Sức hấp dẫn của Hua Hin đến từ nhạc pizazz và cảnh đẹp không thua kém gì Phuket, Koh Samui. Nơi này cũng đang gây chú ý cho người Bangkok.
Mọi thứ tăng tốc nhanh chóng theo hướng có lợi cho Hua Hin trong đại dịch. Việc phong tỏa khiến cuộc sống ở các thành phố lớn trở nên kém sôi động hơn rất nhiều. Do đó, những người trẻ Bangkok săn đón hàng loạt chung cư cao cấp và biệt thự bãi biển ở Hua Hin, tăng tỷ lệ che phủ của khu vực này.
“Hua Hin là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho dân Bangkok. Chúng tôi kỳ vọng nhiều người hơn nữa muốn thoát khỏi thành phố trong thời kỳ hậu đại dịch”, Bill Barnett, Giám đốc điều hành tại C9 Hotelworks, cho biết.
Vi sao nguoi Thai tre va giau co do xo den Hua Hin?-Hinh-2
Bãi biển Hua Hin vắng vẻ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhưng đây cũng là cơ hội để vùng đất này lột xác về hình ảnh. Ảnh: AFP. 
Xu hướng người mua muốn thiết lập lại phong cách sống là rõ ràng ở Hua Hin. Nhà phát triển bất động sản Tjeer Kwant, Giám đốc điều hành của Banyan Residences - dự án phát triển biệt thự sang trọng ngay bên ngoài thị trấn, cho biết đã có sự gia tăng đáng kể đối với người mua muốn thoát khỏi thành phố và tận hưởng lối sống lành mạnh, năng động hơn.
“Đây là động lực chính khiến các gia đình và cặp vợ chồng trẻ tìm kiếm những ngôi nhà thứ hai rộng rãi bên ngoài Bangkok”, ông nói.
Kwant nói rằng giá trị giao dịch tại Banyan Hua Hin, tính đến tháng 9/2021, đã vượt qua 3,92 triệu USD.
Trong khi đó, dữ liệu của Lazudi lưu ý rằng giá bất động sản trung bình ở Hua Hin gần đây đã tăng sau khi giảm mạnh trong thời gian ngay sau khi đại dịch xảy ra.
“Các biệt thự mang lại giá trị đặc biệt về không gian, sự riêng tư lẫn tiện nghi, chẳng hạn như hồ bơi riêng và tiện ích khu vực chung trong các khu liên hợp có kiểm soát. So sánh giá bất động sản trung bình ở các khu vực phát triển chính khác của Thái Lan, chẳng hạn như Bangkok, Pattaya, Phuket và Samui, giá trị đồng tiền ở Hua Hin là điểm khác biệt chính”, Costa Savva của Lazudi cho biết. 
Vi sao nguoi Thai tre va giau co do xo den Hua Hin?-Hinh-3
Các thương hiệu khách sạn sang trọng và nhiều tên tuổi trong ngành F&B ở Bangkok ra mắt chi nhánh tại Hua Hin khiến nơi này đang có sự lột xác về hình ảnh. Ảnh: The Standard Hua Hin. 
Với đại dịch đang diễn biến phức tạp ở Thái Lan, Hua Hin vẫn chưa tràn đầy năng lượng. Mặc dù vậy, mọi thứ đang trở nên độc đáo trong khu nghỉ mát ven biển.
Trên bãi biển Khao Tao ở phía nam Hua Hin, Som's Table, địa điểm mới của đầu bếp nổi tiếng Jutamas “Som” Theantae - trước đây là Karmakamet Conveyance ở Bangkok, đang chứng tỏ sức hút với người trẻ sành ăn. Sắp tới, Teens of Thailand, một trong những quán bar phục vụ cocktail ngon nhất Bangkok, sẽ mở chi nhánh ở Hua Hin.
Văn hóa quán cà phê cũng xuất hiện ở Hua Hin, với các địa điểm mới phục vụ cà phê pha lạnh và macchiato. Người trẻ thành thị đến nghỉ dưỡng vào cuối tuần có thể thêm "tư liệu" đăng trên mạng xã hội.
Tại nhà hàng của The Standard ở Hua Hin, những đĩa đồ ăn Thái được bày biện nghệ thuật nhưng tẩm với gia vị ngon và đậm đà. Nếu hương vị đại diện cho Hua Hin cổ kính, những giai điệu phát ra từ quầy DJ là dấu hiệu cho thấy điểm đến đang nhảy theo nhịp điệu khác hẳn so với trước đây.

Hãi hùng “tử thần” xa lộ ở Thái Lan

Ngoài vấn đề ý thức tuân thủ luật giao thông, bất bình đẳng được xem là một trong các yếu tố gốc rễ dẫn đến tình trạng tỉ lệ tử vong cao do tai nạn giao thông tại Thái Lan.

Hãi hùng “tử thần” xa lộ ở Thái Lan
Hai hung “tu than” xa lo o Thai Lan
 Thái Lan là nước có tỉ lệ tử vong khi tham gia giao thông tính trên đầu người cao thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Libya vốn đang chìm trong cuộc nội chiến và luật pháp không còn tồn tại, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Xét về tỉ lệ người sử dụng xe hai bánh tử vong tính trên đầu người, Thái Lan đứng đầu thế giới. Ảnh: New York Times.
Hai hung “tu than” xa lo o Thai Lan-Hinh-2
 Năm 2015, chính phủ Thái Lan đã cam kết tại diễn đàn Liên Hợp Quốc mục tiêu cắt giảm 1/2 số trường hợp tử vong mỗi năm vì tai nạn giao thông. Chỉ còn chưa đầy một năm nữa là đến hạn chót của cam kết, tuy nhiên tình hình không có cải thiện gì đáng kể. Những con đường của Thái Lan vẫn nằm trong top 10 nguy hiểm nhất thế giới, với trung bình mỗi năm gần 20.000 trường hợp tử vong đáng lẽ có thể ngăn chặn được. Ảnh: New York Times.
Hai hung “tu than” xa lo o Thai Lan-Hinh-3
Số trường hợp tử vong vì tai nạn giao thông ở Thái Lan từ sau năm 2015 có giảm nhưng không đáng kể. Chính phủ nước này đã áp dụng nhiều biện pháp và điều chỉnh các điều luật để đường phố an toàn hơn trước. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, Thái Lan vẫn chưa thể giải quyết tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo tại nước này, được xem là vấn đề cốt lõi khiến những con đường tại đây nguy hiểm đến vậy. Ảnh: New York Times. 
Hai hung “tu than” xa lo o Thai Lan-Hinh-4
 Theo khảo sát của ngân hàng Credit Suisse, Thái Lan có mức bất bình đẳng cao nhất trong số 40 nền kinh tế lớn được khảo sát năm 2018. Điều kỳ lạ ở Thái Lan là người nghèo lại đối diện rủi ro tử vong vì tai nạn giao thông nhiều hơn là những người giàu và quen biết rộng. Đường sá Thái Lan được tráng nhựa và phù hợp để di chuyển với tốc độ cao. Người giàu và tầng lớp trung lưu đang lên của nước này thường mua các mẫu ôtô mới và nhanh. Trong khi đó, nhiều gia đình nghèo chỉ mua xe máy cùng với nón bảo hiểm kém chất lượng. Ảnh: New York Times.
Hai hung “tu than” xa lo o Thai Lan-Hinh-5
 Những yếu tố trên tạo ra một sự kết hợp chết chóc cho đường sá Thái Lan. Phần lớn các vụ tai nạn giao thông gây tử vong ở nước này là giữa xe ôtô và xe máy. Trong báo cáo về an toàn giao thông toàn cầu năm 2018 của WHO, chỉ có 12% người sử dụng ôtô hoặc các phương tiện vận tải hạng nhẹ tử vong vì tai nạn giao thông. Phần lớn các nạn nhân thiệt mạng là người sử dụng xe máy hoặc người đi bộ. Ảnh: AP.
Hai hung “tu than” xa lo o Thai Lan-Hinh-6
 Theo ước tính của WHO vào năm 2016, cứ 100.000 người Thái Lan qua đời thì tỉ lệ tử vong vì tai nạn giao thông chiếm đến 32,7%. Tỉ lệ này ở Mỹ trong cùng năm chỉ có 12,4%. Trong khi đó, Indonesia với hệ thống đường sá còn thiếu đầu tư xây dựng chỉ đạt 12,2%. Tỉ lệ này ở các nước châu Âu còn chưa bước qua mức 2 con số. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới trong một nghiên cứu năm 2018, nếu Thái Lan có thể giảm 1/2 tỉ lệ tử vong vì tai nạn giao thông, GDP năm 2038 của nước này sẽ tăng gần 22%. Ảnh: New York Times.
Hai hung “tu than” xa lo o Thai Lan-Hinh-7
 Khoảng cách giàu nghèo không phải là yếu tố bất bình đẳng duy nhất góp phần dẫn đến cơn ác mộng trên xa lộ của người dân yếu thế. Những quyết định xử phạt không công bằng làm giảm đi tính răn đe của pháp luật. Luật lệ giao thông dường như không được áp dụng với giới siêu giàu, hoặc những ai có quyền lực trong tay. Họ biết mình được "đặc cách" phóng ôtô với tốc độ cao dù đã say mèm mà không sợ phải gánh chịu hậu quả. Ảnh: New York Times.
Hai hung “tu than” xa lo o Thai Lan-Hinh-8
 Vorayuth Yoovidhaya, người thừa kế gia sản của nhà sáng lập hãng nước tăng lực Red Bull nổi tiếng thế giới, năm 2012 tông tử vong một sĩ quan cảnh sát ngay tại thủ đô Bangkok. Yoovidhaya điều khiển chiếc siêu xe Ferrari trong tình trạng say xỉn. Đã 7 năm trôi qua, Yoovidhaya đã trốn ra nước ngoài vẫn chưa bị truy tố. Trong ảnh, cảnh sát Thái Lan dựng lại hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: AP.
Hai hung “tu than” xa lo o Thai Lan-Hinh-9
 "Rõ ràng tại Thái Lan, đường sá không phải là nơi an toàn cho mọi người tham gia giao thông. Dù là ôtô, xe gắn máy hay người đi bộ, an toàn giao thông phải được xem xét cho mọi người dân bất kể khác biệt về thu nhập", Evelyn Murphy, chuyên gia về phòng tránh chấn thương ngoài ý muốn của WHO, nhận định. Trong ảnh, Vorayuth Yoovidhya đi cùng mẹ mình là bà Daranee và gia đình dự giải đua xe F1 Grand Prix ở Abu Dhabi năm 2016. Ảnh: AP.
Hai hung “tu than” xa lo o Thai Lan-Hinh-10
 Dù Thái Lan đã có những quy định xử phạt các hành vi chạy quá tốc độ, lái xe khi say xỉn và không đội nón bảo hiểm, việc thực thi lại không đủ mạnh mẽ. Cảnh sát hiếm khi viết giấy phạt cho người vi phạm quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, trừ giai đoạn ra quân xử phạt và họ cần chạy đua chỉ tiêu. "Khó buộc mọi người dừng xe khi họ không quen dừng xe", thiếu tướng Jirasunt Kaewsaengeak, phó giám đốc cảnh sát Bangkok, cho biết. Ảnh: Reuters.
Hai hung “tu than” xa lo o Thai Lan-Hinh-11
 Nạn tham nhũng cũng góp phần khiến luật lệ giao thông tại Thái Lan không được siết chặt. Riêng thủ đô Bangkok có 6.000 cảnh sát giao thông, với thu nhập bình quân là 600 USD/tháng nhưng làm việc với cường độ lớn, dầm mưa dãi nắng và thường xuyên phải hít khói bụi ô nhiễm. Văn hóa sống thoải mái nhẹ nhàng "sabai sabai", ăn sâu vào xã hội người Thái Lan, cũng khiến cảnh sát ngại đưa ra các mức phạt nặng và thay vào đó chỉ nhắc nhở bằng miệng. Ảnh: AFP.
Hai hung “tu than” xa lo o Thai Lan-Hinh-12
 Văn hóa "sabai sabai" là một trong những lý do biến Thái Lan thành nơi lý tưởng cho du lịch, để xả hơi trên những bãi biển vào các kỳ nghỉ lễ, nhưng khó để cải thiện tiêu chuẩn an toàn giao thông quốc gia. Nhiều người tham gia giao thông ở nước này còn không quan tâm đến việc đội nón bảo hiểm. "Chúng tôi không thể thuyết phục mọi người rằng nón bảo hiểm có thể cứu mạng họ", Tairjing Siriphanich, tổng thư ký tổ chức Don't Drive Drunk, vận động không uống rượu bia khi lái xe ở Thái Lan, chia sẻ. Ảnh: New York Times. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Quốc vương Thái Lan tước mọi chức vị của hoàng quý phi vì "bất trung"

Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã tước bỏ mọi chức vị và quân hàm của người vợ 34 tuổi của mình, cung điện hoàng gia tuyên bố tối ngày 21/10.

Quốc vương Thái Lan tước mọi chức vị của hoàng quý phi vì "bất trung"
Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã tước bỏ mọi chức danh của Hoàng quý phi Sineenat Wongvajirapakdi, cung điện hoàng gia tuyên bố tối ngày 21/10, một động thái gây sốc chưa đầy ba tháng sau khi bà được trao chức vị mà trong gần một thế kỷ nay chưa được trao.

Sự thật về cuộc sống ở Thái Lan khiến ai cũng ngỡ ngàng

(Kiến Thức) - Hầu hết các ngôi nhà và căn hộ ở Thái Lan không có nhà bếp bên trong. Vì sao vậy?

Sự thật về cuộc sống ở Thái Lan khiến ai cũng ngỡ ngàng
Su that ve cuoc song o Thai Lan khien ai cung ngo ngang
 Dưới đây là một số nét khác biệt về văn hóa, cuộc sống ở Thái Lan so với các quốc gia khác trên thế giới. Theo BrightSide, kiểu chào ở Thái Lan thể hiện sự tôn trọng dành cho người đối diện. Khi chào, người Thái Lan thường chắp tay như đang cầu nguyện và hơi cúi đầu. (Nguồn ảnh: BrightSide)
Su that ve cuoc song o Thai Lan khien ai cung ngo ngang-Hinh-2
 Bạn có thể thực hiện theo 3 cách khác nhau: Chắp tay và để ngón tay cái chạm vào cằm - chào đồng nghiệp và bạn bè; ngọn tay cái chạm vào mũi - chào những người lớn tuổi hơn bạn; ngón tay cái chạm vào trán - thể hiện sự tôn trọng nhất với người đối diện, chẳng hạn như khi bạn chào Nhà Vua. 
Su that ve cuoc song o Thai Lan khien ai cung ngo ngang-Hinh-3
Ngồi vắt chéo chân để hở lòng bàn chân hay đặt chân lên bàn ghế bị coi là hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng, thậm chí là cử chỉ thô lỗ và xúc phạm, bởi ở Thái Lan, chân bị coi là bộ phận bẩn nhất của cơ thể. Đó là lý do người dân Thái Lan thường rửa chân sạch sẽ khi họ về nhà. 
Su that ve cuoc song o Thai Lan khien ai cung ngo ngang-Hinh-4
 Tại Thái Lan, đầu được coi là bộ phận cơ thể rất thiêng liêng. Do vậy, bạn không nên chạm vào đầu tóc của ai đó, ngay cả khi đó chỉ là một cử chỉ thân thiện hay trêu đùa.
Su that ve cuoc song o Thai Lan khien ai cung ngo ngang-Hinh-5
 Khi mới sinh, những đứa trẻ ở Thái Lan thường được đặt tên đệm "kỳ lạ". Theo quan niệm của người Thái, những linh hồn ma quỷ sẽ không thể làm hại một đứa trẻ nếu không biết tên của nó. Vì vậy, các em nhỏ thường được đặt hai tên. 
Su that ve cuoc song o Thai Lan khien ai cung ngo ngang-Hinh-6
 Trong những năm gần đây, truyền thống này có chút thay đổi. Trẻ em ở Thái Lan thường được đặt tên thứ hai theo một số thương hiệu nổi tiếng hay các từ tiếng Anh phổ biến như Pepsi, Benz, Gold, Bank, Wi-Fi,...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.