Vì sao người Mông giết chó, nhét bùa vào bụng?

Thầy cúng Lử chích nhẹ dao nhọn vào cổ, máu chảy thành dòng. Thầy Lử tưới máu quanh bàn thờ, quanh ngôi nhà của Lếnh.

Vì sao người Mông giết chó, nhét bùa vào bụng?
Để hiểu rõ về tục lễ treo xác chó trên cổng vào nhà ở vùng đất địa đầu Tổ quốc, anh chàng Vàng A Lếnh (bản Chi Lầu Dung, xã Tát Ngà, Mèo Vạc, Hà Giang) dẫn chúng tôi đi tìm ông thầy cúng đã thực hiện nghi lễ đặc biệt này.
Xuôi dốc một đoạn thì đến căn nhà xập xệ ẩn sau trập trùng đá. Đó là nhà thầy cúng Giàng Mí Lử. Thầy cúng năm nay mới 31 tuổi, song bộ dạng khá già, là chỗ dựa tâm linh của người dân bản Chi Lầu Dung.
Ngọn lửa cháy leo lét ở bếp như bị co lại bởi bóng đêm đặc quánh. Những khuôn mặt người ngồi quây tròn ăn cơm giữa nhà lấp lánh ảo mờ. Thấy khách lạ, thầy cúng lôi vào, mời uống rượu ngô.
Giàng Mí Lử khoe rằng, làm thầy cúng… rất oách. Không chỉ là thầy cúng của bản, mà Lử có uy tín với người Mông ở các xã xung quanh. Gia đình, dòng họ nào muốn Lử cúng, phải đi xe đến đón Lử mới đi. Cúng xong, phải đưa Lử về.
Tuy nhiên, nếu không có đường đi xe máy, thì Lử cũng phải đi bộ. Mặc dù mới 31 tuổi, nhưng Lử đã có 16 năm làm thầy cúng.
Bố Lử là thầy cúng uy tín của người Mông khắp vùng này và ông truyền nghề cho Lử rất sớm. Bởi thế, dù chẳng biết chữ nào, nói tiếng phổ thông còn bập bẹ, nhưng Lử thuộc làu làu hàng trăm bài cúng theo lối truyền miệng.
Trong văn hóa của người Mông, có rất nhiều con ma, nhiều thế giới linh hồn. Ngoài những con ma thường thấy trong văn hóa người Mông, như ma suối, ma núi, ma cây, ma sau nhà… thì ở địa đầu Tổ quốc Hà Giang, người Mông sợ nhất ma gà, ma ngũ hải.
Họ sẵn sàng cài mìn cho nổ tung cả nhà hàng xóm, giết hại nhiều người, nếu thầy cúng đổ cho nhà đó chuyên thả ma ngũ hải hại người. Vùng đất địa đầu Hà Giang từng xảy ra vô số vụ án mạng liên quan đến con ma ngũ hải. Chỉ cần nghi ngờ nhà nào đó chuyên thả ma ngũ hải, dân bản sẽ trừng phạt nhà đó, thậm chí, họ còn đốt nhà, cài mìn để… giết ma.
Mấy năm nay, được tuyên truyền nhiều, ánh sáng văn minh đã đến hầu hết các bản làng, nên không còn xảy ra những vụ án mạng đau lòng liên quan đến con ma ngũ hải nữa.
Vì đồng bào Mông ở vùng đất địa đầu này còn tin vào chuyện ma mãnh, nên chẳng có gì lạ khi thầy cúng Giàng Mí Lử vừa đến nhà Vàng A Lếnh đã thốt lên: “Nhà có nhiều ma quá, có cả đàn ma quấy rối ở trong nhà. Không đuổi chúng đi thì chúng bắt hết người sống”.
Không có ma, thì sao bố Lếnh chết, vợ Lếnh bỏ đi, mẹ Lếnh ốm nằm bẹp? Thầy cúng Lử đặt câu hỏi như thế, thì ai cũng phải gật gù tin rằng trong nhà có vô số ma mãnh.
Nhà Lếnh nghèo, lại cùng bản, nên cúng ma cho nhà Lếnh là trách nhiệm của Giàng Mí Lử. Ở chỗ khác thì có công cán, nhưng nhà Lếnh thì không cần công cán gì cả.
Giàng Mí Lử thực hiện lễ cúng suốt 10 ngày. Lễ cúng diễn ra rất bài bản, kỳ công. Mỗi ngày, một con gà bị cắt cổ, rải máu đỏ xung quanh nhà. Hôm cúng trong nhà, ngày cúng đầu ngõ.
Những chiếc bùa nhỏ cỡ 2 ngón tay được đẽo từ cây bương, với vô số ký hiệu lạ, được buộc vào những sợi dây gai, ròng quanh ngôi nhà của Lếnh.
Trong những ngày tiến hành lễ cúng, thầy Lử cùng mọi người đều theo dõi sát sao con chó Lếnh nuôi. Con chó này Lếnh mua ở chợ Mèo Vạc với giá 50.000 đồng.
Con chó nuôi mãi mà cứ còi cọc, chỉ được độ 7-8 kg. Thế nhưng, nó rất khôn. Hàng ngày, chó theo Lếnh lên nương. Trong khi Lếnh nhổ cỏ, gieo ngô, cuốc đất, thì con chó đi săn chuột, săn rắn. Có hôm nó tha được mấy con chuột núi, sóc núi về cho chủ làm thịt.
Đến buổi cúng cuối cùng, thì con chó nằm cạnh mâm lễ, phủ phục, miệng gừ gừ, nước mắt rỉ ra. Chỉ chờ có thế, thầy cúng Giàng Mí Lử kết luận: “Con chó này đang khóc vì thương chủ. Nó đã nguyện chết để linh hồn ở với chủ mãi mãi, giúp gia chủ xua đuổi tà ma”.
Thương con chó, nhưng thầy cúng đã nói thế, thì phải nghe lời. Lếnh đè con chó xuống đất. Thầy cúng Lử cầm thanh gỗ đập bốp vào đầu, khiến con chó lăn quay đơ.
Thầy cúng Lử chích nhẹ dao nhọn vào cổ, máu chảy thành dòng. Thầy Lử tưới máu quanh bàn thờ, quanh ngôi nhà của Lếnh. Rất thuần thục, thầy cúng Lử mổ bụng, moi bỏ nội tạng chó vứt đi.
Những lá bùa được nhét vào bụng con chó, rồi khâu lại. Lễ cúng chấm dứt, con chó được buộc treo lủng lẳng trước cổng nhà.
Miền cao nguyên đá ban ngày nắng nhuộm vàng dải núi, nhưng gió thổi liên tục, khiến con chó cứ teo dần đi. Đêm lạnh, vi khuẩn xâm nhập chậm, nên con chó vẫn giữ được nguyên hình hài, chứ không thối rữa, nhểu xuống. Con chó sẽ được treo trên cổng suốt 1 năm.
Tôi hỏi Lếnh rằng, sau 10 ngày cúng bái, rồi treo chó, mẹ Lếnh có khỏi bệnh không, thì Lếnh lắc đầu bảo không khỏi.
Biết chuyện mẹ Lếnh bị ốm, ông trưởng bản Vừ Mí Sính đã gọi y tá đến tiêm, cho uống thuốc mới khỏi bệnh.
Tuy nhiên, theo lời Lếnh, sau khi thầy cúng Lử treo con chó lên, thì tà ma bị đuổi sạch, không quấy phá gia đình nữa.

Rợn người “chân treo gác bếp” của người Mông

Rợn người “chân treo gác bếp” của người Mông
Đó là tục “treo chân trên gác bếp”. Những điều ly kì đằng sau những cái chân được gác bếp đến teo tóp vẫn luôn ám ảnh những ai lần đầu được chứng kiến, dù cho với đồng bào Mông tục lệ này vẫn được truyền đời.
Đó là tục “treo chân trên gác bếp”. Những điều ly kì đằng sau những cái chân được gác bếp đến teo tóp vẫn luôn ám ảnh những ai lần đầu được chứng kiến, dù cho với đồng bào Mông tục lệ này vẫn được truyền đời. 
Dù chiến tranh đã qua đi một thời gian dài, nhưng ở Mã Hoàng Phìn (xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, Hà Giang vẫn còn rất nhiều bom mìn. Không ít người Mông ở Mã Hoàng Phìn bị mất đi một phần thân thể do nổ bom mìn.
Dù chiến tranh đã qua đi một thời gian dài, nhưng ở Mã Hoàng Phìn (xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, Hà Giang vẫn còn rất nhiều bom mìn. Không ít người Mông ở Mã Hoàng Phìn bị mất đi một phần thân thể do nổ bom mìn.
Trong số họ, có nhiều người đã từng tham gia đội quân tìm sắt vụn, khi chạm phải mìn phát nổ, một phần thân thể của họ đã không còn.
 Trong số họ, có nhiều người đã từng tham gia đội quân tìm sắt vụn, khi chạm phải mìn phát nổ, một phần thân thể của họ đã không còn.
Nhưng theo tục lệ của người Mông, khi người còn sống mà mất đi phần thân thể, thì phần thân thể bị mất ấy phải được treo trên gác bếp.
 Nhưng theo tục lệ của người Mông, khi người còn sống mà mất đi phần thân thể, thì phần thân thể bị mất ấy phải được treo trên gác bếp.
Khi nào họ mất đi, phần thân thể bị sấy khô sẽ được chôn theo cùng...
 Khi nào họ mất đi, phần thân thể bị sấy khô sẽ được chôn theo cùng...
Khi chết đi phải chôn toàn thây thì linh hồn người khuất mới gặp lại được tổ tiên mình.
 Khi chết đi phải chôn toàn thây thì linh hồn người khuất mới gặp lại được tổ tiên mình.
Đó là lý do khi mất đi phần thân thể do bom mìn, nhiều người Mông đã đem phần thân thể ấy lên gác bếp để sấy khô.
 Đó là lý do khi mất đi phần thân thể do bom mìn, nhiều người Mông đã đem phần thân thể ấy lên gác bếp để sấy khô.
Họ bảo quản gìn giữ đến suốt cả cuộc đời.
 Họ bảo quản gìn giữ đến suốt cả cuộc đời.
Nhiều người mất đi phần chân khi còn rất trẻ...
 Nhiều người mất đi phần chân khi còn rất trẻ...
Nhưng dù bao nhiêu năm thì gia đình vẫn phải luôn gìn giữ và sống chung với phần thân thể ấy.
 Nhưng dù bao nhiêu năm thì gia đình vẫn phải luôn gìn giữ và sống chung với phần thân thể ấy.

 
Vì thế người Mông mới có tục "chân tay người gác bếp" để sấy khô bảo quản.
 Vì thế người Mông mới có tục "chân tay người gác bếp" để sấy khô bảo quản.










Man rợ “thói” treo chó... đuổi tà của người Việt

Man rợ “thói” treo chó... đuổi tà của người Việt
Nhiều người cho rằng, tập tục này khá man rợn khi những chú chó được treo lủng lẳng trước nhà. Nhưng với người dân tộc Mông, đó là nét đẹp truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Khi chó chết, họ treo con vật này lên với mong muốn ma tà sẽ không quấy quả ngôi nhà của mình…
Nhiều người cho rằng, tập tục này khá man rợn khi những chú chó được treo lủng lẳng trước nhà. Nhưng với người dân tộc Mông, đó là nét đẹp truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Khi chó chết, họ treo con vật này lên với mong muốn ma tà sẽ không quấy quả ngôi nhà của mình…
Khi nhà gặp chuyện chẳng lành, người Mông tìm đến thầy cúng. Lễ cúng diễn ra trong suốt 10 ngày..Tại lễ cúng, người ta đem con chó nuôi trong nhà ra đập chết, sau đó moi ruột treo lên cổng nhà.
 Khi nhà gặp chuyện chẳng lành, người Mông tìm đến thầy cúng. Lễ cúng diễn ra trong suốt 10 ngày..Tại lễ cúng, người ta đem con chó nuôi trong nhà ra đập chết, sau đó moi ruột treo lên cổng nhà.

Người Mông tin rằng, tục lệ này sẽ giúp xua đuổi hết tà ma và khiến cuộc sống yên ấm
 Người Mông tin rằng, tục lệ này sẽ giúp xua đuổi hết tà ma và khiến cuộc sống yên ấm

Tục lệ này được lưu truyền qua bao đời...
  Tục lệ này được lưu truyền qua bao đời...
Khi chứng kiến cảnh này, nhiều người từ nơi khác đến không khỏi sợ hãi...
 Khi chứng kiến cảnh này, nhiều người từ nơi khác đến không khỏi sợ hãi...
Bùa chú của đồng bào dân tộc Mông cũng được treo trước nhà.
 Bùa chú của đồng bào dân tộc Mông cũng được treo trước nhà.

Người Mông ở Mèo Vạc luôn tin tưởng vào chuyện thần linh...
 Người Mông ở Mèo Vạc luôn tin tưởng vào chuyện thần linh...
Vì thế khi trong nhà có họa, họ liền tổ chức lễ cúng và treo chó lên cửa nhà.
 Vì thế khi trong nhà có họa, họ liền tổ chức lễ cúng và treo chó lên cửa nhà.
 
Tục lệ này sẽ được con cháu dân tộc Mông truyền nhau qua các thế hệ và xem đó như một nét văn hóa đặc trưng.
 Tục lệ này sẽ được con cháu dân tộc Mông truyền nhau qua các thế hệ và xem đó như một nét văn hóa đặc trưng.


Tuyệt phẩm của nhiếp ảnh gia “Kền kền chờ đợi“

(Kiến Thức) - Bên cạnh bức ảnh "Kền kền chờ đợi" đoạt giải thưởng Pulitzer, Kevin Carter còn để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, "chạm" vào trái tim người xem.

Tuyệt phẩm của nhiếp ảnh gia “Kền kền chờ đợi“
Với bức ảnh "Kền kền chờ đợi", phóng viên ảnh người Nam Phi Kevin Carter đã giành giải thưởng Pulitzer. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi giành giải thưởng danh giá trên, Carter đã tự tử do nỗi ám ảnh khôn nguôi khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó.
Với bức ảnh "Kền kền chờ đợi", phóng viên ảnh người Nam Phi Kevin Carter đã giành giải thưởng Pulitzer. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi giành giải thưởng danh giá trên, Carter đã tự tử do nỗi ám ảnh khôn nguôi khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó.
Hình ảnh ông Nelson Mandela đến địa điểm vận động tranh cử ở Rustenburg, Nam Phi năm 1994. Nhiếp ảnh gia Carter bắt đầu sự nghiệp phóng viên ảnh thể thao vào năm 1983. Sau đó, ông chuyển sang tác nghiệp tại mặt trận chiến trường Nam Phi, ghi lại hình ảnh các cuộc đàn áp, các cuộc nổi loạn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và nạn bạo hành trong gia đình.
Hình ảnh ông Nelson Mandela đến địa điểm vận động tranh cử ở Rustenburg, Nam Phi năm 1994. Nhiếp ảnh gia Carter bắt đầu sự nghiệp phóng viên ảnh thể thao vào năm 1983. Sau đó, ông chuyển sang tác nghiệp tại mặt trận chiến trường Nam Phi, ghi lại hình ảnh các cuộc đàn áp, các cuộc nổi loạn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và nạn bạo hành trong gia đình.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới