Vì sao có Vu Lan (hay còn gọi là Lễ báo hiếu)?
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Rằm tháng 7. Nhưng ngay từ bây giờ, nhiều gia đình Việt đã bắt đầu rậm rịch làm lễ cúng Vu Lan.
Vu Lan xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp Ngạ Quỷ. Vu Lan là ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ công ơn Cha mẹ (và Tổ tiên nói chung) - Cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời. Ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm.
Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm Ngạ Quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận Cõi Quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Rằm tháng 7. Nhưng ngay từ bây giờ, nhiều gia đình Việt đã bắt đầu rậm rịch làm lễ cúng Vu Lan. Ảnh minh họa. |
Vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ. Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của Chư Tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được”.
Phật cũng cho rằng, ngày Rằm tháng 7 là ngày thích hợp để cung thỉnh cư tăng nên hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó. Mục Kiền Liên làm theo lời Phật và mẹ của Mục Liên đã được giải thoát.
Từ đó, chúng sanh ai muốn báo hiếu cho Cha mẹ theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời, lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông.
Vì sao nên cúng Vu Lan vào đúng BUỔI SÁNG ngày RẰM THÁNG 7?
Theo tín ngưỡng dân gian, vào ngày này, các tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.
Tuy nhiên, rất nhiều gia đình hiện nay đã tranh thủ những ngày nghỉ trước Rằm tháng 7 để thực hiện việc cúng lễ. Việc cúng trước ngày chính Rằm là không sai nhưng thực sự vẫn thiếu sót và chưa đầy đủ.
Lý do là bởi, nhiều người cho rằng, việc cúng trước ngày chính Rằm tháng 7 như vậy là do mọi người chưa hiểu hết luật Âm (Điều này đã được nhiều nhà Tâm linh chân chính và Gia tiên các dòng họ cho biết): Có những chân linh Tổ tiên trong họ từ lâu đời do Nghiệp chướng sâu nặng phải đúng đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng 7 âm lịch mới được mở cửa ngục nên không kịp dự đàn lễ Cầu siêu của Gia đình nếu đàn lễ đã thực hiện trước ngày 15.
Ảnh minh họa. |
Đây được coi là một thiếu sót lớn của con cháu do chỉ hiểu theo phần dương nên coi như các cụ tổ tiên trở về ngày 15/7 cũng đóng vai trò là các cô hồn lang thang.
Điều này cũng không khác gì nhiều người quan niệm cúng giỗ nhằm vào ngày nghỉ trước ngày chính giỗ nên vô hình chung các cụ tổ tiên coi như mất giỗ. Chỉ có nhà nào hiểu biết thì hôm chính giỗ sẽ làm thêm mâm cơm cúng còn tạm chấp nhận.
Ngày lễ Vu Lan, các gia đình nên lưu ý việc quan trọng nhất vẫn là cầu siêu cho các chân linh gia tiên. Còn việc biếu quần áo, tiền vàng chỉ là việc phụ đi kèm. Bởi tháng cô hồn rất đông nên chưa chắc tổ tiên đã nhận được hết số vàng mã đó.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.